Tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần và tập tính ăn uống của bệnh nhân đái tháo đường typ 2

Luận văn Tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần và tập tính ăn uống của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014-2015. Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hóa carbonhydrat mạn tính do thiếu hụt insulin tuyệt đối hoặc tương đối. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết cùng với các rối loạn về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng gây nhiều biến chứng cấp và mạn tính [1], [2].

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2017.00886

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Hiện nay ĐTĐ là một vấn đề mang tính chất toàn cầu. Theo Hiệp hội bệnh đái tháo đường quốc tế, bệnh đái tháo đường týp 2 ngày càng có xu hướng xuất hiện ở những người ở độ tuổi lao động và ở lứa tuổi trẻ hơn; chi phí khổng lồ cho việc chăm sóc đái tháo đường sẽ là gánh nặng cho nhiều nước đang phát triển trong tương lai tới [3], [4]. Việc phát hiện sớm và quản lý bệnh đái tháo đường trong cộng đồng là thực sự cần thiết. Nhiều y văn đã chứng minh rằng bệnh đái tháo đường hoàn toàn có thể phòng và quản lý được, những người mắc bệnh đái tháo đường nếu được quản lý, tư vấn truyền thông và điều trị kịp thời bằng thuốc, chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh và làm chậm sự xuất hiện các biến chứng do bệnh gây nên [5], [6].
Tại Việt Nam, hiện nay mô hình bệnh tật cũng thay đổi, ngoài mô hình bệnh ở các nước đang phát triển: Suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng và bệnh nhiễm khuẩn nước ta còn xuất hiện mô hình bệnh tật ở các nước phát triển. Bệnh mạn tính không lây ngày càng tăng như ĐTĐ, thừa cân, béo phì, ung thư, tim mạch là những bệnh phát triển nhanh nhất hiện nay. Trong đó bệnh ĐTĐ- nhất là ĐTĐ týp 2 là bệnh khá phổ biến có ở mọi quốc gia, mọi lứa tuổi với những mức độ khác nhau, cao nhất ở lứa tuổi sau 50 và hiện nay độ tuổi mắc bệnh này đang trẻ dần và tỷ lệ tăng nhanh tới mức báo động. Theo một số kết quả điều tra năm 1990 ở Hà Nội có tỷ lệ ĐTĐ 1,2%, Huế 0,96, Thành Phố Hồ Chí Minh 2,52% đến nay tỉ lệ ĐTĐ ở Việt Nam là 5,7% và ở các thành phố lớn tỷ lệ này cao hơn.Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn tới mắc bệnh này đặc biệt là lối sống tĩnh tại, ít hoạt động thể lực và chế độ ăn giàu năng lượng là nguyên nhân quan trọng của bệnh.
Để điều trị bệnh này cần kiểm soát đường huyết trong giới hạn bình thường, ngăn ngừa biến chứng, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống từ đó đưa bốn cách để quản lý ĐTĐ týp 2 [7]: Quản lý dinh dưỡng bằng chế độ ăn hợp lý; tăng cường vận động thích hợp; điều trị bằng thuốc khi cần thiết theo chỉ định của bác sĩ; bệnh nhân tự theo dõi.
Dinh dưỡng là phương pháp điều trị cơ bản, cần thiết cho người bệnh ĐTĐ týp 2 ở bất kỳ loại hình điều trị nào. Một chế độ ăn cân đối và điều hòa, hoạt động thể lực hợp lý không những rất hữu ích nhằm kiểm soát đường huyết mà còn ngăn ngừa các biến chứng và duy trì chất lượng cuộc sống của người bệnh ĐTĐ týp 2. Đó cũng là nguyên tắc hành vi thói quen cho một cuộc sống khỏe mạnh.
Vĩnh Phúc là một tỉnh trung du miền núi phía bắc trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện cùng với lối sống công nghiệp thì tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường tại các cơ sở khám chữa bệnh đang gia tăng, được cộng đồng quan tâm. Câu hỏi đặt ra rằng liệu những người ĐTĐ typ 2 tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần thế nào? Chính vì vậy mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần và tập tính ăn uống của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014-2015" là nơi chưa có nghiên cứu trên người bệnh đái tháo đường ở bệnh viện với mục tiêu sau:
1.    Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014-2015.
2.    Mô tả khẩu phần và tập tính ăn uống của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014-2015. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần và tập tính ăn uống của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014-2015

1.    Trần Đức Thọ (2001), Bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản Y học, 274-286.
2.    Nguyễn Thy Khuê và cs (2007), Bệnh đái tháo đường, Nội tiết học đại cương, ed. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 335-373.
3.    American Diabetes Association (2009), Standards of Medical Care in Diabetes -2009, Diabetes Care, 32(1), 17 – 41.
4.    Knowler W.C., Bennett P.H. (2006), Definition, Diagnosis, and Classification of Diabetes Mellitus and Glucose Homeostasis, Joslin’s Diabetes Mellitus, Lippincott Williams & Wilkins, 14, 110.
5.    Trần Hữu Dàng (2006), Leptin và chất tiết ra từ mô mỡ nguồn gốc bệnh tật dobéo phì", Tạp chí Y học thực hành, 548, 338 – 345.
6.    Phạm Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Lâm (2008), Hướng dẫn chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường theo đơn vị chuyển đổi thực pham", Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 130.
7.    Franz M. J., Boucher J. L., Evert A. B. (2014), Evidence-based diabetes
nutrition therapy recommendations are effective:    the key is
individualization, Diabetes Metab Syndr Obes, 7, 65-72.
8.    Tạ Văn Bình (2006), Dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở Việt Nam – Các phương pháp điều trị và biện pháp dự phòng, nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 97.
9.    Tạ Thị Lan, Nguyễn Thanh Danh, Trần Bích Vân và cs (2008), Chỉ số no một số thực phẩm Việt Nam, Tạp chíDD&TP, tập 3+4, số 10.
10.    Phan Nguyễn Thanh Bình, Đỗ Thị Ngọc Diệp, Trần Quốc Cường và cs (2014), Dịch tễ học bệnh đái tháo đường tại TP.HCM và một số yếu tố liên quan. Tạp chíDD&TP, 10(4). 
11.    Nguyễn Văn Hoàn,Trần Minh Long (2012), Một số yếu tố liên quan đái tháo đường typ 2 ở đối tượng có nguy cơ cao nhóm tuổi từ 30 – 69 tại tỉnh Nghệ An năm 2010, Tạp chí Nội tiết đái tháo đường, hội nghị Nội tiết đái tháo đường toàn quốc lần thứ VI.Huế, 1(6), 224-232.
12.    Thái Hồng Quang, William T.Cefalu và cs (2014), Chương trình đào tạo quốc tế chuyên sâu về đái tháo đường, Nhà xuất bản Y hoc, Hà Nội.
13.    Bế Thu Hà (2009), Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường điều trị tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Cạn, Đại Học Y Dược Thái Nguyên, Thái Nguyên.
14.    Nguyễn Quốc Anh và cs (2011), Nội tiết- đái tháo đường, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, Nhà xuất bản Y học, 411-433.
15.    American Diabetes Association (2014), Standards of Medical Care in Diabetesd 2014, Diabetes Care -37.
16.    Standards of Medical Care in Diabetes- American Diabetes Association (2011), Diabetes Care, 34 (1), S13.
17.    Thái Hồng Quang (2008), Dự phòng hoặc làm chậm xuất hiện bệnh đái tháo đường týp 2, Kỷ yếu Hội nghị Nội tiết Đái tháo đường Miền Trung lần thứ IV, Tạp chí Y học thực hành (616 – 617), 69.
18.     Haffner S.M. (2006), Abdominal obesity, insulin resistance, and cardiovascular risk in pre-diabetes and type 2 diabetes, Eur Heart J Suppl, Vol.8 (suppul B), B20 – B25.
19.    Nguyễn Thị Lâm, Vũ Thị Thu Hiền, Đỗ Thị Ngọc Diệp và cs (2013), Tỷ lệ thừa cân béo phì và các yếu tố nguy cơ ở người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên tại Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Thành Phố Hồ Chí Minh, Tạp chíDD&TP, 9(4), 86-91.
20.    World Health Organization/Intemational Diabetes Federation (2007), Definition, Diagnosis and Classification of Diabetes Mellitus and Its Complications, Report of a WHO/IDF Consultation, 1 – 3.
21.    Khardori R (2011), Type 2 Diabetes Mellitus, Illinois University School of Medicine, Medscape 117853, 14/9/2011.
22.    Nguyễn Hải Thủy (2009), Bệnh tim mạch trong đái tháo đường, Nhà xuất bản Đại học Y Huế, 25.
23.    Tạ Văn Bình (2007), Những nguyên lý nền tảng đái tháo đường – tăng glucose máu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
24.    American Diabetes Association (2015), American Diabetes Association Standards of Medical Care in Diabetesd 2015, Diabetes Care, Vol 38, S1(ISSN 0149-5992).
25.    Frank B (2011), Globlization of Diabetes: The role of diet, lifestyle, and genes, Diabetes Care, 34, 1249 – 1255.
26.    Ramachandran A. et al (2010), Diabetes in Asia, The Lancet, 375 (9712), 408.
27.    Stergios A. Polyzos, Kountouras. et al (2011), The Potential Adverse Role of Leptin Resistance in Nonalcoholic Fatty Liver Disease: A Hypothesis Based on Critical Review of the Literature, Journal of Clinical Gastroenterology, 45 (1), 50.
28.    Pan XR. et al (2003), Effects of diet and exercise in preventing NIDDM in people with impaired glucose tolerance. The Da Qing IGT and Diabetes Study, Med Journal, 178 (7), 367.
29.    Lindstrom J. (2009), The Finnish Diabetes Prevention Study (DPS). Lifestyle intervention and 3-year results on diet and physical activity, Diabetes Care. 11/ 2003, 26(12), 3230-3236.
30.    Glenn M. Pratley R.E. (2007), Prediabetes clinical relevance and therapeutic approach, The British Journal of Diabetes and Vascular Disease, 7, 120.
31.    King H Dean L, Keuky L., et al (2005), Diabetes and associated disorders in Cambodia, two epidemiological surveys The Lancet, 366(9497), 1633-1639.
32.    Tan M. C., Ng O. C., Wong T. W., et al. (2014), The association of cardiovascular disease with impaired health-related quality of life among patients with type 2 diabetes mellitus, Singapore Med J, 55(4), 209-216.
33.    Nguyễn Quang Bảy, Nguyễn Huy Cường, Tạ Văn Bình (2005), Tỷ lệ bệnh đái tháo đường và giảm dung nạp glucose ở khu vực Hà Nội (lứa tuổi trên 15), Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị Khoa học ngành Nội tiết và Chuyển hóaViệt Nam lần II, Nhà xuất bản Y học, 490.
34.    Phan Huy Anh Vũ, Ngô Thanh Nguyên (2012), Nghiên cứu tình hình đái tháo đường ở đối tượng từ 30 tuổi trở lên tại thành phố Biên Hòa năm 2011, Tạp chí Nội tiết đái tháo đường. Hội nghị Nội tiết đái tháo đường toàn quốc lần thứ VI. Huế, 1(6), 195-199.
35.    Phạm Thị Lan Anh (2011), Đánh giá hiệu quả kiểm soát glucose máu, cải thiện một số chỉ tiêu sinh hóa và sức khỏe của sản phẩm VOSCAP chiết xuất từ 3 loại lá vối, lá ổi và lá sen trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Hà Nội, Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội.
36.    Nguyễn Văn Lành (2014), Thực trạng bệnh đái tháo đường,tiền đái tháo đường ở người khmer tỉnh Hậu Giang và đánh giá hiệu qủa một số biện pháp can thiệp, Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương, Hà Nội.
37.    Nguyễn Thị Lâm, Nguyễn Thanh Hà (2002), Chế độ ăn cho bệnh đái tháo đường (Dinh dưỡng lâm sàng), Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội, 202-222.
38.    Nguyễn Thị Lâm và cs (2012), Dinh dưỡng điều trị trong bệnh đái tháo đường (dinh dưỡng lâm sàng- giáo trình dành cho đối tượng Điều dưỡng định hướng dinh dưỡng lâm sàng), Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội, 46-82.
39.    Đinh Thị Kim Liên, Nguyễn Quốc Anh, Chu Thị Tuyết và cs (2012), Tư vấn dinh dưỡng cho người trưởng thành, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 19-28.
40.    Lưu Ngọc Hoạt, Hoàng Văn Minh (2012), Tài liệu hướng dẫn xây dựng đề cương Nghiên Cứu Khoa Học, Nhà xuất bản Y Học, 129-130.
41.    Phạm Văn Khôi (2011), Thực hành tư vấn dinh dưỡng, nuôi dưỡng và tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh Viện Bạch Mai, Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội.
42.    Bộ Y tế (2012), Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
43.    Shuang Zheng, Huan Zhou, Tingting Han. et al (2015), Clinical characteristics and beta cell function in Chinese patients with newly diagnosed type 2 diabetes mellitus with different levels of serum triglyceride, http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4423127/.
44.    Weijun Zhang., Huiwen Xu., Shuliang Zhao. et al. (2015), Prevalence and influencing factors of co-morbid depression in patients with type 2 diabetes mellitus: a General Hospital based study, http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/artides/PMC4499190/.
45.    Sarah Wild., MB Bchir., Gojka Roglic. et al. (2004), Global Prevalence of Diabetes: Estimates for the year 2000 and projections for 2030, Diabetes Care, 27, 1047-1053.
46.    Lê Văn Lợi, Phùng Văn Long, Bùi Ngọc Duy (2013), Khảo sát nồng độ glycated haemoglobin (HbA1C) trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại BVĐK Thống Nhất Đồng Nai từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2013, Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai, Đồng Nai, 100-107.
47.    Bensbaa S., Araab C., Boujraf S., et al. (2014), Depression and type 2 diabetes in developed and developing countries, Indian J Endocrinol Metab, 18(1), 117-8.
48.    Anoop Misrab Yi-Ming Mua, John M.F. Adamc, Siew Pheng Chand, Francis C.C. Chowe, và cs (2013), Quản lý bệnh tiểu đường ở Châu Á: Vượt qua những thử thách và vai trò của thuốc DPP-4,
http://timmachhoc.vn/component/content/article.html?id=944:quan-ly-
benh-tieu-duong-o-chau-a-vuot-qua-nhung-thu-thach-va-vai-tro-cua-
thuoc-dpp-4&catid=62:thong-tin-khoa-hc.
49.    Tạ Văn Bình, Nguyễn Huy Cường, Trần Đức Thọ, và cs (2002), Điều tra dịch tễ bệnh đái tháo đường và giảm dung nạp glucose khu vực Hà Nội 1999 – 2001, Chương trình nội tiết sau đại học lần thứ 3, Hội nội tiết và đái tháo đường Việt Nam viện tim mạch Quốc gia, Hà Nội.
50.    Nguyễn Thị Phi Nga, Ngô Ngọc Tước, Lê Đình Tuân (2014), Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đang điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh kiên giang, tạp chí y – dược học quân sự, 5, 102-112.
51.    Hà Văn Như, Lê Thị Hương Giang (2013), Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị bệnh đái tháo đường type 2 của người bệnh đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện 198 năm 2013, Tạp chí Y học thực hành, 11, 93-97.
52.    Moy Foong Ming and Suriah A Rahman (2002), Anthropometry and Dietary Intake of Type 2 Diabetes Patients Attending an Outpatient Clinic, Mal JNutr, 8(1), 63-73.
53.    Sakurai M., Nakamura K., Miura K., et al. (2013), Family history of diabetes, lifestyle factors, and the 7-year incident risk of type 2 diabetes mellitus in middle-aged Japanese men and women, J Diabetes Investig, 4(3), 261-8.
54.    Phan Thanh Nhung, Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Mạnh Tuấn (2012), Tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên, Tạp chí khoa học và công nghệ, 1(89), 35-41.
55.    Tiêu Ngọc Chiến (2013), Nghiên cứu tính an toàn, tác dụng hạ đường huyết trên thực nghiệm và đái tháo đường typ 2 mức độ nhẹ bằng cao lỏng Thập vị giáng đường phương, Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội.
56.    Bùi Nguyên Kiểm, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Trịnh Xuân Tráng (2012), Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng cửa bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện A Thái Nguyên, Tạp chí Khoa Học & Công Nghệ, 89(1), 83-89.
57.    Đào Thị Dừa (2010), Kiểm soát chuyển hoá bệnh nhân đái tháo đường kèm béo phì điều trị ngoại trú tại bệnh viện trung ương Huế, Tạp chí Y Học Thực Hành, 6, 4.
58.    Kwon S. K. (2014), Women are diagnosed with type 2 diabetes at higher body mass indices and older ages than men: Korea national health and nutrition examination survey 2007-2010, Diabetes Metab J, 38(1), 74-80.
59.    England C. Y., Thompson J. L., Jago R., et al. (2014), Dietary changes and associations with metabolic improvements in adults with type 2 diabetes during a patient-centred dietary intervention: an exploratory analysis, BMJ Open, 4(6), 2014-004953.
60.    Phạm Công Hoan, Nguyễn Công Khẩn và cs (2007), Nhu cầu Dinh dường khuyến nghị cho người việt nam, Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội, 119.
61.    Wermeling M., Thiele-Manjali U., Koschack J., et al. (2014), Type 2 diabetes patients' perspectives on lifestyle counselling and weight management in general practice: a qualitative study, BMC Fam Pract, 15(1), 1471-2296.
62.    Bodinham C. L., Smith L., Thomas E. L., et al. (2014), Efficacy of increased resistant starch consumption in human type 2 diabetes, Endocr Connect, 3(2), 75-84.
63.    Rojo-Martinez G., Maymo-Masip E., Rodriguez M. M., et al. (2014), Serum sCD163 Levels Are Associated with Type 2 Diabetes Mellitus and Are Influenced by Coffee and Wine Consumption: Results of the Di@bet.es Study, PLoS One, 9(6).
64.    MS Alison B. Evert, RD, CDE., MS Jackie L. Boucher, RD, LD, CDE., PHD Marjorie Cypress, C-ANP, CDE., et al. (2013), Nutrition Therapy Recommendations for the Management of Adults With Diabetes,
Diabetes Care, 36(11).
65.    Balk EM, Earley A, Raman G, et al. (2015), Combined Diet and Physical Activity Promotion Programs to Prevent Type 2 Diabetes Among Persons at Increased Risk: A Systematic Review for the Community Preventive Services Task Force, http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/26167912.
66.    Carl Johan sunberg Jan Henriksson, Claes-Goran Ostenson, Kare Birkeland, Jan Henriksson và cs (2012), Hoạt động thể lực trong phòng và điều trị bệnh, Hoạt động thể lực và bệnh đái tháo đường typ 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 406-411.
ĐẶT VẤN ĐỀ     1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN    3
1.1.    Mở đầu     3
1.1.1.    Các mốc lịch sử    3
1.1.2.    Dịch Tễ học và tầm quan trọng của vấn đề     3
1.2.    Bệnh học đái tháo đường     7
1.2.1.    Một số hoocmon tham gia chuyển hóa đường trong cơ thể     7
1.2.2.    Bệnh đái tháo đường    7
1.3.    Những yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường typ 2 và biến chứng 12
1.3.1.    Các yếu tố nguy cơ không thể can thiệp được    12
1.3.2.    Các yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường có thể kiểm soát được ….13
1.3.3.    Biến chứng của bệnh đái tháo đường     15
1.4.    Các nghiên cứu phòng ngừa bệnh đái tháo đường     16
1.4.1.    Phòng với người có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường    17
1.4.2.    Phòng bệnh với những người đã mắc bệnh đái tháo đường    18
1.5.    Tình hình mắc bệnh ĐTĐ ở Việt Nam và trên thế giới    19
1.5.1.    Tình hình mắc bệnh ĐTĐ trên thế giới     19
1.5.2.    Tình hình nghiên cứu đái tháo đường ở Việt Nam    23
1.6.    Chế độ ăn cho bệnh nhân ĐTĐ    24
1.6.1.    Mục đích của chế độ ăn     24
1.6.2.     Nguyên tắc     24
1.6.3.    Mục tiêu dinh dưỡng điều trị đối với bệnh đái tháo    đường typ 2    25
1.6.4.    Phân bố bữa ăn trong ngày của bệnh nhân đái    tháo    đường     26
1.6.5.    Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng     26
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU     28
2.1.    Địa điểm nghiên cứu    28 
2.2.    Đối tượng và thời gian nghiên cứu     28
2.3.    Phương pháp nghiên cứu    29
2.3.1.    Thiết kế nghiên cứu    29
2.3.2.    Cỡ mẫu    29
2.3.3.    Phương pháp thu thập số liệu    30
2.4.    Biến số và chỉ số nghiên cứu     33
2.4.1.    Nội dung và định nghĩa biến số nghiên cứu     33
2.4.2.    Phương pháp đánh giá nhận định    34
2.5.    Sai số, khống chế sai số     36
2.6.    Phân tích số liệu    37
2.7.    Đạo đức nghiên cứu     37
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU     39
3.1.    Đặc điểm chung và các chỉ số sinh hóa của người ĐTĐ typ 2    39
3.1.1.    Đặc điểm đối tượng nghiên cứu    39
3.1.2.    Đặc điểm kinh tế, văn hóa của người bệnh ĐTĐ typ 2     42
3.1.3.    Tiền sử bệnh của bản thân và gia đình của đối tượng nghiên cứu …43
3.2.    Tình trạng dinh dưỡng của người tiểu đường typ 2    44
3.2.1.    Mức độ kiểm soát các chỉ số theo dõi của người ĐTĐ typ 2 …. 44
3.2.2.    Các chỉ tiêu nhân trắc, BMI     48
3.2.3.    Mối liên quan giữa khu vực sống, thời gian mắc bệnh với TTDD ..51
3.3.    Khẩu phần ăn của bệnh nhân ĐTĐ týp 2    52
3.4.    Tập tính dinh dưỡng    56
3.4.1.    Sở thích ăn uống, chế biến thực phẩm của người ĐTĐ typ 2 … 56
3.4.2.    Một số thói quen dinh dưỡng    58
3.4.3.    Hoạt động thể lực    65
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN     68
4.1.    Đặc điểm chung của người đái tháo đường typ 2     68
4.1.1.    Phân bố theo giới, tuổi, khu vực     68
4.2.    Tình trạng dinh dưỡng     74 
4.2.1.    Mức độ kiểm soát các chỉ số theo dõi    74
4.2.2.    Tình trạng dinh dưỡng     77
4.3.    Khẩu phần     79
4.4.    Tập tính dinh dưỡng    82
4.4.1.    Các món ăn ưa thích, sở thích ăn    82
4.4.2.    Thói quen     84
KẾT LUẬN    88
KHUYẾN NGHỊ    90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 
Bảng 1.1:    Mười nước có tỷ lệ đái tháo đường cao nhất thế giới    6
Bảng 1.2:    Các mục tiêu phải đạt tới trong mức độ phòng bệnh    18
Bảng 2.1:    Phân loại chỉ số khối cơ thể    31
Bảng 3.1:    Tỷ lệ ĐTĐ typ 2 ở nông thôn, thành thị     39
Bảng 3.2:    Tỷ lệ đái tháo đường týp 2 theo tuổi, khu vực    40
Bảng 3.3:    Phân bố tuổi theo giới ở người mắc ĐTĐ typ 2     41
Bảng 3.4:    Tình trạng học vấn, nghề nghiệp, kinh tế của người ĐTĐ typ 2 …. 42
Bảng 3.5:    Tiền sử gia đình có mắc ĐTĐ typ 2 của đối tượng nghiên cứu
theo giới      43
Bảng 3.6:    Tiền sử mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu    43
Bảng 3.7:    Tình trạng huyết áp của người ĐTĐ typ 2    44
Bảng 3.8:    Tỉ lệ phần trăm bệnh nhân theo mức độ kiểm soát huyết áp    45
Bảng 3.9:    Mức độ kiểm soát các chỉ số sinh hóa theo ADA 2015     46
Bảng 3.10:    Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ theo mức độ đường huyết, HbA1C     47
Bảng 3.11: Tình trạng dinh dưỡng theo BMI ở người đái tháo đường typ 2 … 48
Bảng 3.12: Sự kiểm soát mức G huyết đói, HbA1C, abl và BMI    49
Bảng 3.13: Phân bố vòng bụng của đối tượng nghiên cứu     49
Bảng 3.14: Chỉ số vòng bụng/vòng mông (VB/VM) theo giới    50
Bảng 3.15: Phân bố nguy cơ dinh dưỡng theo SGA theo giới    50
Bảng 3.16: Mối liên quan giữa SGA và BMI của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 …. 50 Bảng 3.17: Mối liên quan giữa khu vực sống với tình trạng dinh dưỡng …. 51 Bảng 3.18: Lương thực, thực phẩm tiêu thụ trung bình 24h của người ĐTĐ
typ 2      52
Bảng 3.19: Cơ cấu khẩu phần ăn của người ĐTĐ typ 2 so với khuyến nghị    53
Bảng 3.20: Tỷ lệ % năng lượng phân bố ở các bữa của đối tượng    54 
Bảng 3.21: Sự cân đối trong bữa ăn chính và phụ     55
Bảng 3.22: Mối liên quan của sở thích và cách chế biến thực phẩm theo giới . 56
Bảng 3.23: Mối liên quan của cách chế biến thực phẩm với BMI    57
Bảng 3.24: Khẩu vị ưa thích của người ĐTĐ     57
Bảng 3.25: Phân bố chế độ ăn hàng ngày của người ĐTĐ typ 2 theo giới .. 58
Bảng 3.26: Tần suất sử dụng các loại thực phẩm    58
Bảng 3.27: Phân bố tỷ lệ số thực phẩm một ngày theo khu vực sống của
người ĐTĐ typ 2    59
Bảng 3.28: TTDD và một số thói quen của đối tượng nghiên cứu    60
Bảng 3.29:    Phân bố tỷ    lệ    uống café ở người ĐTĐ typ 2 theo khu vực sống 61
Bảng 3.30:    Phân bố tỷ    lệ    hút thuốc ở người đái tháo đường týp 2     61
Bảng 3.31:    Phân bố tỷ    lệ    uống rượu bia ở người đái tháo đường týp 2    62
Bảng 3.32:    Phân bố tỷ    lệ    ĐTĐ týp 2 theo thói quen ăn rau, quả     62
Bảng 3.33: Những loại thực phẩm bệnh nhân sử dụng nhiều trong bữa ăn . 63
Bảng 3.34: Một số thói quen dinh dưỡng    64
Bảng 3.35: Tỷ lệ tham gia các HĐTL hàng ngày của người ĐTĐ typ 2     65
Bảng 3.36: Thói quen tập thể dục theo giới của đối tượng nghiên cứu    66
Bảng 3.37: Mức độ HĐTL thay đổi     66
Bảng 3.38: Chế độ sinh hoạt và tập luyện của người ĐTĐ typ 2     67 
Biểu đồ 3.1:    Phân bố    tuổi trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2    41
Biểu đồ 3.2:    Số năm    phát hiện bệnh của người ĐTĐ typ 2     44
Biểu đồ 3.3:    Phân bố G huyết đói trên người bệnh ĐTĐ typ 2     45
Biểu đồ 3.4:    Tương quan của G đói và HbA1C trên người ĐTĐ typ 2    47
Biểu đồ 3.5:    Phân bố    tình trạng dinh dưỡng trên người ĐTĐ typ 2     48
Biểu đồ 3.6:    Phân bố    thời gian tập thể dục của người ĐTĐ typ 2     66
Biểu đồ 3.7:    Tỷ lệ bị hạ G máu khi HĐTL với cường độ cao trên 30 phút …. 67
Hình 1.1:    Tỷ lệ mắc đái tháo đường trên thế giới    4
Hình 1.2:    Sơ    đồ    dự đoán sự khác biệt tỷ lệ ĐTĐ ở các quốc gia     5
Hình 1.3:    Sơ đồ nguyên nhân dẫn đến hội chứng đề kháng insulin    11
Hình 1.4:    Sơ đồ cơ chế tăng đường huyết của người đái tháo đường týp 2    12

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/