Thực trạng kiến thức, thực hành về tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú

Luận văn thạc sĩ y học Thực trạng kiến thức, thực hành về tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện Ninh Giang-Hải Dương 2013/ Mai Quang Bảo. 2014.Tăng huyết áp (THA) là một bệnh mạn tính, với tần suất mắc bệnh ngày càng tăng và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nền y học Thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2000 số người mắc bệnh THA là 26,4% và dự tính sẽ tăng lên 29,2% vào năm 2025 [2]. THA là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu ở các nước đang phát triển. Năm 2008, trên Thế giới có khoảng 16,5 triệu người chết vì THA [8]. THA nếu không điều trị (ĐT) đúng và đầy đủ sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội [5] [34], ngược lại nếu kiểm soát huyết áp tốt sẽ phòng ngừa được các biến chứng của bệnh, kéo dài tuổi thọ, nâng cao chất lượng cuộc sống. Điều trị THA có thể giảm 40% nguy cơ tai biến mạch máu não và 15% nguy cơ nhồi máu cơ tim [46].

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2017.00320

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Tại Việt Nam, tần suất THA cũng tăng theo các năm. Năm 1992 theo Trần Đỗ Trinh và cộng sự thì THA là 11,79%. Năm 2002 theo điều tra dịch tế học THA tại 4 tỉnh phía Bắc, tần suất THA tăng lên là 16,3% [17] [44] và đến năm 2008, theo điều tra của Viện Tim mạch Quốc gia tại 8 tỉnh, thành phố thì tần suất THA là 25,1%. Nếu không có các biện pháp quản lý và điều trị hữu hiệu thì đến năm 2025 có khoảng 10 triệu người bị tăng huyết áp [7].
Việc điều trị THA cần phải được điều trị liên tục, lâu dài và đúng theo chỉ dẫn của bác sỹ (BS) thì mới kiểm soát được huyết áp và ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm của bệnh [4] [45]. Vì thế tính tuân thủ trong điều trị THA của bệnh nhân là vô cùng quan trọng. Đây chính là yếu tố quyết định sự thành công trong điều trị. Tuân thủ điều trị là bệnh nhân phải thực hiện uống thuốc liên tục, đều đặn và duy trì các biện pháp thay đổi lối sống theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ. Việc bệnh nhân tuân thủ điều trị kém vẫn là một thách thức lớn trong điều trị. Để bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt cần có sự giúp đỡ và giám sát chặt chẽ của cán bộ y tế, gia đình và xã hội.
Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã báo cáo về tỷ lệ bệnh nhân THA tuân thủ điều trị rất khác nhau [8], [16], [42] và chủ yếu vẫn tập chung vào sự tuân thủ điều trị thuốc của bệnh nhân THA [12], [44], như vậy là chưa đủ đối với chế độ điều trị THA theo khuyến nghị của Bộ Y tế quy định [4] [38]. Một số nghiên cứu khác đã quan tâm đến việc quản lý, điều trị bệnh nhân THA nói chung và kiến thức, thực hành tuân thủ điều trị (TTĐT) của bệnh nhân THA nói riêng nhưng cũng chưa nhiều [9], [24], [29].
Là một bệnh viện (BV) đa khoa tuyến huyện hạng III, thuộc huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương năm 2011 bệnh viện được Sở Y tế giao nhiêm vụ quản lý, điều trị ngoại trú có kiểm soát đối với bệnh nhân THA trong huyện và một số xã lân cận thuộc các huyện Tứ Kỳ và huyện Thanh Miện của tỉnh. Mặc dù mới được triển khai từ 8/2011 đến nay BV đang quản lý 435 bệnh nhân THA đến khám ngoại trú và vào điều trị. Trong điều trị bệnh viện (BV) đã quy định đối với bệnh nhân như uống thuốc liên tục theo đúng hướng dẫn của BS và thực hiện các biện pháp thay đổi lối sống (hạn chế ăn mặn, không hút thuốc lá/lào …) [4]. Tuy nhiên, trên thực tế qua hồ sơ bệnh án và khảo sát phỏng vấn sơ bộ một số bệnh nhân THA đến điều trị tại đây, cho thấy khoảng 1/3 BN trả lời là uống thuốc chưa đúng theo phác đồ của bác sỹ (BS), khoảng gần một nửa BN không duy trì các biện pháp thay đổi lối sống như hạn chế ăn mặn; theo dõi HA thường xuyên. do nhiều yếu tố ảnh hưởng như người dân chưa quan tâm điều trị, thiếu hiểu biết, trình độ học vấn thấp, cung cấp thông tin về điều trị của CBYT chưa được thường xuyên. Nhằm từng bước nâng cao hiệu quả trong công tác điều trị ngoại trú đối với bệnh nhân THA, chúng ta cần biết mức độ BN tuân thủ điều trị THA, các yếu tố ảnh hướng đến việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Để góp phần đánh giá thực trạng sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân THA và rút kinh nghiệm trong quản lý, theo dõi và điều trị, chúng tôi tiền hành đề tài này nhằm mục tiêu:
1.    Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành về tuân thủ chế độ điều trị của các bệnh nhân tăng huyết áp vô căn điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương, năm 2013.
2.    Khảo sát một số yếu tố liên quan đến sự tuân thủ điều trị tăng huyết áp trên những bệnh nhân nghiên cứu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO  Thực trạng kiến thức, thực hành về tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện Ninh Giang-Hải Dương 2013
– Tiêng việt
1. Đào Duy An (2006), Nhân thức cơ bản và cách xử trí ở bệnh nhân tăng huyết áp, Hội nghị khoa học Tim mạch toàn quốc lần thứ 11, Hà Nội, Tr 43¬44.
2. Đào Duy An (2007), “Tăng huyết áp thầm lặng như thế nào”, Tạp chỉ Tim mạch học Việt Nam, (47), Tr 445 – 451.
3. Phạm Ngọc Bạch (2010), Mô tả thực trạng bệnh Tăng huyết áp điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa huyện Cao Lãnh, năm 2009, Luận văn chuyên khoa I, Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
4. Bộ Y tế (2010), Quyết định số 3192/QĐ – BYT về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp, Bộ Y tế, Hà Nội.
5. Tạ Mạnh Cường (2002), “Tăng huyết áp”, Tạp chỉ Tim mạch học Việt Nam, (32), Tr 60 – 68.
6. Lê Ánh Dũng, Nguyễn Anh Vũ (2011), “Nghiên cứu tình hình điều trị ngoại trú tăng huyết áp tại phường Phú Hậu Thành phố Huế”, Tạp chỉ Tim mạch học Việt Nam, (59), Tr 175 – 179.
7. Dự án phòng chống Tăng huyết áp (2009), Tài liệu hướng dẫn truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống Tăng huyết áp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 8. Dự án phòng chống tăng huyết áp (2011), Những điểm cần biết về tăng huyết áp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
9. Ninh Văn Đông (2010), Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp trên 60 tuổi tại phường Hàng Bông- Hoàn Kiếm – Hà Nội, năm 2010, Luận văn Thạc sỹ Y tế Công cộng, Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
10. Hà Thị Hải (2004), Thực trạng tăng huyết áp người cao tuổi tại huyện Tiên Du, Bắc Ninh, năm 2004, Luận văn Thạc sỹ Y tế Công cộng,Trường Đại học
Y tế Công cộng, Hà Nội.
11.    Nguyễn Kim Hạnh (2008), Tình trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại phường Thịnh Quang quận Đống Đa, Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Y tế Công cộng,Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
12.    Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2010), "Kiến thức, thái độ và sự tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện cấp cứu trưng vương", Tạp chỉ y học thành phố Hồ Chỉ Minh, (4), Tr 148 – 152.
13.    Vương Thị Hồng Hải (2007), "Đánh giá sự tuân thủ và nhận thức về điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Thái nguyên", Tạp chỉ thông tin y dược, (12), Tr 28 – 32.
14.    Hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam (2004),“Khuyến cáo xử trí các bệnh lý Tim mạch chủ yếu ở Việt Nam”, Tạp chỉ Tim mạch học Việt Nam, (38), Tr 111 – 132.
15.    Hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam và Viện Tim mạch Việt Nam (2008),
Khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị, tăng huyết áp ở người lớn, Nhà xuất bản Y học thành phố Hồ Chí Minh, Tr 235 – 291.
16.    Phạm Gia Khải và Cộng sự (2002), “Dịch tễ tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tại vùng miền núi Trung Du tỉnh Thái Nguyên” Tạp chỉ Tim mạch học Việt Nam, (32), Tr 19 – 26.
17.    Phạm Gia Khải và cộng sự (2003), "Tần suất Tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam 2001-2002", Tạp chỉ Tim mạch Việt Nam,(33), Tr. 9-31.
18.    Huỳnh văn Minh và cộng sự (2006), Khuyến cáo của hội Tim Mạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị, dự phòng tăng huyết áp ở người lớn, Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa giai đoạn 2006 – 2010, Nhà xuất bản Y học thành phố Hồ Chí Minh, Tr 2 – 49.
19.    Trần Cao Minh, Phùng Đức Nhật và cộng sự (2008), "Hiện trạng thực hành điều trị ở người mắc bệnh tăng huyết áp tại xã An Thạnh, huyện Bến lức, tỉnh
Long An, năm 2008", Tạp chỉ y học thành phố Hồ Chỉ Minh, 12 (4),Tr 89 – 94.
20.    Nguyễn Thị Thanh Ngọc (2007), Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người cao tuổi tại phường Phương Mai quận Đống Đa, Hà Nội, năm 2007, Luận văn Thạc sỹ Y tế Công cộng, Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
21.    Phan Long Nhơn và cộng sự (2007), "Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp người lớn ở dân cư Bắc Bình Định – Đánh giá bước đầu qua 1002 bệnh nhân", Tạp chỉ Tim mạch học Việt Nam, ( 47), Tr. 32-37.
22.    Cao Mỹ Phượng và cộng sự (2006), Tình hình và đặc điểm bệnh tăng huyết áp người trên 40 tuổi ở tỉnh Trà Vinh năm 2006, Hội nghị Khoa học tim mạch toàn quốc lần thứ 11, Hà Nội, Tr 11-13.
23.    Phan Anh Phong, Lê Quang Minh (2010), “Nghiên cứu đánh giá hiệu quả mô hình quản lý theo dõi và điều trị có kiểm soát bệnh tăng huyết áp ở Hà Nam”, Tạp chỉ Tim mạch học Việt Nam, (59), Tr 229 – 235.
24.    Nguyễn Minh phương (2011), Thực trạng tuân thủ trong điều trị tăng huyết áp tại cộng đồng và các yếu tố liên quan của bệnh nhân 25 – 60 tuổi ở 4 phường của Thành phố Hà Nội, năm 2011, Luận văn Thạc sỹ Y tế Công cộng, Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
25.    Nguyễn Hoàng Sa, Nguyễn Vũ Anh (2011), “Nghiên cứu tình hình và quản lý bệnh tăng huyết áp cán bộ trung cao cấp tỉnh Cà Mau”, Tạp chỉ Tim mạch học Việt Nam, (59), Tr 209 – 215.
26.    Dương Hồng Thái và cộng sự (2007), "Bước đầu tìm hiểu thực trạng bệnh Tăng huyết áp tại xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên", Tạp chỉ Tim mạch học Việt Nam, ( 47), Tr. 629-634.
27.    Chu Hồng Thắng (2008), Bệnh tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa ở người tăng huyết áp tại xã Hóa Thượng huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, năm 2008, Luận văn Thạc sỹ Y khoa chuyên ngành Nội khoa, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.
28.    Doanh Thiêm Thuần và cộng sự (2006), Tăng huyết áp, Bệnh học Nội Khoa tập 1, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
29.    Nguyễn Văn Triệu và cộng sự (2007), “Nghiên cứu thực trạng bệnh tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp tại nhà máy Nhiệt điện Phả Lại Hải Dương”, Tạp chỉ Tim mạch học Việt Nam, (47), Tr 466 – 470.
30.    Hoàng Trúc (2012), Triển khai dự án phòng chống tăng huyết áp năm 2012, truy cập ngày 15/6/2012, tại trang web http://www.t5g.org.vn/?u=dt&id=3752.
31.    Nguyễn Lân Việt và cộng sự (2006), "Nghiên cứu xác định tỷ lệ tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp của nhân dân xã Xuân Canh, Đông Anh, Hà Nội", Tạp chỉ Nghiên cứu Y học, 40(1), Tr. 83-88.
32    Nguyễn Hải Yến (2012), Tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh, bệnh viện E, năm 2011, Luận văn Thạc sỹ Y tế Công cộng, Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
33    Nguyễn Thị Dung ( 2000), “ Một số nhận xét qua 1160 bện nhân tăng huyết áp điều trị nội trú tại bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng năm 1998” ,
kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học. Tạp chỉ tim mạch học, (21) tr. 303¬310.
34    Bùi Thị Hà và CS (2002), “ Điều tra dịch tễ học tăng huyết áp tại Hải Phòng”, Đề tài nghiên cứu cap thành phổ năm 2002.
35    Phạm Văn Hán và cộng sự ( 2010 ), “ Nghiên cứu tỷ lệ tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại Quận Hồng Bàng- thành phố Hải Phòng”, Y học thực hành.
36    Nguyễn Trường Sơn (1998), “Nghiên cứu biến đổi một số chỉ tiêu Lipid máu ở những bệnh nhân bị tăng huyết áp ở Hải Phòng”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học. Tạp chỉ tim mạch học, (16), tr. 166-170
37    Phạm Thị Kim Lan (2000), “ Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ người tăng huyết áp tại nội thành Hà Nội”, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa II, Hà Nội.
38    Hoàng Thanh Lực (2005), Nghiên cứu, “ Điều tra tăng huyết áp người cao tuổi tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh”.
39    Phan Nam Hùng và cộng sự (2005), “ Thí điểm mô hình quản lý bệnh nhân tăng huyết áp có bảo hiểm y tế tại Thành phố Quy Nhơn (6/2004 -6/2005)”, Báo cáo hội nghị tim mạch miền trung tháng 8 năm 2005
40    Nguyễn Đức Công và Nguyễn Cảnh Toàn ( 2006), “Mối liên quan giữa nồng độ acid uric máu với tăng huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết
áp
tiên phát”. Tạp chỉ TimMạch học (43), tr 56-59.
41    Nguyễn Thị Tuyết (2012) Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp ở người Cao tuổi tại huyện An Lão – Hải Phòng năm 2012. Luận văn tốt nghiệp cao học Y tế công cộng – trường Đại học Y Hải Phòng. 

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/