BÁO CÁO SÁNG KIẾN GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CAI RƯỢU TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP BỆNH ĐA KHOA TỈNH HÀ TĨNH
BÁO CÁO SÁNG KIẾN GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CAI RƯỢU TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP BỆNH ĐA KHOA TỈNH HÀ TĨNH .Tác hại bệnh lý của rượu đã được Tổ chức y tế thế giới xếp sau các bệnh tim mạch, ung thư và coi chống nghiện rượu là nội dung chủ yếu trong các chương trình chống nghiện các chất độc. Điều trị loại bệnh lý này còn rất khó khăn do gây nhiều bệnh lý ở các cơ quan khác nhau và xu hướng tái nghiện cao.
Cho đến nay, các bệnh lý mạn tính của người nghiện rượu đã được đề cập và nghiên cứu có hệ thống như: hội chứng Wernick, hội chứng Korsakoff, teo não do rượu, viêm gan mạn do rượu, xơ gan do rượu… Tuy nhiên, còn một bệnh lý đặc biệt xuất hiện trên người nghiện rượu, vì một lý do nào đó (nhiễm khuẩn, chấn thương, stress, ép buộc…) mà đột ngột bỏ rượu, trong vòng 24 – 48 giờ xuất hiện một hội chứng đặc biệt gọi là Hội chứng cai rượu (Acute Alcohol Withdrawal).
MÃ TÀI LIỆU
|
DTCCS.2022.0001 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Hội chứng cai rượu nếu không được chẩn đoán, điều trị đúng, kịp thời sẽ dẫn đến nhiều rối loạn nặng nề như: Toan chuyển hóa, rối loạn điện giải, suy thận cấp, co giật, tử vong. Việc điều trị tuy đã dùng Benzodiazepin từ lâu, nhưng phần lớn theo cảm tính và kinh nghiệm, chưa thống nhất.
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua bệnh nhân có hội chứng cai rượu vào điều trị với số lượng khá nhiều, tình trạng bệnh nặng, diễn biến phức tạp, tiên lượng, điều trị nhiều lúc còn khó khăn và chưa thống nhất. Tại thời điểm tháng 01/ 2017 trở về trước, ở Hà Tĩnh chưa có nghiên cứu nào về hội chứng cai rượu. Vì vậy để có được chẩn đoán, điều trị, tiên lượng bệnh nhân tốt hơn chúng tôi tiến hành “Giải pháp điều trị hội chứng cai rượu tại khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh” với hai mục tiêu sau:
1.Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng hội chứng cai rượu.
2.Khảo sát tình hình điều trị và tiên lượng hội chứng cai rượu.
I.TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ RƯỢU – ETHANOL
Ethanol, còn được biết đến như là rượu Etylic, ancol etylic, rượu ngũ cốc hay cồn, là một hợp chất hữu cơ, nằm trong dãy đồng đẳng của rượu metylic, dễ cháy, không màu, là một trong các loại rượu thông thường có trong thành phần của đồ uống chứa cồn. Trong cách nói dân dã, thông thường nó được nhắc đến một cách đơn giản là rượu, công thức hóa học của nó là C2H6O hay C2H5OH.
1.2. TÁC HẠI CỦA RƯỢU
1.2.1. Ảnh hưởng đến não bộ
Bia, rượu làm tăng hoạt động GABA (gamma – aminobutyric) và ức chế ảnh hưởng của glutamate, khiến thông tin truyền đi trong não bộ chậm hơn bình thường. Các tế bào thần kinh ở não bộ rất nhạy cảm trước bất cứ chất độc nào, do đó với lượng cồn lớn trong bia rượu được đưa vào từ đường máu sẽ gây ra những rối loạn trầm trọng trong sự hoạt động của vỏ não và làm cho vỏ não không còn kiểm soát, điều chỉnh được hoạt động của các trung tâm dưới vỏ. Từ đó, gây ra các hành động tiêu cực của người uống như đi đứng loạng choạng, phản ứng chậm, mất kiểm soát và liều lĩnh hơn.
Ngoài ra, lượng cồn có trong rượu, bia còn làm cho trí nhớ của bạn bị suy giảm. Nếu nồng độ cồn trong máu là 15g/100ml, bạn bắt đầu không thể ghi nhớ những gì đã làm trong ngày. Khi nồng độ này tăng lên 20g/100ml là lúc bạn mất đi khoảng 50% trí nhớ ngắn hạn.
1.2.2. Tác hại đối với dạ dày
Rượu, bia bị phân hủy từ ethanol thành các acetaldehyde (chất rất độc) có thể gây viêm loét dạ dày. Khi lượng bia, rượu đưa vào cơ thể quá nhiều sẽ gây ra bệnh viêm dạ dày cấp, loét dạ dày và tá tràng.
Nghiện rượu cũng gây ra các biến chứng như thủng dạ dày và chảy máu dạ dày.
1.2.3. Tác hại đối với gan
Khi rượu vào cơ thể, nó được hấp thu nhanh với 20% hấp thu tại dạ dày và 80% tại ruột non, sau 30-60 phút toàn bộ rượu được hấp thu hết. Sau đó, rượu được chuyển hóa chủ yếu tại gan (90%). Chính vì lý do này mà chức năng ngăn các chất độc khác nhau (do máu mang từ ruột hoặc ở ngoài đến) của gan bị suy giảm, dẫn đến việc gan bị nhiễm mỡ, xơ gan và nghiêm trọng hơn nữa là ung thư gan.
1.2.4. Ảnh hưởng đến tim mạch
Rượu gây ra thiếu B1, làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, phù, tím tái, giảm khả năng gắng sức… dần dần dẫn tới suy tim. Nhiễm độc rượu dẫn tới viêm cơ tim cấp, gây nguy cơ tử vong cao. Ngoài ra, rượu còn gây rối loạn nhịp nhĩ hay nhịp thất, nhất là nhịp nhanh kịch phát ở những người bình thường.
1.2.5. Giảm sức đề kháng của cơ thể
Rượu, bia làm giảm khả năng phòng ngừa bệnh tật của hệ miễn dịch. Chính vì thế mà người say rượu rất dễ bị cảm, nhiễm khuẩn … Đặc biệt, rượu bia còn làm thay đổi sự hóa ứng động bạch cầu, số lượng tế bào lympho T, hoạt tính của NK (natural killer cell), do đó người nghiện rượu dễ mắc các bệnh như viêm phổi, lao phổi, nếu không phát hiện sớm có thể tử vong.
1.2.6. Gây ra các bệnh về tâm thần
Rượu là một chất tác động tâm thần mạnh. Sử dụng rượu nhiều sẽ gây ra một số các bệnh lí rối loạn tâm thần.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rượu đóng một yếu tố lớn trong tái phát các bệnh lí tâm thần. Zenevitch năm 1974 thấy rằng có 14,3% bệnh nhân tâm thần phân liệt tái phát là do dùng rượu. Rượu làm hoang tưởng, ảo giác, kích động vận động nặng lên ở giai đoạn cấp của bệnh, mặc dù vẫn tuân thủ điều trị bằng thuốc… nó còn làm tăng lo âu, sầu uất, trầm cảm, làm gia tăng các ý tưởng tự sát hoặc xu hướng kích động tấn công.
Recent Comments