Đặc điểm bệnh sốt xuất huyết Dengue, muỗi Aedes tại một số quận, huyện thuộc Hà Nội và hiệu lực xua Aedes của tinh dầu sả, tinh dầu tràm

Luận án tiến sĩ y học Đặc điểm bệnh sốt xuất huyết Dengue, muỗi Aedes tại một số quận, huyện thuộc Hà Nội và hiệu lực xua Aedes của tinh dầu sả, tinh dầu tràm.Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh truyền nhiễm gây dịch do vi rút Dengue gây nên. Vi rút Dengue gồm 4 týp huyết thanh là DENV 1, DENV 2, DENV 3, DENV 4 [1]. Tỷ lệ mắc SXHD đã tăng gấp 30 lần trong 50 năm qua.
Hiện có tới 50 – 100 triệu ca nhiễm bệnh được ước tính xảy ra hàng năm tại hơn 100 quốc gia khiến gần một nửa dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh. Điều đó khiến cho SXHD trở thành một trong những bệnh nhiệt đới lưu hành quan trọng nhất trong thế kỷ 21 [2]. Bệnh SXHD xuất hiện ở cả 5 châu lục trong đó châu Á và nam Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề nhất [3]. Tại Việt Nam, bệnh SXHD phổ biến khắp cả nước từ Bắc tới Nam [4].

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2024.00013

Giá :

Liên Hệ

0927.007.596


Năm 2017, dịch SXHD bùng phát trên nhiều tỉnh thành, cả nước ghi nhận 184.741 trường, 32 trường hợp tử vong, trong đó 155.618 ca nhập viện. Năm 2016 có số ca mắc SXHD là 130.125 và 44 trường hợp tử vong. Như vậy, năm 2017 có số ca nhập viện do SXHD tăng 19,6% nhưng số tử vong giảm 12 trường hợp. Bệnh vẫn phân bố từ Bắc vào Nam, trong đó TP. Hà Nội là một trong 2 thành phố có số mắc cao nhất cả nước [5].
Bệnh SXHD không lây truyền trực tiếp từ người sang người mà do muỗi đốt truyền vi rút sang người lành. Các nghiên cứu cho thấy, có 2 loài muỗi truyền bệnh SXHD là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó quan trọng nhất là Ae. aegypti [6], [7], [8]. Sau khi mở rộng địa giới hành chính, diện tích tự nhiên của Hà Nội lớn gấp hơn 3 lần trước đây, dân số tăng gấp rưỡi [9]. Mật độ dân số không đồng đều, cùng với đó là tốc độ đô thị hóa nhanh. Những thay đổi này ảnh hưởng lớn đến sự phân bố và thành phần loài muỗi Aedes. Các nghiên cứu trước đây chỉ ra muỗi Aedes aegypti xuất hiện ở thành phố, Aedes albopictus xuất hiện ở khu vực nông thôn [10], nhưng ngày nay đã có sự đan xen giữa 2 loài muỗi này ở cả khu vực thành phố hay nông thôn [7], [8]. Khi nghiên cứu về thành phần loài, sự phân bố của muỗi Aedes giúp cho việc dự phòng bệnh cũng như dự báo khả năng lan truyền dịch SXHD, từ đó có biện pháp xử lý và kiểm soát dịch bệnh tốt hơn.2
Hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh SXHD, tuy nhiên hiệu quả chưa cao, mới chỉ được sử dụng ở một số ít quốc gia và cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. WHO khuyến cáo, biện pháp phòng chống tốt nhất hiện nay là kiểm soát véc tơ bằng cách loại bỏ môi trường sinh sản của muỗi và sử dụng các hóa chất diệt côn trùng (HCDCT) [2]. Tuy nhiên đã có những báo cáo về việc các hóa chất này ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường sống, đồng thời muỗi đã kháng với các loại HCDCT vẫn thường dùng [11], [12], [13]. Do đó, thế giới đang có xu hướng tìm kiếm các loại tinh dầu tự nhiên có hoạt tính xua, diệt côn trùng để phòng chống muỗi đốt và tính kháng HCDCT nhằm thay thế các chất hóa học. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thảm thực vật rất đa dạng, phong phú, nhiều cây có giá trị dược liệu cao. Cây sả, cây tràm được trồng phổ biến khắp cả nước, cho hàm lượng tinh dầu cao. Trên thế giới có một số công bố nghiên cứu về tinh dầu sả, tràm, húng quế, bạc hà… có tác dụng xua, diệt muỗi, an toàn cho người sử dụng, thân thiện với môi trường [14], [15], [16]. Ở nước ta đã có nhiều nghiên cứu về hiệu lực phòng chống véc tơ truyền bệnh của một số chế phẩm nguồn gốc thực vật, đây là một hướng nghiên cứu đúng đắn nhằm bổ sung thêm cho các biện pháp phòng, chống SXHD. Tuy nhiên còn ít nghiên cứu về liều xua cũng như xác định nồng độ tinh dầu có thể xua muỗi.
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết và thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài luận án Đặc điểm bệnh sốt xuất huyết Dengue, muỗi Aedes tại một số quận, huyện thuộc Hà Nội và hiệu lực xua Aedes của tinh dầu sả, tinh dầu tràm với các mục tiêu sau:
1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, týp vi rút trên bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue tại một số quận, huyện thuộc Hà Nội (2017 – 2019).
2. Xác định thành phần loài, phân bố muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus tại một số quận, huyện thuộc Hà Nội.
3. Đánh giá hiệu lực xua muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus trưởng thành chủng phòng thí nghiệm và chủng thực địa của tinh dầu sả, tinh dầu tràm

MỤC LỤC
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Mục lục v
Danh mục các bảng viii
Danh mục hình xi
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………… 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………………….. 3
1.1. Bệnh sốt xuất huyết Dengue ……………………………………………………………. 3
1.1.1. Khái niệm sốt xuất huyết Dengue…………………………………………….. 3
1.1.2. Căn nguyên gây bệnh sốt xuất huyết Dengue…………………………….. 3
1.1.3. Phương thức lây truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue………………….. 4
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh……………………………………………………………………. 5
1.1.5. Diễn biến lâm sàng bệnh sốt xuất huyết Dengue………………………… 8
1.2. Véc tơ của bệnh sốt xuất huyết Dengue…………………………………………… 15
1.2.1. Đặc điểm sinh học muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus……… 15
1.2.2. Phân bố muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus…………………….. 17
1.2.3. Tập tính của muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus………………. 18
1.2.4. Khả năng truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue của muỗi Aedes ….. 20
1.3. Phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue……………………………………….. 20
1.4. Tình hình sốt xuất huyết Dengue trên thế giới và Việt Nam………………. 23
1.4.1. Tình hình mắc sốt xuất huyết Dengue trên thế giới…………………… 23
1.4.2. Tình hình mắc sốt xuất huyết Dengue ở Việt Nam …………………… 25
1.4.3. Tình hình mắc sốt xuất huyết Dengue tại Hà Nội …………………….. 27
1.5. Tình hình nghiên cứu tinh dầu sả, tràm trong phòng chống bệnh sốt xuất
huyết Dengue ……………………………………………………………………………….. 29vi
1.5.2. Tinh dầu tràm………………………………………………………………………. 33
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………….. 36
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………. 36
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu cho mục tiêu 1 …………………………………….. 36
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu cho mục tiêu 2 …………………………………….. 37
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu cho mục tiêu 3 …………………………………….. 37
2.2. Thời gian nghiên cứu ……………………………………………………………………. 38
2.3. Địa điểm nghiên cứu …………………………………………………………………….. 38
2.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………….. 39
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu cho mục tiêu 1. ……………………………….. 39
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cho mục tiêu 2 ………………………………… 43
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu cho mục tiêu 3. ……………………………….. 49
2.5. Thu thập số liệu……………………………………………………………………………. 54
2.5.1. Mẫu phiếu thu thập số liệu…………………………………………………….. 54
2.5.2. Dụng cụ điều tra, thử nghiệm trong thu thập số liệu …………………. 55
2.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu…………………………………………… 57
2.7. Phương pháp kiểm soát nhiễu và sai số trong nghiên cứu………………….. 57
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu……………………………………………………………… 57
2.9. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………. 59
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………………. 60
3.1. Đặc điểm bệnh sốt xuất huyết Dengue ở một số quận, huyện thành phố Hà
Nội (2017 – 2019)…………………………………………………………………………. 60
3.1.1. Đặc điểm phân bố bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue tại bốn quận,
huyện thuộc thành phố Hà Nội (2017 – 2019) ………………………………….. 60
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue ………… 66
3.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng bệnh sốt xuất huyết Dengue ………………… 71
3.1.4. Đặc điểm týp huyết thanh gây bệnh ……………………………………….. 75vii
3.2. Thành phần loài, phân bố muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus tại một
số quận, huyện thuộc Hà Nội (tháng 8/2017) ……………………………………. 77
3.2.1. Thành phần loài muỗi Aedes ở điểm nghiên cứu ……………………… 77
3.2.2. Phân bố, tập tính muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus tại một
số sinh cảnh ở thành phố Hà Nội…………………………………………………….. 79
3.3. Hiệu lực xua muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus trưởng thành chủng
phòng thí nghiệm và chủng thực địa của tinh dầu sả, tinh dầu tràm… 85
3.3.1. Hiệu lực xua muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus trưởng thành
của tinh dầu sả………………………………………………………………………………. 85
3.3.2. Hiệu lực xua muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus trưởng thành
của tinh dầu tràm…………………………………………………………………………… 90
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN…………………………………………………………………… 98
4.1. Đặc điểm bệnh sốt xuất huyết Dengue ở một số quận, huyện thành phố Hà
Nội (2017 – 2019)…………………………………………………………………………. 98
4.1.1. Đặc điểm bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue ……………………………. 98
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue ………. 102
4.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng bệnh sốt xuất huyết Dengue ………………. 106
4.1.4. Đặc điểm týp huyết thanh gây bệnh ……………………………………… 109
4.2. Thành phần loài, phân bố muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus tại một
số quận, huyện thuộc Hà Nội………………………………………………………… 113
4.3. Hiệu lực xua muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus trưởng thành chủng
phòng thí nghiệm và chủng thực địa của tinh dầu sả, tinh dầu tràm………….. 118
4.3.1. Hiệu lực xua muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus trưởng thành
của tinh dầu sả…………………………………………………………………………….. 118
4.3.2. Hiệu lực xua muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus trưởng thành
của tinh dầu tràm…………………………………………………………………………. 122
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………… 125viii
1. Đặc điểm bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue ở một số quận, huyện thành
phố Hà Nội (2017-2019)…………………………………………………………….. 125
2. Thành phần loài, phân bố muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus tại một
số quận, huyện thuộc Hà Nội………………………………………………………. 126
3. Hiệu lực xua muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus trưởng thành chủng phòng
thí nghiệm và chủng thực địa của tinh dầu sả, tràm ……………………….. 126
KIẾN NGHỊ
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1. Định nghĩa các chỉ số, biến số, phương pháp thu thập cho mục tiêu 1 40
Bảng 2. 2. Số nhà điều tra muỗi và số muỗi bắt được ……………………………… 44
Bảng 2. 3. Định nghĩa các chỉ số, biến số và phương pháp thu thập cho mục
tiêu 2………………………………………………………………………………………….. 46
Bảng 2. 4. Cách pha tinh dầu nguyên chất cho một diện tích thử ……………… 52
Bảng 3. 1. Phân bố bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue theo nhóm tuổi ………. 60
Bảng 3. 2. Phân bố bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue theo giới ……………….. 61
Bảng 3. 3. Phân bố bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue theo đặc điểm sinh thái
nơi cư trú ……………………………………………………………………………………. 61
Bảng 3. 4. Phân bố bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue theo nghề …………………. 62
Bảng 3. 5. Kết quả sử dụng các xét nghiệm chẩn đoán xác định sốt xuất huyết
Dengue ………………………………………………………………………………………. 64
Bảng 3. 6. Phân bố bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue ở 8 xã/phường thuộc 4
quận/huyện được điều tra véc tơ theo năm ……………………………………… 64
Bảng 3. 7. Phân bố bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue theo tháng trong năm
2017 ở 8 xã/phường thuộc 4 quận/huyện được điều tra véc tơ……………….. 65
Bảng 3. 8. Thời gian nhập viện theo mức độ bệnh ……………………………………… 66
Bảng 3. 9. Số ngày điều trị theo mức độ bệnh……………………………………………. 67
Bảng 3. 10. Thời gian sốt theo mức độ bệnh……………………………………………. 68
Bảng 3. 11. Triệu chứng nhiễm độc theo mức độ bệnh …………………………….. 68
Bảng 3. 12. Biểu hiện xuất huyết theo mức độ bệnh ………………………………….. 69
Bảng 3. 13. Triệu chứng tiêu hóa theo mức độ bệnh …………………………………. 70
Bảng 3. 14. Các dấu hiệu cảnh báo ở bệnh nhân nghiên cứu…………………….. 71
Bảng 3. 15. Đặc điểm tiểu cầu theo mức độ bệnh…………………………………….. 71
Bảng 3. 16. Đặc điểm hematocrit theo mức độ bệnh………………………………….. 72
Bảng 3. 17. Đặc điểm bạch cầu theo mức độ bệnh …………………………………… 72
Bảng 3. 18. Đặc điểm hồng cầu theo mức độ bệnh…………………………………… 73x
Bảng 3. 19. Hoạt độ enzyme AST, ALT theo mức độ bệnh ………………………. 73
Bảng 3. 20. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân sốt xuất huyết
Dengue nặng……………………………………………………………………………….. 74
Bảng 3. 21. Tỷ lệ, thành phần týp vi rút Dengue…………………………………….. 75
Bảng 3. 22. Phân bố týp DENV theo đối tượng nghiên cứu……………………… 75
Bảng 3. 23. Phân bố týp DENV theo tình trạng dịch……………………………….. 76
Bảng 3. 24. Phân bố týp DENV theo vùng sinh thái ……………………………….. 76
Bảng 3. 25. Số nhà điều tra tại điểm nghiên cứu …………………………………….. 77
Bảng 3. 26. Thành phần loài muỗi Aedes ở khu vực thành thị ………………….. 78
Bảng 3. 27. Thành phần loài muỗi Aedes ở khu vực nông thôn ………………… 79
Bảng 3.28. Các chỉ số muỗi Aedes tại 3 vùng sinh thái ở thành phố Hà Nội . 79
Bảng 3.29. Phân bố nơi trú đậu của muỗi Aedes theo độ cao so với mặt sàn. 80
Bảng 3. 30. Tập tính trú đậu của muỗi Aedes theo tính chất giá thể tại điểm
nghiên cứu………………………………………………………………………………….. 81
Bảng 3. 31. Cơ cấu bọ gậy Aedes theo loại dụng cụ chứa nước ở nội thành.. 82
Bảng 3. 32. Cơ cấu bọ gậy Aedes theo loại dụng cụ chứa nước ở quận giáp
ngoại thành…………………………………………………………………………………. 83
Bảng 3.33. Cơ cấu bọ gậy Aedes theo loại dụng cụ chứa nước ở nông thôn.. 84
Bảng 3.34. Liều lượng tinh dầu sả với tác dụng xua muỗi Aedes aegypti………… 86
Bảng 3.35. Liều lượng tinh dầu sả với tác dụng xua muỗi Aedes albopictus……….. 87
Bảng 3.36. Thời gian tác dụng xua muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus chủng
phòng thí nghiệm của tinh dầu sả pha loãng trong ethanol ……………….. 88
Bảng 3.37. Thời gian tác dụng xua muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus chủng
thực địa của tinh dầu sả pha loãng trong ethanol……………………………… 88
Bảng 3.38. Thời gian tác dụng xua muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus
chủng phòng thí nghiệm của tinh dầu sả pha loãng trong dầu dừa……… 89
Bảng 3.39. Thời gian tác dụng xua muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus
chủng thực địa của tinh dầu sả pha loãng trong dầu dừa…………………… 90xi
Bảng 3.40. Liều lượng tinh dầu tràm với tác dụng xua muỗi Aedes aegypti …… 91
Bảng 3.41. Liều lượng tinh dầu tràm với tác dụng xua muỗi Aedes albopictus.. 92
Bảng 3.42. Thời gian bảo vệ khỏi muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus chủng
phòng thí nghiệm của tinh dầu tràm pha loãng trong ethanol ……………. 93
Bảng 3.43. Thời gian bảo vệ khỏi muỗi Aedes aegypti và Ae. albopictus
chủng thực địa của tinh dầu tràm pha loãng trong ethanol………………… 93
Bảng 3.44. Thời gian bảo vệ khỏi muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus
chủng phòng thí nghiệm của tinh dầu tràm pha loãng trong dầu dừa….. 94
Bảng 3.45. Thời gian bảo vệ khỏi muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus
chủng thực địa của tinh dầu tràm pha loãng trong dầu dừa……………….. 95
Bảng 3.46. Tác dụng phụ về mùi và kích ứng da của tinh dầu đối với người
thử nghiệm …………………………………………………………………………………. 97xii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1. Cấu trúc vi rút Dengue …………………………………………………………… 3
Hình 1. 2. Phương thức lây truyền vi rút Dengue……………………………………… 5
Hình 1. 3. Độ nhạy tương đối của việc phát hiện acid nucleic, kháng nguyên
NS1 và kháng thể IgM của vi rút Dengue ………………………………………… 7
Hình 1. 4. Muỗi Aedes trưởng thành…………………………………………………….. 16
Hình 1. 5. Vòng đời của muỗi Aedes …………………………………………………….. 16
Hình 1. 6. Phân bố bệnh nhân SXHD theo tháng tại Hà Nội từ 2006 – 2011 …. 29
Hình 1. 7. Sả chanh (Cympobogon citratus)…………………………………………… 30
Hình 1. 8. Tràm gió Melaleuca cajuputi………………………………………………… 33
Hình 2. 1. Máy hút muỗi cầm tay…………………………………………………………. 55
Hình 2. 2. Hộp dụng cụ thử liều tác dụng xua ………………………………………… 56
Hình 2. 3. Thử nghiệm thời gian xua muỗi…………………………………………….. 56
Hình 2. 4. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu……………………………………………………… 59
Hình 3. 1. Phân bố bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue theo năm ……………….. 62
Hình 3. 2. Phân bố bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue theo tháng ……………… 63
Hình 3. 3. Tỷ lệ bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue theo nơi chẩn đoán…………….. 63
Hình 3. 4. Tỷ lệ bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue theo mức độ bệnh……….. 66
Hình 3. 5. Thành phần loài muỗi Aedes tại điểm nghiên cứu……………………. 78
Hình 3. 6. So sánh hiệu lực xua muỗi Aedes aegypti, Aedes albopictus chủng phòng
thí nghiệm và chủng thực địa của tinh dầu sả, tinh dầu tràm pha loãng trong
dầu dừa……………………………………………………………………………………….. 9

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/