Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, vi rút và miễn dịch của bệnh sởi tại khu vực miền Bắc Việt Nam, năm 2013 – 2014
Luận án Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, vi rút và miễn dịch của bệnh sởi tại khu vực miền Bắc Việt Nam, năm 2013 – 2014.Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp gây ra bởi vi rút sởi, lưu hành trên toàn thế giới và thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh rất dễ lây khi tiếp xúc gần do nhiễm vi rút từ các giọt nước bọt hay chất nhầy bắn ra từ mũi họng người bệnh. Bệnh có thể diễn biến lành tính với các biểu hiện sốt, viêm long đường hô hấp trên, phát ban sau đó hồi phục hoàn toàn, nhưng một số trường hợp có biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy, loét miệng…Trước khi có vắc xin dự phòng, hơn 90% trẻ dưới 10 tuổi mắc bệnh sởi [103]. Vắc xin sởi đã góp phần rất lớn làm giảm gánh nặng bệnh sởi trong nhiều năm qua.
Tuy nhiên, mặc dù đã có vắc xin phòng bệnh sởi, làm giảm đáng kể số trường hợp mắc và tử vong do bệnh sởi ở nhiều quốc gia, khu vực, nhưng thế giới vẫn phải đối mặt với nhiều vụ dịch sởi như ở Châu Á và Châu Phi năm 2009. Đến năm 2011 còn 158.000 trường hợp tử vong do sởi, còn hơn 20 triệu trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng. Năm 2012 có 15 quốc gia xảy ra dịch lớn, những nước này thuộc các khu vực Châu Âu, Châu Phi, Nam Á và Đông Nam Á [88].
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.2018.00132 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Năm 2013 và đầu năm 2014 trên toàn cầu ghi nhận 181.813 trường hợp mắc sởi, tập trung tại các khu vực Châu Phi (78.922 trường hợp), Tây Thái Bình Dương (37.989 trường hợp), Châu Âu (31.726 trường hợp). Tại các nước khu vực Tây Thái Bình Dương, năm 2013 cả khu vực ghi nhận 30.910 trường hợp mắc sởi, tăng gần 3 lần so với năm 2012, riêng trong 2 tháng đầu năm 2014 đã có 11.139 trường hợp mắc. Các nước có số trường hợp mắc gia tăng là Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Nhật Bản, Singapore.
Ở Việt Nam, từ khi vắc xin sởi được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng để tiêm miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổitừ năm 1985 thì bệnh sởi đã được kiểm soát tốt, số mắc sởi năm 2010 đã giảm hàng chục lần so với năm 1984. Tuy nhiên khoảng 3 – 4 năm lại có một vụ dịch. Năm 2009 – 2010 đã xảy ra một vụ dịch sởi với tỷ lệ mắc là 9,2/100.000 dân [21].
Đặc biệt từ cuối năm 2013 đến đầu năm 2014 đã bùng phát dịch sởiở nhiều tỉnh, thành phố trên toàn quốc, chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc. Theo báo cáo của Dự án TCMR quốc gia, trong tổng số 17.000 ca sởi trên toàn quốc, số mắc ở miền Bắc chiếm 58,4%, tử vong cũng hầu hết thuộc khu vực này.Một số câu hỏi được đặt ra về lý do dịch sởi bùng phát mạnh trở lại sau nhiều năm là:
– Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng của vụ dịch sởi như thế nào?
– Vi rút sởi có thay đổi hay đột biến không?
– Tình trạng miễn dịch với sởi của cộng đồng trước thời điểm xảy ra dịch như thế nào?
Để có các bằng chứng khoa học về dịch sởi thời gian 2013 – 2014, góp phần vào công tác phòng chống dịch sởi, tiến tới mục tiêu loại trừ bệnh sởi vào những năm tới, đề tài nghiên cứu “Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, vi rút và miễn dịch của bệnh sởi tại khu vực miền Bắc Việt Nam, năm 2013 – 2014 “được thực hiện với ba mục tiêu cụ thể sau:
1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng bệnh sởi tại miền Bắc, năm 2013 – 2014.
2. Xác định đặc điểm dịch tễ học phân tử của vi rút sởi tại miền Bắc, năm 2013 – 2014.
3. Xác định tình trạng miễn dịch với bệnh sởi của trẻ em từ 9 tuổi trở xuống và phụ nữ từ 16 đến 39 tuổi ở Hà Nội năm 2013,trước thời điểm xảy ra dịch sởi.
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN
1. Nguyễn Minh Hằng, Phạm Quang Thái, Đỗ Thị Thu, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Trần Hiển (2016),“Một số đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của bệnh sởi năm 2013-2014 ở miền Bắc Việt Nam”, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXVI, số 15 (188), năm 2016, tr 21-31.
2. Nguyễn Minh Hằng, Lê Thị Quỳnh Mai, Đỗ Thị Thu, Phạm Quang Thái, Nguyễn Trần Hiển (2017),“Tình trạng miễn dịch đối với sởi của một số nhóm trẻ em và phụ nữ ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam, năm 2013”, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXVII, số 7, năm 2017, tr 26-33.
3. Đỗ Phương Loan, Triệu Thị Thanh Vân, Nguyễn Thị Mai Duyên, Nguyễn Minh Hằng, Komase Katsuhiro, Nguyễn Trần Hiển (2017),“The first appearance of measles genotype D8 in Northern Vietnam during 2013-2014 outbreak”, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXVII, số 12, năm 2017, tr 29-37.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Đặng Đức Anh và cộng sự (2010), Vi rút y học. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2011),Niên giám thống kê bệnh truyền nhiễm 2009, Hà Nội.
3. Bộ Y tế (2011),Niên giám thống kê bệnh truyền nhiễm 2010, Hà Nội.
4. Bộ Y tế (2012),Niên giám thống kê bệnh truyền nhiễm 2011, Hà Nội.
5. Bộ Y tế (2013),Niên giám thống kê bệnh truyền nhiễm 2012, Hà Nội.
6. Bộ Y tế (2016),Niên giám thống kê bệnh truyền nhiễm 2015, Hà Nội.
7. Bộ Y tế (2011),Thông tư số 43/TT-BYT ngày 05 tháng 12 năm 2011 “qui định về chế độ quản lỷ mâu bệnh pham bệnh truyền nhiễm “, Hà Nội.
8. Bộ Y tế (2014),Quyết định số 601/QĐ-BYT ngày 20 tháng 2 năm 2014 về việc phê duyệt “Kế hoạch triển khai tiêm vắc xin phòng chống dịch sởi và tiêm vét vắc xin sởi”, Hà Nội.
9. Bộ Y tế (2014),Quyết định số 1484/QĐ-BYT ngày 26 tháng 4 năm 2014 về việc phê duyệt “Kế hoạch tiêm bổ sung vắc xin sởi miễn phỉ cho trẻ từ 2 tuổi đến dưới 10 tuổi tại một số tỉnh nguy cơ cao “, Hà Nội.
10. Bộ Y tế (2014),Quyết định số 1878/QĐ-BYT ngày 28 tháng 5 năm 2014 về việc phê duyệt “Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi – rubella (MR) trong Tiêm chủng mở rộng”, Hà Nội.
11. Bộ Y tế (2016),Quyết định số 16/QĐ-BYT ngày 06 tháng 01 năm 2016 về việc phê duyệt “Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi – rubella cho đối tượng trẻ 18 tháng tuổi và đối tượng 16 -17 tuổi”, Hà Nội.
12. Bộ Y tế (2014),Quyết định 4845/QĐ-BYT ngày 5 tháng 12 năm 2014 về việc phê duyệt “‘Hưởng dân giám sát và phòng chống bệnh sởi, rubella”, Hà Nội.
13. Bộ Y tế (2011),Thông tư số 26/2011/TT-BYT ngày 24 tháng 6 năm 2011của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi, đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh pham y tế bắt buộc, Hà Nội.
14. Bộ Y tế (2017), Thông tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17 tháng 10 năm 2017 của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi, đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh pham y tế bắt buộc, Hà Nội.
15. Nguyễn Nhật Cảm, Bùi Thị Mỹ Anh, Trần Hữu Bích (2017),“Một số yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch 8 loại vắc xin ở trẻ em dưới 1 tuổi tại Hà Nội, năm 2016”, Tạp chỉ Y học dự phòng, tập 27 (số 6).
16. Nguyễn Minh Hằng và cộng sự (2016),“Một số đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của bệnh sởi năm 2013 – 2014 ở miền Bắc Việt Nam”, Tạp chỉ Y học dự phòng, số 15 (188).
17. Hoàng Đức Hạnh và cộng sự (2015),“Mối liên quan giữa bệnh sởi và một số yếu tố thời tiết tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 – 2013”, Tạp chỉ Y học dự phồng, tập XXV, số 3 (163).
18. Trịnh Quân Huấn và cộng sự (2009),Cam nang phồng chống bệnh truyền nhiễm. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
19. Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia (2017),Dự thảo hướng dẫn kỹ thuật các hoạt động tiến tới loại trừ sởi.
20. Đặng Thị Thanh Huyền, Dương Thị Hồng, Bùi Huy Phương, Đặng Đức
Anh (2016),“Đánh giá tồn lưu miễn dịch với sởi ở trẻ từ 2 – 9 tháng tuổi tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương”. Tạp chỉ Y học dự phồng 2015,tập XXVI, số 6 (179). ~ „
21. Đặng Thị Thanh Huyền và cộng sự (2014),“Đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi
tại khu vực miền Bắc giai đoạn 2008 – 2012”, Tạp chỉ Y học dự phồng, số 8 (157).’ _ , ^
22. Đặng Thị Thanh Huyền, Dương Thị Hồng (2016),“Một số đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng của bệnh sởi tại Việt Nam năm 2013 – 2014”, Tạp chí Y học dự phòng, tập XXVI, số 4 (177).
23. Đặng Thị Thanh Huyền, Dương Thị Hồng, Hoàng Hồng Mai và cộng sự (2017),“Tình trạng kháng thể IgG kháng sởi ở các cặp mẹ – con đến khám thai và sinh tại bệnh viện Đa khoa Đông Anh, Hà Nội, năm 2016”, Tạp chỉ Y học dự phồng, tập XXVII, số 3.
24. Đặng Thị Thanh Huyền, Phạm Ngọc Đính, Nguyễn Văn Cường và cộng sự (2013),“Đánh giá đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin sởi cho trẻ em 18 tháng tuổi tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, năm 2012”, Tạp chỉ Y học dự phòng, tập XXIII, số 7 (143).
25. Ngô Khánh Hoàng, Đặng Thị Kim Hạnh, Nguyễn Nhật Cảm (2017),“Ảnh hưởng của loại hình tiêm chủng tới tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch 8 loại vắc xin ở trẻ em dưới 1 tuổi tại Hà Nội, năm 2016”, Tạp chỉ Y tế dự phồng, tập 28 (số 6).
26. Phan Trọng Lân và các cộng sự (2014),“Đặc điểm dịch tễ vụ dịch sởi tại khu vực phía Nam Việt Nam, 2013 – 2014”, Tạp chỉ Y tế dự phồng, Tập XXIV, So 3(152).
27. Phí Thị Hương Liên, Nguyễn Nhật Cảm (2017),“Thực trạng tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch 8 loại vắc xin ở trẻ em dưới 1 tuổi và yếu tố liên quan tại khu vực thành thị thành phố Hà Nội, năm 2016”, Tạp chỉ Y học dự phồng, tập 27 (số 6).
28. Đào Hữu Thân và cộng sự (2017),“Đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi tại Hà Nội giai đoạn 2010 – 2016”, Tạp chí Y học dự phòng, tập XXVII, số 3.
29. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (2012),Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 04/9/2012 phê duyệt Chương trình mục tiêu y tế quốc gia giai đoạn 2012-2015, Hà Nội.
30. Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm (1999),Ch/ thị số 21/1999/CT- TTg ngày 31/7/1999 về việc đay mạnh các hoạt động đảm bảo thực hiện mục tiêu thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh và khống chế bệnh sởi vào năm 2000, Hà Nội.
31. Nguyễn Ngọc Quỳnh, Đặng Thị Kim Hạnh, Ngô Khánh Hoàng và cộng sự (2015),“Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi tại Hà Nội”, Tạp chỉ Y học dự phòng, tập XXV, số 3 (163).
32. Sở Y tế Hà Nội (2017),Báo cáo tình hình dịch tại Hà Nộitại Hội nghị phòng chống dịch mùa đông xuân tháng 1/2018.
33. Nguyễn Vũ Sơn, Nguyễn Lê Khánh Hằng, Ngô Hương Giang và cộng sự (2015),“Căn nguyên vi rút hô hấp ở trẻ nhiễm vi rút sởi điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai, 2014”, Tạp chỉ Y học dự phòng, tập XXV, số 8 (168).
34. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (2013),Báo cáo tiến độ loại trừ bệnh sởi tại Việt Nam 2006 – 2012, Hà Nội.
35. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (2016),Báo cáo tổng kết nghiên cứu Dự án “Nâng cao năng lực nghiên cứu một số bệnh truyền nhiễm bị lãng quên “, Hà Nội.
36. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (2017),Báo cáo tại Hội nghị phòng chống dịch miền Bắc, tháng 11.2017.
37. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (2013),Báo cáo tổng kết Tiêm chủng mở rộng 2012.
38. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (2014),Báo cáo tổng kết Tiêm chủng mở rộng 2013.
39. Nguyễn Thị Thu Yến và cộng sự (2015),“Đặc điểm lan truyền và phân bố các trường hợp mắc trong vụ dịch sởi ở miền Bắc Việt Nam, 2013 – 2014”. Tạp chỉ Y học dự phòng, Tập XXV (số 8 (168): p. 81-88).
40. Nguyễn Thị Thu Yến, Vũ Hải Hà, Phạm Quang Thái và cộng sự (2014),“Một số đặc điểm bệnh sởi và rubella khu vực miền Bắc Việt Nam giai đoạn 2007 – 2011”, Tạp chỉ Y học dự phòng, tập XXIV, số 6 (155).
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Thông tin chung về bệnh sởi 3
1.1.1. Tác nhân gây bệnh 3
1.1.1.1. Vi rút sởi 3
1.1.1.2. Các kỹ thuật chẩn đoán xét nghiệm 5
1.1.2. Đặc điểm lâm sàng 7
1.1.3. Dịch tễ học bệnh sởi 9
1.1.4. Giám sát dịch tễ học 10
1.1.5. Nguyên tắc dự phòng và điều trị bệnh sởi 13
1.2. Tình hình dịch sởi trên thế giới và tại Việt Nam 14
1.2.1. Tình hình dịch sởi trên thế giới 14
1.2.2. Tình hình dịch sởi tại Việt Nam 17
1.3. Đặc điểm dịch tễ học phân tử bệnh sởi trên thế giới và Việt Nam 20
1.3.1. Phân bố kiểu gen vi rút sởi trên thế giới 20
1.3.2. Phân bố kiểu gen vi rút sởi tại Việt Nam 23
1.4. Đặc điểm miễn dịch học bệnh sởi 24
1.4.1. Tính kháng nguyên của vi rút sởi 24
1.4.2. Miễn dịch đối với bệnh sởi 24
1.5. Phòng bệnh sởi bằng vắc xin 32
1.5.1. Các loại vắc xin sởi 32
1.5.2. Tình hình sử dụng vắc xin trên thế giới và tại Việt Nam 33
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1. Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng bệnh sởi ở miền Bắc, năm 2013 –
2014 39
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 39
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 40
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 40
2.1.4. Thiết kế nghiên cứu 41
2.1.5. Cỡ mẫu 41
2.1.6. Chọn mẫu 41
2.1.7. Biến số nghiên cứu 41
2.1.8. Kỹ thuật thu thập số liệu 41
2.1.9. Xử lý, phân tích số liệu 43
2.1.10. Đạo đức trong nghiên cứu 43
2.2. Xác định đặc điểm dịch tễ học phân tử của vi rút sởi ở miền Bắc,
năm 2013 – 2014 44
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu 44
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu 44
2.2.3. Thời gian nghiên cứu 44
2.2.4. Thiết kế nghiên cứu 44
2.2.5. Cỡ mẫu và chọn mẫu 44
2.2.6. Biến số nghiên cứu 44
2.2.7. Kỹ thuật thu thập số liệu 44
2.2.8. Kỹ thuật xét nghiệm
2.2.9. Xử lý và phân tích số liệu 49
2.2.10. Đạo đức trong nghiên cứu 50
2.3. Xác định tình trạng miễn dịch với bệnh sởi của trẻ em từ 9 tuổi trở xuống và phụ nữ từ 16 đến 39 tuổi ở Hà Nội, năm 2013, trước thời điểm xảy ra dịch sởi 50
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu 50
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu 51
2.3.3. Thời gian nghiên cứu 51
2.3.4. Thiết kế nghiên cứu 51
2.3.5. Cỡ mẫu và chọn mẫu 51
2.3.6. Biến số nghiên cứu 51
2.3.7. Kỹ thuật thu thập số liệu 51
2.3.8. Các qui trình xét nghiệm 52
2.3.9. Xử lý phân tích số liệu 54
2.3.10. Đạo đức trong nghiên cứu 54
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 55
3.1. Đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng bệnh sởi tại miền Bắc, năm 2013 – 2014 55
3.1.1. Phân bố các trường hợp mắc sởi theo thời gian 55
3.1.2. Phân bố các trường hợp mắc sởi theo tỉnh 56
3.1.3. Phân bố các trường hợp mắc sởi theo vùng sinh thái 62
3.1.4. Phân bố các trường hợp mắc sởi theo tỉnh và thời gian 63
3.1.5. Phân bố số ca mắc sởi theo lứa tuổi
3.1.6. Tiền sử phơi nhiễm của các trường hợp mắc sởi 68
3.1.7. Tiền sử tiêm vắc xin của các trường hợp mắc sởi 69
3.1.8. Đặc điểm về triệu chứng lâm sàng 70
3.1.9. Phân bố theo nơi điều trị 71
3.1.10. Đặc điểm các trường hợp tử vong liên quan đến sởi 71
3.2. Đặc điểm dịch tễ học phân tử của vi rút sởi tại miền Bắc, năm 2013 – 2014 77
3.3. Tình trạng miễn dịch đối với sởi ở trẻ em từ 9 tuổi trở xuống và phụ nữ từ 16 – 39 tuổi tại Hà Nội, năm 2013, trước thời điểm xảy ra
dịch sởi 85
3.3.1. Phân bố các đối tượng theo nhóm tuổi 85
3.3.2. Phân bố hàm lượng kháng thể IgG theo nhóm tuổi, giới tính 86
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 91
4.1. Đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng bệnh sởi tại miền Bắc Việt Nam … 91
4.1.1. Phân bố theo khu vực địa lý 91
4.1.2. Sự lan truyền của bệnh sởi theo thời gian 93
4.1.3. Phân bố theo lứa tuổi và tình trạng tiêm chủng 95
4.1.4. Triệu chứng lâm sàng của các trường hợp mắc sởi 100
4.1.5. Các trường hợp tử vong 101
4.2. Đặc điểm dịch tễ học phân tử của vi rút sởi tại miền Bắc, năm 2013
– 2014 106
4.3. Tình trạng miễn dịch với bệnh sởi của trẻ em từ 1 đến 9 tuổi và phụ nữ từ 16 đến 39 tuổi ở khu vực Hà Nội năm 2013, trước thời điểm xảy ra dịch sởi 112
Recent Comments