Đánh giá chất lượng cuộc sống của trẻ hen phế quản và nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng

Luận văn Đánh giá chất lượng cuộc sống của trẻ hen phế quản và nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng.Hen phế quản là bệnh hô hấp mãn tính phổ biến nhất trên thế giới. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ hen có xu hướng ngày càng gia tăng, dự kiến tới năm 2025, toàn thế giới có khoảng 400 triệu người mắc hen. Hen phế quản gây ra những hậu quả làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, đến gia đình và xã hội. Ở Việt Nam, hiện nay chưa có con số chính xác về tỷ lệ mắc cũng như tỷ lệ tử vong do hen, nhưng theo dự kiến tỷ lệ này vào khoảng 4-5% thì sẽ có tới 4-5 triệu người mắc hen và như vậy tỷ lệ tử vong do hen không phải là thấp [3],[8],[23].

Hen phế quản là một bệnh dị ứng do nhiều nguyên nhân gây nên, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Trẻ em mắc hen phế quản dễ bị khởi phát cơn hen phế quản cấp khi tham gia các hoạt động gắng sức như chơi thể thao, khi chuyển mùa, khi tiếp xúc với dị nguyên… buộc trẻ phải nghỉ học nhiều ngày. Có tới 40% trẻ hen phế quản phải nghỉ học mỗi khi lên cơn hen phế quản cấp (trung bình trẻ bị hen phải nghỉ học 10-15 ngày/năm). Điều này làm trẻ cảm thấy không thoải mái thậm chí chán nản vì không theo kịp các bạn trong lớp. Ngoài ra, bệnh ảnh còn hưởng đến giấc ngủ, làm trẻ phải thức giấc trong đêm do phải ngồi dậy vì khó thở hoặc ho nhiều. Các triệu chứng hen về đêm khiến trẻ lo lắng, thậm chí hoảng sợ mỗi khi về đêm, rối loạn giấc ngủ làm trẻ mệt mỏi mỗi khi lên cơn hen cấp [12],[14],[16]. 

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00041

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Việc điều trị hen phụ thuộc nhiều yếu tố như nhận thức của bệnh nhân và gia đình về bệnh, trình độ chuyên môn của các các bác sỹ chuyên khoa, và điều kiện kinh tế xã hội. Thực tế ở Việt Nam cho thấy việc điều trị hen phế quản, đặc biệt điều trị dự phòng còn gặp nhiều khó khăn. Tại nhiều cơ sở y tế, nhiều bệnh nhân hen phế quản chưa được điều trị đúng và đủ theo phác đồ. Gia đình của một số trẻ hen phế quản khi ra viện không được tư vấn đầy đủ nên không dùng thuốc dự phòng hoặc dự phòng không đúng cách hoặc bỏ dự phòng làm cho hen tái phát dai dẳng và bệnh ngày càng nặng hơn. Thậm chí nhiều gia đình có cách nhìn không đúng về bệnh hen làm cho trẻ có cảm giác bị bỏ rơi vì bị hen.

WHO đã đưa ra tiêu chí chất lượng cuộc sống (Quality of life-100) gồm 100 câu hỏi trắc nghiệm để đo một số tiêu chí là:

• Mức độ sảng khoái về thể chất gồm:

o Sức khỏe o Tinh thần o Ăn uống o Ngủ, nghỉ

o Đi lại (giao thông, vận tải) o Thuốc men (y tế, chăm sóc sức khỏe)

• Mức độ sảng khoái về tâm thần

o Yếu tố tâm lý

o Yếu tố tâm linh (tín ngưỡng, tôn giáo)

• Mức độ sảng khoái về xã hội gồm:

o Các mối quan hệ xã hội kể cả quan hệ tình dục

o Môi trường sống (bao gồm cả môi trường xã hội: an toàn, an ninh, kinh tế, văn hóa, chính trị… và môi trường thiên nhiên).

Trên cơ sở đó chất lượng cuộc sống được định nghĩa như một cảm nhận có tính cách chủ quan của cá nhân đặt trong bối cảnh môi trường xã hội và thiên nhiên [43]

Chất lượng sống liên quan sức khỏe là khả năng thực hiện các chức năng hàng ngày như các hoạt động thể chất, các biểu hiện cảm xúc, khả năng tham gia các hoạt động xã hội.

Chất lượng cuộc sống là một trong các tiêu chí cần hướng tới khi quản lý và điều trị các bệnh mãn tính. Trẻ hen phế quản thường hạn chế khả năng học tập, vui chơi, sinh hoạt so với các trẻ khỏe mạnh do các triệu chứng của bệnh. Một số trẻ tỏ ra bi quan, chán nản vì bệnh tật, vì không theo kịp bạn bè, vì mặc cảm thấy mình là gánh nặng cho gia đình, chất lượng cuộc sống giảm sút. Hiện nay các công trình nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của trẻ hen phế quản ở Việt nam còn chưa nhiều. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài ” Đánh giá chất lượng cuộc sống của trẻ hen phế quản và nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng” với 2 mục tiêu:

1. Đánh giá chất lượng cuộc sống của trẻ em bị cơn hen phế quản cấp theo thang điểm Juniper.

2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của trẻ hen phế quản.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 15

1.1. Định nghĩa 15

1.2. Hậu quả do hen phế quản gây ra 15

1.3. Yếu tố nguy cơ khởi phát cơn hen cấp 16

1.3.1. Viêm nhiễm đường hô hấp do virus 16

1.3.2. Dị nguyên dạng hít 16

1.3.3. Khói thuốc lá 17

1.3.4. Ô nhiễm môi trường 17

1.3.5. Hoạt động gắng sức 18

1.3.6. Thay đổi cảm xúc 18

1.3.7. Thay đổi thời tiết 18

1.4. Cơ chế bệnh sinh HPQ 18

1.4.1. Viêm đường thở 19

1.4.2. Tăng tính phản ứng phế quản 20

1.4.3. Tái tạo lại đường thở 20

1.5. Chẩn đoán cơn hen cấp 22

1.6. Điều trị cơn hen cấp tại bệnh viện 25

1.7. Phòng bệnh 27

1.7.1 .Phòng bệnh tiên phát 27

1.7.2. Phòng bệnh thứ phát 27

1.8. Chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân HPQ 28

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

2.1. Đối tượng nghiên cứu 34

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 34

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 34

2.2. Chẩn đoán hen phế quản 34

2.2.1. Chẩn đoán hen phế quản ở trẻ trên 5 tuổi 34

2.2.2. Phân bậc HPQ ở trẻ trên 5 tuổi 36

2.2.3. Đánh giá mức độ nặng của cơn hen cấp 36

2.2.4. Đánh giá mức độ kiểm soát hen 37

2.3. Công cụ đánh giá CLCS 37

2.4. Phương pháp nghiên cứu 39

2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 39

2.4.2. Phương pháp chọn mẫu 39

2.4.3. Các biến số nghiên cứu 39

2.5. Các bước tiến hành nghiên cứu 40

2.6. Phân tích và xử lý số liệu 41

2.7. Thời gian nghiên cứu 41

2.8. Đạo đức trong nghiên cứu 41

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43

3.1 Đặc điểm trẻ HPQ trong nhóm nghiên cứu 43

3.1.1 Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi 43

3.1.2 Phân bố bệnh nhân theo giới 43

3.1.3 Môi trường sống 44

3.1.4 Phân bố bậc hen 45

3.1.5 Đặc điểm cơn hen cấp 45

3.1.6 Kiểm soát hen 46

3.1.7 Trẻ đã được dự phòng hen 46

3.1.8 Chức năng hô hấp 47

3.2. Đánh giá chất lượng cuộc sống của trẻ HPQ theo thang điểm JUNIPER47

3.2. 1 Điểm trung bình chung toàn nhóm 47

3.2.2 Điểm cụ thể mỗi câu 48

3.2.3 Điểm đối với các câu hỏi về hạn chế hoạt động 50

3.2.4 Điểm đối với các câu hỏi về triệu chứng HPQ 51

3.2.5 Điểm đối với các câu hỏi về thay đổi cảm xúc 52

3.2.6 Điểm trung bình theo từng nhóm triệu chứng 53

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ bị HPQ 54

3.3.1 Mối liên quan giữa môi trường sống và chất lượng cuộc sống 54

3.3.2 Mối liên quan giữa giới và chất lượng cuộc sống 55

3.3.3 Mối liên quan giữa bậc hen và chất lượng cuộc sống 56

3.3.4 Mối liên quan giữa độ nặng của cơn hen cấp và chất lượng cuộc sống56

3.3.5 Mối liên quan giữa kiểm soát hen và chất lượng cuộc sống 57

3.3.6 Mối liên quan giữa điều trị dự phòng hen và chất lượng cuộc sống ….58

3.3.7. Mối liên quan giữa chức năng hô hấp và chất lượng cuộc sống… 59

Chương 4: BÀN LUẬN 60

4.1 ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN HEN PHẾ QUẢN ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA

MIỄN DỊCH – DỊ ỨNG BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG 60

4.1.1. Tuổi và giới 60

4.1.2. Môi trường sống 61

4.1.3 Phân bố bậc hen 61

4.1.4 Đặc điểm cơn hen cấp 62

4.1.5 Kiểm soát hen 62

4.1.6 Sử dụng thuốc dự phòng 62

4.1.7 Chức năng hô hấp 63

4.2 CHẤT LƯỢNG CUỘC CỦA TRẺ HEN PHẾ QUẢN 63

4.2.1 Chất lượng cuộc sống của trẻ HPQ 63

4.2.2 Các biểu hiện hạn chế hoạt động 65

4.2.3 Các biểu hiện triệu chứng hen phế quản 66

4.2.4 Các thay đổi cảm xúc của trẻ hen phế quản 67

4.2.5 Phân tích theo các nhóm triệu chứng 67

4.3 YẾU T Ô ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SÔNG CỦA

TRẺ EM BỊ HEN PHẾ QUẢN 68

4.3.1 Mối liên quan giữa môi trường sống và chất lượng cuộc sống 68

4.3.2 Mối liên quan giữa giới và chất lượng cuộc sống 69

4.3.3 Mối liên quan giữa bậc hen và CLCS 70

4.3.4 Mối liên quan giữa cơn hen cấp và CLCS 70

4.3.5 Mối liên quan giữa kiểm soát hen và chất lượng cuộc sống 70

4.3.6 Mối liên quan giữa điều trị dự phòng hen và chất lượng cuộc sống ….71

4.3.7. Chức năng hô hấp và chất lượng cuộc sống 71

KẾT LUẬN 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

PHỤ LỤC 

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Văn Đoàn “ Bƣớc đầu đánh giá hiệu quả lâm sàng và kinh tế của điều trị dự phòng HPQ bằng Seretide diungmiendich.com.vn/diung/serviceView_294__467.html
2. Phan Quang Đoàn, Tôn Kim Long (2006), “Độ lƣu hành hen phế quản trong học sinh một số trƣờng học ở Hà nội và tình hình sử dụng Seretide dự phòng hen trong các đối tƣợng này”, Tạp chí Y học thực hành- số 6, tr 15-17.
3. Lê Thị Thúy Hằng (2007), “Một số yếu tố ảnh hƣởng đến độ nặng cơn hen và hiệu quả của Salbutamol khí dung với bình xịt định liều trong điều trị cơn hen cấp ở trẻ em”. Luận văn Thạc sĩ Y học Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Lê Thị Hồng Hanh (2002), “Một số nhận xét về tình hình HPQ trẻ em tại khoa Hô hấp- Viện Nhi Trung ƣơng”, Tạp chí Y học thực hành, số 5/2002, tra. 47-49.
5. Trần Thúy Hạnh và cộng sự “Dịch tễ học và tình hình kiểm soát hen phế quản ở ngƣời trƣởng thành Việt Nam” http://tdcbachmai.edu.vn/209/print-article.bic
6. Mai Lan Hƣơng (2006). “Một số yếu tố liên quan đến độ nặng và hiệu quả của Seretide trong điều trị dự phòng hen phế quản trẻ em”. Luận văn thạc y khoa, chuyên ngành Nhi khoa. Trường Đại học Y Hà Nội.7. Tôn Thị Minh (2009). “Nghiên cứu thực trạng bệnh HPQ và chỉ số PEAKFLOW ở học sinh tiểu học và trung học cơ sở Thành phố Thái Nguyên” . Luận văn Thạc sỹ Y Học.
8. Trần Quỵ (2007) “Cập nhật về hen phế quản ở trẻ em, dịch tễ học hen phế quản”, Hội thảo cập nhật kiến thức nhi khoa lần thứ V, Hà nội.
9. Lê Thị Lệ Thảo, Nguyễn Thị Diệu Thúy (2012) “Đặc điểm cơn hen cấp của trẻ hen phế quản điều trị nội trú tại bệnh viện Nhi trung ƣơng” Tạp chí Y học Việt nam- Tập 397- trang 92-98
10. Vũ Lê Thủy (2010), “Đánh giá hiệu quả của Flixotide trong điều trị dự phòng hen phế quản”. Luận văn thạc sỹ y học trường ĐH Y Hà Nội.
11. Đào Minh Tuấn, Lê Thị Hồng Hanh (2003), “Bệnh nhi hen phế quản trẻ em vào điều trị tại khoa hô hấp A16-bệnh viện nhi Trung Ƣơng”. Tạp chí y học thực hành, số 463, tr.179-182

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/