Đánh giá hiệu quả của Autoflow trong thông khí nhân tạo xâm nhập phương thức VCV – A/C trên bệnh nhân COPD
Luận văn Đánh giá hiệu quả của Autoflow trong thông khí nhân tạo xâm nhập phương thức VCV – A/C trên bệnh nhân COPD.Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một tình trạng bệnh lý đặc trưng bởi sự hạn chế mạn tính dòng khí thở ra do viêm phế quản mạn, giãn phế nang, hen phế quản [26]. Suy hô hấp cấp (SHHC) là nguyên nhân tử vong chính của các đợt cấp COPD. Điều trị đúng và sớm bằng thuốc giãn phế quản, kháng sinh, corticoid, tiêu đờm là biện pháp cơ bản, giúp phần lớn bệnh nhân thoát được đợt cấp này. Tuy vậy, gần nửa số bệnh nhân (BN) nhập viện vì SHHC do đợt cấp COPD phải thông khí xâm nhập (TKXN) qua ống nội khí quản. TKXN thực sự là biện pháp sống còn cho SHHC do đợt cấp COPD, nó cải thiện thông khí phế nang, giảm công hô hấp, giúp cơ hô hấp có thời gian phục hồi trong khi chờ đợi các biện pháp nội khoa có kết quả.
Những đặc điểm sinh lí bệnh đặc trưng của COPD (như căng phổi quá mức (CPQM) và PEEP nội sinh (auto-PEEP)) làm BN khó khởi động máy thở, tăng công thở, giảm cung lượng tim, tụt huyết áp, tràn khí màng phổi (TKMP), chậm thôi thở máy, tăng nguy cơ biến chứng và tử vong [17], [24], [28]. Vậy một chiến lược TKXN lí tưởng là phải làm giảm nhiều nhất CPQM và auto-PEEP.
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00141 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
TKXN hỗ trợ kiểm soát thể tích (VCV-A/C) có ưu điểm kiểm soát thể tích trong từng nhịp thở nhờ vậy thể tích khí lưu thông của bệnh nhân được ổn định nên gần đây phương thức này được các nhà lâm sàng ưa dùng trên những BN COPD. Nhược điểm của phương thức thở này đó là cung cấp dòng chảy cố định, do đó khi có một nỗ lực hay một thay đổi của BN sẽ dẫn tới tình trạng BN khó chịu và chống máy. Mặt khác, những hiểu biết về lợi ích của việc cho phép bệnh nhân có những nhịp thở tự nhiên khi thông khí nhân tạo ngày càng được đề cao, các lợi ích được đề cập đến bao gồm: cho phép phân phối khí vào các vùng phổi dễ dàng một cách sinh lí với một áp lực thấp nhất; cho phép duy trì dao động màng phổi, giảm áp lực lồng ngực, tạo thuận lợi cho tuần hoàn trở về nhờ đó giảm ảnh hưởng bất lợi trên huyết động. Vì vậy việc duy trì nhịp thở tự nhiên và tạo thuận lợi cho các nhịp thở đó là điều cần thiết đặc biệt là những bệnh nhân có tổn thương tắc nghẽn đường thở nặng như trong COPD.
Autoflow® là một phương thức mới được phát triển trên các dòng máy thở hiện đại của hãng Drager. Autoflow được dùng để kết hợp với các phương thức thông khí nhân tạo kiểm soát thể tích nhằm khắc phục những nhược điểm của các phương thức này, cơ chế điều hành kép – đảm bảo thể tích phân phối cho phổi nhưng kiểm soát áp lực với mục tiêu duy trì áp lực thấp nhất có thể được (dual mode).
Hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu đề cập vai trò của việc kết hợp VCV-A/C với Autoflow trên bệnh nhân đợt cấp COPD có TKXN. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả của Autoflow trong thông khí nhân tạo xâm nhập phương thức VCV – A/C trên bệnh nhân COPD ” nhằm 2 mục tiêu:
1. Nhận xét các thông số lâm sàng và khí máu trên bệnh nhân đợt cấp COPD có TKNTXNphương thức VCV- A/C kết hợp Autoflow.
2. Đánh giá thay đổi thông số cơ học hô hấp (thể tích, áp lực, độ giãn nở của phổi và sức cản đường thở) trên BN đợt cấp COPD có TKXN XNphương thức VCV- A/C kết hợp Autoflow.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ COPD 3
1.1.1 Khái niệm và định nghĩa 3
1.1.2.Sinh lí bệnh học COPD 3
1.1.3. Đợt cấp COPD 6
1.2. THÔNG KHÍ NHÂN TẠO XÂM NHẬP TRÊN BN COPD 9
1.2.1. Mục tiêu của TKNT: 10
1.2.2. Chỉ định TKNT XN: 10
1.3. AUTOFLOW® 15
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 18
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn BN 18
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 18
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.2.1. Loại nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu 18
2.2.2. Cỡ mẫu: Thuận tiện 18
2.2.3. Phương tiện 19
2.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu 19
2.2.5. Tiến hành xử lý số liệu: 22
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23
3.1. ĐẶC ĐIỂM VÀ KẾT QUẢ CHUNG NHÓM BỆNH NHÂN
NGHIÊN CỨU 23
3.1.1. Đặc điểm chung nhóm bệnh nhân nghiên cứu 23
3.1.2. Kết quả điều trị chung 27
3.2. CÁC THÔNG SỐ LÂM SÀNG – CẬN LÂM SÀNG VÀ KHÍ MÁU 31
3.2.1. Diễn biến nhịp tim – HATB theo thời gian 31
3.2.2. Diễn biến nhịp thở theo thời gian 32
3.2.3. Diễn biến SpO2 theo thời gian 33
3.2.4. Diễn biến nhịp thở – MLCT theo thời gian 34
3.2.5. Diễn biến PaO2 theo thời gian 34
3.2.6. Diễn biến P/F theo thời gian 35
3.2.7. Diễn biến HCO3- theo thời gian 36
3.2.8. Diễn biến pH theo thời gian 36
3.2.9. Diễn biến PaCO2 theo thời gian 37
3.3. CÁC THÔNG SỐ CƠ HỌC PHỔI 38
3.3.1. Diễn biến chung sau 1h thở phương thức VCV-A/C +Autoflow. 38
3.3.2. Diễn biến Pmean theo thời gian 39
3.3.3. Diễn biến PIP theo thời gian 39
3.3.4. Diễn biến C( Compliance) theo thời gian 40
3.3.5. Diễn biến R( Resistance) theo thời gian 40
3.3.6. Diễn biến MV theo thời gian 41
3.3.7. Diễn biến Vte theo thời gian 42
CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN 43
4.1. BÀN LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG BN 43
4.1.1. Tuổi và giới 43
4.1.2. Tiền sử bệnh tật 43
4.1.3. Yếu tố nguy cơ khởi phát đợt cấp COPD 45
4.1.4. Bàn luận về đặc điểm lâm sàng – cận lâm sàng chung khi vào viện. . 46
4.1.5. Bàn luận về kết quả điều trị 47
4.2. BÀN LUẬN SỰ TÁC ĐỘNG LÊN CÁC THÔNG SỐ LÂM SÀNG –
CẬN LÂM SÀNG VÀ KHÍ MÁU 52
4.2.1. Bàn luận về diễn biến nhịp thở, nhịp tim, HATB, MLCT, SPO2. 52
4.2.2. Bàn luận về diễn biến các chỉ số khí máu theo thời gian 53
4.3. BÀN LUẬN SỰ TÁC ĐỘNG LÊN CƠ HỌC PHỔI 55
4.3.1. Bàn luận sự thay đổi các áp lực đường thở 55
4.3.2. Bàn luận sự thay đổi các thông số thể tích (Biểu đồ 3.7 – 3.8). … 56
4.3.3. Bàn luận sự thay đổi các thông số C,R 57
KẾT LUẬN 59
KIẾN NGHỊ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bộ y tế (2002): Phenobarbital. Trong: Dược thư Quốc gia Việt Nam. NXB Y học, Hà Nội: 779 – 783.
2. Bộ y tế (2000): Niên giám thống kê y tế, Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Dụ (2002): Đánh giá độ nặng của ngộ độc cấp bằng bảng điểm PSS của IPCS (WHO). Trong: Công trình nghiên cứu khoa học 2001-2002, Bệnh viện Bạch Mai, tập 1. NXB Y học, Hà Nội: 69 – 74.
4. Nguyễn Thị Dụ (2011): Ngộ độc cấp Barbituric. Trong: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa (Chủ biên: Nguyễn Quốc Anh). NXB Y học, Hà Nội: 195-197.
5. Nguyễn Thị Dụ và cộng sự (1999): Thuốc an thần gây ngủ. Trong: Tư vấn chẩn đoán và xử trí nhanh ngộ độc cấp, tập 2. NXB Y học, Hà Nội: 609-617.
6. Phạm Duệ , Ngô Đức Ngọc (2011): Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ngộ độc Rotundin. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 74(3): 91-95.
7. Phạm Duệ và cộng sự (2010): Điều tra nghiên cứu một số thuốc thường gặp tại Bệnh viện. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Bệnh viện Bạch Mai.
8. Nguyễn Tiến Dũng (2004): Đánh giá hiệu quả của hỗn dịch than hoạt – sorbitol (antipois) trong ngộ độc cấp đường tiêu hoá. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Y học trường Đại học Y Hà Nội.
9. Vũ Văn Đính và cộng sự (2001): Ngộ độc barbituric. Trong: Cấp cứu ngộ độc. NXB Y học, Hà Nội: 28 – 34.
10. Vũ Văn Đính và cộng sự (2005): Ngộ độc barbituric. Trong: Hồi sức cấp cứu toàn tập. NXB Y học, Hà Nội: 367 – 372.11. Ngô Hữu Hà (2004): Nghiên cứu tình hình ngộ độc cấp các thuốc thường gặp tại Trung tâm chống độc Bạch Mai trong hai năm 2002-2003. Luận văn Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II trường Đại học Y Hà Nội.
12. Nguyễn Trần Thị Giáng Hương (2004): Thuốc ngủ. Trong: Dược lý học lâm sàng (Chủ biên: Đào Văn Phan). NXB Y học, Hà Nội: 134 – 146.
13. Hà Trần Hưng, Phạm Duệ (2011): Nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi gây ngộ độc một số thuốc ngủ và an thần thường gặp. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 75(4): 76-79.
14. Phạm Thanh Kỳ (1998): Bình Vôi. Trong: Bài giảng Dược liệu, tập 2. NXB Y học, Hà Nội: 79-83.
15. Đào Văn Phan (2004): Thuốc an thần. Trong: Dược lý học lâm sàng (Chủ biên: Đào Văn Phan). NXB Y học: 187 – 205.
16. Nguyễn Thị Minh Tâm (2001): Đánh giá mức độ nặng của ngộ độc cấp bằng bảng PSS của IPCS. Luận văn Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II Trường Đại học Y Hà Nội.
17. Bế Hồng Thu, Phạm Duệ, Hà Trần Hưng (2002): Ngộ độc Rotunda. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 19(3): 3-5.
18. NguyễnThị Kim Thoa (2002): Đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng Ngộ độc cấp trẻ em taị bệnh viện nhi đồng 1 từ 1997-2000. Luận án tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
19. Lê Thị Diễm Tuyết (1998): Nhận xét tình hình ngộ độc thuốc ngủ và thuốc an thần tại khoa HSCC A9 – Bệnh viện Bạch Mai từ 1/1995 đến 6/1998. Trong: Công trình nghiên cứu khoa học 1997-1998, Bệnh viện Bạch Mai, tập 1. NXB Y học, Hà Nội: 38-43.
20. Đặng Thị Xuân (1998): Tình hình ngộ độc cấp tại khoa HSCC A9 Bệnh viện Bạch Mai 1996-1997. Trong: Công trình nghiên cứu khoa học 1997- 1998, Bệnh viên Bạch Mai, tập 1. NXB Y học, Hà Nội: 93-99.21. Đặng Thị Xuân, Nguyễn Thị Dụ (2000): Đối chiếu nồng độ barbituric máu với bệnh cảnh lâm sàng trong ngộ độc cấp barbituric. Trong: Công trình nghiên cứu khoa học 1999-2000, Bệnh viện Bạch Mai, tập 1. NXB Y học, Hà Nội: 213 – 223
Recent Comments