Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô buồng trúng tái phát tại bệnh viện K

Luận văn Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô buồng trúng tái phát tại bệnh viện K.Ung thư biểu mô buồng trứng là bệnh lý ác tính xuất phát từ các tế bào lớp biểu mô của buồng trứng, là bệnh hay gặp trong các ung thư phụ khoa, chỉ đứng sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung [10].

Trên thế giới: Phụ nữ một số quốc gia ở Bắc Mỹ và Bắc Âu có nguy cơ mắc UTBMBT cao, ngược lại phụ nữ Nhật Bản và các quốc gia đang phát triển có nguy cơ mắc UTBMBT thấp hơn. Phụ nữ châu Phi di cư đến sống tại Mỹ có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn phụ nữ bản địa [59].

Ở Mỹ năm 2008 ghi nhận 24.000 trường hợp mới mắc, 16.000 phụ nữ tử vong vì căn bệnh này. Tính chung trong suốt cuộc đời, 1 phụ nữ Mỹ có nguy cơ 1/70 mắc bệnh ung thư buồng trứng tại một thời điểm nào đó [24].

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00101

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Năm 2010 Việt Nam có 2.185 ca Ung thư buồng trứng mới mắc, chiếm tỷ lệ 4,9/100.000 dân, đứng thứ 8 trong các ung thư nữ giới. Ước tính đến năm 2020, cả nước có 5.548 ca Ung thư buồng trứng mới mắc [3].

Về mô bệnh học, có 80 – 90% ung thư buồng trứng là loại biểu mô, 10 – 15% là ung thư tế bào mầm, và khoảng 5% ung thư có nguồn gốc mô đệm [6].

Khoảng 70 – 75% bệnh nhân UTBMBT được chẩn đoán ở giai đoạn 

bệnh đã lan tràn ra ổ phúc mạc [10]. Nên các biện pháp điều trị chỉ là tạm thời, hầu hết bệnh nhân xuất hiện tái phát sau điều trị bước 1. Bệnh càng muộn, càng sớm tái phát.

Ung thư buồng trứng tái phát được định nghĩa là bệnh xuất hiện trở lại sau 6 tháng kể từ lúc hoàn thành điều trị ban đầu. Các trường hợp xuất hiện triệu chứng trong thời gian 6 tháng được xem là bệnh tiên phát chưa lui bệnh hoàn toàn, không xếp vào nhóm tái phát.

Đối với UTBMBT tái phát ổ bụng, người ta có thể điều trị bước 2, bằng phẫu thuật công phá u tối đa kết hợp với hoá chất bổ trợ. Tỷ lệ sống thêm ở giai đoạn này phụ thuộc vào mức độ lan rộng của bệnh và thành công của điều trị phẫu thuật, hoá chất. Trong đó, kết quả phẫu thuật (tối ưu hay không tối ưu) đóng vai trò quan trọng nhất.

Trong thực hành điều trị tại Bệnh viện K Trung ương, ngày càng nhiều bệnh nhân UTBMBT tái phát được phát hiện và điều trị bước 2. Dù mục đích điều trị tái phát chỉ là điều trị tạm thời, nhưng cũng có nhiều bệnh nhân sau điều trị tái phát có được thời gian sống thêm khá tốt.

Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, ở Bệnh viện K Trung ương cũng như cả nước ta, chưa có nghiên cứu nào về chẩn đoán và điều trị UTBMBT tái phát.

Để góp phần tìm hiểu về chẩn đoán và kết quả điều trị bệnh UTBMBT tái phát ở Bệnh viện K trung ương, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với 2 mục tiêu:

1. Mô tả một số đặc điểm tái phát của Ung thư biểu mô buồng trứng.

2. Đánh giá kết quả điều trị Ung thư biểu mô buồng trứng tái phát bằng

phẫu thuật kết hợp hóa trị tại bệnh viện K.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 11
1.1. GIẢI PHẪU, MÔ HỌC CỦA BUỒNG TRỨNG 11
1.1.1. Giải phẫu của buồng trứng 11
1.1.2 Mô học của buồng trứng: 13
1.2. CHỨC NĂNG CỦA BUỒNG TRỨNG 14
1.3. DỊCH TỄ HỌC 15
1.3.1. Trên thế giới 15
1.3.2. Tại Việt Nam 15
1.4. NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ 15
1.5. MÔ BỆNH HỌC UNG THƯ BIỂU MÔ BUỒNG TRỨNG 17
1.6. CHẨN ĐOÁN UTBMBT TÁI PHÁT 18
1.6.1. Đặc điểm lâm sàng của UTBMBT tái phát 18
1.6.2. Cận lâm sàng 19
1.6.3. Chẩn đoán mô bệnh học 22
1.6.4. Chẩn đoán giai đoạn UTBT tái phát 22
1.7. ĐIỀU TRỊ 22
1.7.1. Điều trị phẫu thuật 22
1.7.2. Điều trị hóa chất 23
1.7.3. Điều trị tia xạ 25
1.7.4. Điều trị nội tiết 25
1.7.5. Điều trị sinh học, điều trị đích 25
1.7.6. Điều trị toàn trạng, hỗ trợ tinh thần 26
1.7.7. Điều trị triệu chứng và chăm sóc giảm nhẹ 26
1.8. CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG 26
1.8.1 Tuổi: 26
1.8.2 Thời gian tái phát sau điều trị bước 1 27
1.8.3 Mô bệnh học 27
1.8.4 Mức độ lan rộng của tái phát: 27
1.8.5 Thể tích u tồn dư sau mổ lại 27
1.8.6 Nồng độ CA 125 28
1.8.7. Mức độ đáp ứng với hóa chất 28
1.8.8 Các yếu tố khác 28
1.9. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VỀ UTBMBT TIÊN PHÁT
VÀ UTBMBT TÁI PHÁT 28
1.10. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VỀ UTBMBT TÁI PHÁT 29
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 31
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn lựa bệnh nhân: 31
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 31
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.2.1. Loại thiết kế nghiên cứu: 31
2.2.2. Cỡ mẫu: 31
2.2.3. Các bước tiến hành thu thập thông tin: 32
2.3. CÁC BIẾN SỐ VÀ CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU 32
2.3.1. Các chỉ tiêu lâm sàng và cận lâm sàng: 32
2.3.2 Kết quả điều trị ung thư biểu mô buồng trứng tái phát 33
2.4. MÔ TẢ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH
GIÁ QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH UNG THƯ BIỂU MÔ BUỒNG TRỨNG TÁI PHÁT TẠI BỆNH VIỆN K TRUNG ƯƠNG 34
2.4.1. Điều trị phẫu thuật lại 34
2.4.2. Điều trị hoá chất 37
2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU 40
2.6. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 40
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH UNG THƯ BIỂU MÔ BUỒNG
TRỨNG TÁI PHÁT 42
3.1.1. Tuổi 42
3.1.2. Thời gian tái phát sau điều trị bước 1 43
3.1.3. Thể trạng bệnh nhân lúc vào viện 43
3.1.4. Triệu chứng tái phát đầu tiên 44
3.1.5. Triệu chứng lâm sàng thực thể 44
3.1.6. Tổn thương trên siêu âm 45
3.1.7. Tổn thương trên chụp cắt lớp vi tính 45
3.1.8. Kết quả xét nghiệm CA 125 lúc vào viện 46
3.1.9. Tổn thương trong mổ 46
3.1.10. So sánh chẩn đoán siêu âm với tổn thương trong mổ 47
3.1.11. So sánh chẩn đoán CLVT ổ bụng với tổn thương trong mổ 47
3.1.12. Kích thước tổn thương tái phát lớn nhất trong mổ 48
3.1.13. Số vị trí tổn thương tái phát trong mổ 48
3.1.14. Khả năng giải quyết tổn thương trong mổ 49
3.1.15. Biến chứng của phẫu thuật 49
3.1.16. Kết quả xét nghiệm CA 125 sau mổ 50
3.1.17. Đặc điểm mô bệnh học sau mổ 51
3.1.18. Phác đồ hóa chất được lựa chọn điều trị 52
3.1.19. Số đợt hóa chất đã điều trị 52
3.1.20. Kết quả xét nghiệm CA 125 sau điều trị hóa chất 53
3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH UNG THƯ TÁI BẰNG PHẤU
THUẬT KẾT HỢP HÓA ĐIỀU TRỊ 53
3.2.1. Thời gian sống thêm toàn bộ 53
3.2.2. Thời gian sống thêm không bệnh 54
3.2.3. Đánh giá đáp ứng sau điều trị hóa chất 55
3.2.4. Phân tích ảnh hưởng của thời gian tái phát sau điều trị bước 1 đến thời
gian sống thêm toàn bộ: 55
3.2.5. Phân tích ảnh hưởng của nồng độ CA 125 lúc vào viện đến thời
gian sống thêm toàn bộ: 56
3.2.6. Phân tích ảnh hưởng của kết quả phẫu thuật đến thời gian sống thêm57
3.2.7.  Phân tích ảnh hưởng c ủ a lo ại phác đồ hóa ch ất đến th ời gian s ố ng thêm: 58
3.2.8. Phân tích ảnh hưởng của nồng độ CA 125 sau điều trị hóa chất đến
thời gian sống thêm toàn bộ: 59
4.1. Về một số đặc điểm của bệnh ung thư biểu mô buồng trứng tái phát . 61
4.1.1. Tuổi 61
4.1.2. Về thời gian tái phát sau điều trị bước 1 62
4.1.3. Về triệu chứng tái phát đầu tiên 63
4.1.4. Về triệu chứng lâm sàng thực thể 64
4.1.5. Bàn luận về giá trị CA 125 trong chẩn đoán tái phát, đánh giá kết
quả điều trị: 65
4.1.6. Bàn luận về tổn thương trong mổ 67
4.1.7. Về khả năng giải quyết tổn thương trong mổ 69
4.1.8. Về đặc điểm mô bệnh học sau mổ 70
4.1.9. Về phác đồ hóa chất được lựa chọn điều trị 71
4.1.10. Về số đợt hóa chất đã điều trị 72
4.1.11. Về sự đáp ứng với hóa chất 72
4.2. Bàn luận kết quả điều trị bệnh ung thư biểu mô buồng trứng tái phát
bằng phẫu thuật kết hợp hóa trị 73
4.2.1. Thời gian sống thêm toàn bộ 73
4.2.2 Về thời gian sống thêm không bệnh 73
4.2.3 Bàn luận về liên quan giữa thời gian tái phát sau điều trị bước 1
đến thời gian sống thêm toàn bộ: 74
4.2.4. Về ảnh hưởng của kết quả phẫu thuật đến thời gian sống thêm … 75
4.2.5. Về ảnh hưởng của loại phác đồ Hóa chất đến thời gian sống thêm: 76
KẾT LUẬN 77
KIẾN NGHỊ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/