Đánh giá kết quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng phẫu thuật và hóa chất tại bệnh viện phổi trung ương
Luận văn Đánh giá kết quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng phẫu thuật và hóa chất tại bệnh viện phổi trung ương.Ung thư phổi là bệnh lý ác tính thường gặp, có tỉ lệ mắc cao và đang gia tăng trên thế giới [49, 54, 63]. Bệnh gặp ở cả hai giới nam và nữ nhưng thường gặp hơn ở nam giới và nguyên nhân có liên quan đến hút thuốc lá. Ung thư phổi (UTP) đứng đầu trong các nguyên nhân gây tử vong do ung thư ở hai giới không chỉ ở Hoa Kỳ mà còn trên toàn cầu. Do tính phổ biến và kết quả điều trị của bệnh còn rất thấp nên UTP vẫn là vấn đề nhức nhối của y học cũng như của sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới.
UTP là loại ung thư đứng thứ 2 tại Mỹ nhưng tỉ lệ tử vong lại đứng hàng đầu [43].Tử vong do UTP nhiều hơn số tử vong do ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến và ung thư đại trực tràng cộng lại [41].
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00111 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Theo thống kê của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, riêng ở Mỹ ước tính năm 2012 có 226.160 trường hợp UTP mới được phát hiện (trong đó 90% là người hút thuốc lá) chiếm 14% tổng số ung thư được chẩn đoán và 160.340 ca tử vong do bệnh này chiếm 28% tử vong do ung thư [37].
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2002 UTP đứng thứ nhất ở nam giới (30,9%) và đứng thứ 5 ở nữ giới (12,6%) [1].
Trên thế giới tỷ lệ nam giới mắc bệnh UTP cao nhất ở Hungary, Ba Lan. Theo số liệu của Cơ quan nghiên cứu ung thư Quốc tế (IARC) năm 2002, UTP tại Việt Nam đứng đầu trong khu vực. Tại Hà Nội bệnh đứng thứ nhất ở nam giới và đứng thứ 3 ở nữ sau ung thư vú và dạ dày. Tại thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ mắc ung thư phổi đứng thứ 2 ở nam sau ung thư gan và thứ 4 ở nữ sau ung thư cổ tử cung, vú, đại trực tràng [1], [2], [3], [5].
UTP là ung thư tiến triển nhanh, tiên lượng xấu. Các triệu chứng lâm sàng ở giai đoạn sớm thường không đặc hiệu và dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn khác của phế quản phổi. Chỉ có 15% các trường hợp được phát hiện khi tổn thương còn khu trú, còn có thể phẫu thuật triệt để được còn đa số bệnh thường được chẩn đoán ở giai đoạn tiến triển không còn khả năng phẫu thuật, trong một thống kê gần đây cho thấy tỉ lệ này chiếm 75% [46].
Về phương diện tổ chức học UTP được chia làm 2 nhóm chính: UTP không tế bào nhỏ và UTP tế bào nhỏ. Với hai loại này phương pháp điều trị cũng rất khác nhau.
Thường gặp hơn cả là UTP không tế bào nhỏ chiếm khoảng 85% [37], có mức độ ác tính thấp hơn loại tế bào nhỏ. Chỉ định điều trị phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Phẫu thuật là phương pháp điều trị tích cực nhất với bệnh nhân ở giai đoạn T1-3, N0-2. Trên thế giới hiện nay việc áp dụng đa phương thức đang được xem là phác đồ chuẩn trong điều trị UTP không tế bào nhỏ. Tại Việt Nam đã áp dụng điều trị kết hợp đa phương thức, trong đó có điều trị phẫu thuật phối hợp hóa trị liệu hậu phẫu nhằm giảm tỷ lệ tái phát tại chỗ, hạn chế di căn và góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về lâm sàng của UTP nhưng nghiên cứu cụ thể về UTP không tế bào nhỏ và kết quả điều trị bằng phương pháp phẫu thuật kết hợp hóa trị hậu phẫu còn chưa nhiều. Xuất phát từ thực tế như vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm hai mục tiêu:
1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ gặp tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ tháng1/2010 đến tháng 6/2012.
2. Đánh giá kết quả điều trị ban đầu ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng phẫu thuật và hóa chất.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 13
1.1. Sơ lược cấu trúc giải phẫu phổi – phế quản 13
1.1.1. Đường dẫn khí 13
1.1.2. Thùy và phân thùy phổi 14
1.1.3. Màng phổi 17
1.1.4. Sự cung cấp máu và hệ thống bạch huyết 17
1.2. Tình hình dịch tễ và nguyên nhân gây bệnh 20
1.2.1. Tình hình UTP trên thế giới và Việt Nam 20
1.2.2. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư phổi 22
1.3. Các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng 23
1.3.1. Lâm sàng 23
1.3.2. Cận lâm sàng 28
1.4. Chẩn đoán giai đoạn theo TNM 33
1.4.1. Đánh giá TNM (UICC và AJCC 2009) 33
1.4.2. Đánh giá giai đoạn 35
1.5. Điều trị UTP không tế bào nhỏ 38
CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1. Đối tượng nghiên cứu 40
2.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 40
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 40
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 41
2.2. Phương pháp nghiên cứu 41
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 41
2.2.2. Tính cỡ mẫu: 41
2.2.3. Thu thập số liệu 41
2.3.Nội dung nghiên cứu
2.3.1.Đặc điểm lâm sàng
2.3.2.Đặc điểm cận lâm sàng
2.3.3 Phương pháp điều trị
2.4.Đánh giá kết quả điều trị
2.5.Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
2.6.Đạo đức trong nghiên cứu
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu
3.1.1.Đặc điểm về tuổi
3.1.2.Đặc điểm về giới
3.1.3.Tình trạng hút thuốc
3.1.4.Lý do vào viện
3.1.5.Thời gian diễn biến bệnh
3.1.6.Triệu chứng cơ năng
3.1.7.Triệu chứng toàn thân
3.1.8.Triệu chứng thực thể
3.1.9. Triệu chứng cận u và dấu hiệu xâm lấn
3.1.10.Xét nghiệm máu ngoại vi
3.1.11.Vị trí u
3.1.12.Hình thể và kích thước u
3.1.13.Kết quả soi phế quản
3.1.14.Chẩn đoán giai đoạn
3.1.15.Chẩn đoán mô bệnh
3.2.Điều trị
3.3.Kết quả điều trị
3.3.1. Hóa trị
3.3.2. Khả năng sinh hoạt độc lập của bệnh nhân đánh giá bằng chỉ số
kamofski 63
3.3.3. Đáp ứng khách quan 64
3.3.4. Thời gian sống 64
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 70
4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 70
4.1.1. Tuổi 70
4.1.2. Phân bố về giới 70
4.1.3. Tình trạng hút thuốc 71
4.1.4. Thời gian phát hiện bệnh 72
4.1.5. Đặc điểm lâm sàng 73
4.1.6. Đặc điểm của khối u 75
4.1.7. Hình ảnh nội soi phế quản 76
4.1.8. Đặc điểm về mô bệnh học 76
4.1.9. Đánh giá giai đoạn lâm sàng 77
4.2. Phương pháp điều trị 78
4.2.1. Phương pháp phẫu thuật 78
4.2.2. Hóa trị liệu 79
4.3. Kết quả điều trị 80
4.3.1. Khả năng sinh hoạt độc lập của bệnh nhân 80
4.3.2. Đáp ứng khách quan 81
4.3.3. Thời gian sống thêm toàn bộ 81
4.3.4. Thời gian sống theo giai đoạn 82
KẾT LUẬN 85
KIẾN NGHỊ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Phạm Hoàng Anh, Nguyễn Bá Đức, Trần Hồng Trƣơng và cộng sự (2000), “Tình hình ung thư ở Hà Nội giai đoan 1996-1999”, Tạp chí Y học thực hành số 431, Bộ Y tế xuất bản, trang 4-12.
2. Phạm Hoàng Anh, Nguyễn Mạnh Quốc, Phó Đức Mẫn, Nguyễn Quốc Trực (1998) “Kết quả ghi nhận Ung thư quần thể tại thành phố Hồ Chí Minh năm 1997”, Tạp chí Thông tin Y dược thành phố Hồ Chí Minh, số đặc biệt chuyên đề Ung thư học, phụ bản số 2, tập 2, trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, trang 11-19.
3. Phạm Hoàng Anh, Nguyễn Mạnh Quốc, Nguyễn Chấn Hung (2001) “ Tình hình Ung thư ở Việt Nam năm 2000”, Tạp chí thông tin Y dược số 2, Bộ Y tế xuất bản, trang 7.
4. Đồng Lƣu Ba, Huỳnh Quang Khánh (2004), “ Phối hợp phẫu thuật – Hóa trị liệu trong điều trị Ung thư phối nguyên phát”, Tạp chí y học thực hành số 489/2004, Hội thảo quốc gia, trang 122-124.
5. Nguyễn Đại Bình (1999) “ Nhận xét, chẩn đoán điều trị 262 bệnh nhân UTPQP tại bệnh viện K 1992-1995”, Tạp chí thông tin y dược số đặc biệt, Bộ Y tế xuất bản, trang 111-116.
6. Nguyễn Đại Bình (2001)”, Ung thư phế quản phổi“, bài giảng ung thư học,
nhà xuất bản y học, trang 177.
7. Hoàng Đình Cầu (1991) “ Ung thư phế quản nguyên phát”, Bách khoa thư bệnh học, trang 294.
8. Hoàng Đình Chân và cộng sự (2004), “ Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị UTP tại bệnh viện K”, Tạp chí y học thực hành số 489/2004, Hội thảo quốc gia, Bộ Y tế xuất bản, trang 147.
9. Ngô Quý Châu (2011), “Ung thư phổi tiên phát”, Bệnh hô hấp, Nhà xuất bản giao dục, trang 176.
10. Ngô Quý Châu (1992), “Góp phần nghiên cứu giá trị chẩn đoán ung thư phế quản của sinh tiết phổi hút bằng kim nhỏ qua thành ngực”, Luận án Phó tiến sỹ Y học, Thư viện đại học Y Hà Nội.
11. Nguyễn Việt Cồ, Tô Kiều Dung (1994), “ Ung thư phổi, phế quản qua 573 trường hợp”, Nội san Lao và Bệnh phổi, tập 15, trang 28-29.
12. Tô Kiều Dung (2004), “ Điều trị ung thư phế quản bằng phẫu thuật tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi Trung ương trong 2 năm 2003-2004”, Tạp chí thông tin y dược chuyên đề ung thư, số 12/2004, Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh, trang 235.
13. Tô Kiều Dung, Nguyễn Việt Cồ, Phùng phƣơng Anh (2000), ” Phẫu thuật điều trị ung thư phế quản phổi tại Viện lao và bệnh phổi trong 5 năm 1991- 1995″, Tài liệu hội thảo y dược Pháp Việt lần thứ 5 Thành
phố Hồ Chí Minh, trang 25- 27.
14. Âu Nguyệt Diệu và cộng sự (1999), ” Đặc điểm giải phẫu bệnh và lâm sàng của UTP nguyên phát”, Số đặc biệt chuyên đề ung bướu Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh, trang 67- 73
15. Phạm Văn Địch(1994), “Hệ hô hấp“, bài giảng mô học – phôi thai học, nhà xuất bản y học, trang 151-52.
16. Nguyễn Bá Đức (2008), “ Ung thư phổi”, Chẩn đoán và điều trị ung thư, nhà xuất bản y học, trang 176.
17. Nguyễn Bá Đức (2000), “ Ung thư phổi”, Hóa chất điều trị bệnh ung thư, nhà xuất bản Y học, trang 64-67.
18. Frank H. Netter. MD, (1997) “Phần ngực” Atlas Giải phẫu người – Nhà xuất bản Y học.
19. Đỗ Đức Hiển (1994), “ Bàn về độ nhạy của CT lồng ngực nhân một ca ung thư phế quản trung tâm nằm trong vùng mù của phổi trên STD”, Nội san Lao và bệnh Phổi, trang 2-26.
20. Phạm Đình Hoàng, Nguyễn Văn Sung (2004), ” Tổng kết 43 trường hợp ung thư phổi ở Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 12/2002- tháng 4/2004″, Số đặc biệt chuyên đề ung bướu, Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh, trang 257- 258.
21. Nguyễn Thị Minh Hƣơng (2005): ” Đánh giá kết quả điều trị UTP không phải tế bào nhỏ giai đoạn II- IIIa bằng phẫu thuật phối hợp xạ tri hậu phẫu“. Luận Văn thạc sỹ , Đại học Y hà Nội.
22. Nguyễn Đình Kim (1996),” Ung thư phế quản nguyên phát“, Bệnh lao và bệnh phổi Hà Nội, trang 262-300.
23. Nguyễn Đình Kim: ” Ung thư phổi ở Việt Nam qua 389 ca mổ“, Nội san Lao và bệnh phổi 1990.
24. Nguyễn Đình Kim (1996) ,” Giải phẫu phổi“, Bệnh Lao và bệnh Phổi, tập 1, trang 30-31.
25. Nguyễn Chi Lăng (1992). “Góp phần nghiên cứu chẩn đoán ung thư phổi, phế quản bằng kỹ thuật soi phế quản ống mềm sinh tiết xuyên thành phế quản và trải rửa phế quản“, Luận án phó Tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội, trang 170-172.
26. Nguyễn Công Minh (2009): ” Đánh giá kết hợp đa mô thức trong điều trị Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong 9 năm 1999- 2007)“, Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 13, phụ bản số 1, chuyên đề ngoại khoa.
27. Nguyễn Hoài Nam (2003), ” Nghiên cứu hình thái giải phẫu bệnh của ung thư phổi được điều trị bằng phẫu thuật”, Số đặc biệt chuyên đề ung bướu, Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh, trang 234-238.
28. Đỗ Kim Quế (2004), ” Chẩn đoán và điều trị ung thư phổi nguyên phát tại Bệnh viện Thống Nhất”, tạp chí y học thực hành số 489, Bộ Y tế, trang 130- 131.
29. Văn Tần (2000), “Ung thư phổi nguyên phát: Đặc điểm và kết quả điều trị.” Y học Thành phố Hồ Chí Minh phụ bản số 4, tập 4: trang 253- 260.
30. Hoàng Trọng Tùng(2006): ” Đánh giá kết quả điều trị đa phương thức ung thư phổi không phải tế bào nhỏ giai đoạn IIb,IIIa tại Bệnh viện K 2001- 2006″. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học y Hà Nội
31. Bùi Chí Viết, Diệp Bảo Tuấn, Phó Đức Mẫn (2003), ” Phẫu trị ung thư phổi nguyên phát không tế bào nhỏ ”, Tạp Chí y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 7, phụ bản số 4, chuyên đề ung bướu.
32. Vũ Văn Vũ, Phó Đức Mẫn, Phó Đức Hùng (1999), “Chẩn đoán và điều trị ung thư phổi nguyên phát tại trung tâm ung bướu thành phố Hồ Chí Minh năm 1995-1997“,Số đặc biệt chuyên đề ung bướu, Đại học y dược
thành phố Hồ Chí Minh, trang 104-110.
33. Vũ Văn Vũ, Đặng Thanh Hồng, Bùi Chí Viết (2004), ” Hóa trị ung thư phổi”, Ung bướu học nội khoa, Nhà xuất bản y học, trang 224.
34. Vũ Văn Vũ và cộng sự (2005),” Hóa trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM 2001- 2002″. Y học TPHCM tập 9, phụ bản số 1, 2005.
35. Nguyễn Vƣợng (1998), ” Bệnh của bộ hô hấp“, Giải phẫu bệnh học, Nhà xuất bản y học, trang 248-250.
36. Nguyễn Văn Vy, Nguyễn Bá Đức, Đặng Thị Thanh Hƣơng và cộng sự (2003), ” Kết quả bước đầu của ghi nhận ung thư quần thể tại Hải Phòng”, Y học thực hành số 457, Bộ Y tế xuất bản, trang 293
Recent Comments