Đánh giá nguy cơ suy dinh dưỡng trên bệnh nhân viêm phổi bằng phương pháp SGA tại khoa Hô hấp bệnh viện Nhi Trung ương năm 2011-2012
Luận văn Đánh giá nguy cơ suy dinh dưỡng trên bệnh nhân viêm phổi bằng phương pháp SGA tại khoa Hô hấp bệnh viện Nhi Trung ương năm 2011-2012.Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển do đó nhu cầu các chất dinh dưỡng đòi hỏi rất cao. Dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ, ảnh hưởng đến bệnh tật, làm bệnh dễ phát sinh, kéo dài thời gian mắc bệnh hoặc làm bệnh nặng hơn ở những trẻ bị suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần và trí tuệ của trẻ để lại những hậu quả nặng nề cho xã hội [18].
Nguyên nhân SDD ở trẻ nhỏ là bà mẹ thiếu kiến thức, kém thực hành về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, cho ăn bổ sung quá sớm trước 4 tháng tuổi. Chất lượng bữa ăn không đảm bảo, khẩu phần ăn thiếu năng lượng, protein và vi chất dinh dưỡng còn rất phổ biến. Nhìn chung những hiểu biết về kiến thức dinh dưỡng từ lựa chọn thực phẩm đến chế biến thức ăn cho trẻ của các bà mẹ còn hạn chế [3], [18].
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00039 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Ngoài ra còn có một mối liên quan mật thiết giữa dinh dưỡng và nhiễm khuẩn. Đó là một vòng xoắn bệnh lý bởi thiếu dinh dưỡng làm giảm sức đề kháng của cơ thể dẫn đến dễ nhiễm khuẩn. Mặt khác nhiễm khuẩn làm suy sụp thêm tình trạng dinh dưỡng do giảm sự ngon miệng, giảm khả năng tiêu hoá hấp thu và tăng nhu cầu sử dụng chất dinh dưỡng dẫn đến kéo dài thời gian điều trị [5], [6], [20].
Viêm phổi là một bệnh thường gặp ở trẻ em và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới một tuổi, trẻ sơ sinh, trẻ suy dinh dưỡng. Theo số liệu của tổ chức y tế thế giới công bố mỗi năm có 15 triệu trẻ em tử vong do các nguyên nhân trong đó có khoảng 2 triệu tử vong do viêm phổi chiếm 1/3 tử vong chung của trẻ dưới 5 tuổi [22].
SDD bệnh viện là vấn đề phổ biến ở cả những nước đã và đang phát triển. SDD bệnh viện thường phối hợp với tăng nguy cơ nhiễm11 khuẩn, xuất hiện các biến chứng lâm sàng, kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị [39]. Để hạn chế các hậu quả do SDD gây ra, cần sàng lọc để phát hiện sớm các đối tượng có nguy cơ suy dinh dưỡng, trên cơ sở đó có biện pháp hỗ trợ dinh dưỡng kịp thời.
Có rất nhiều phương pháp để đánh giá tình trạng dinh dưỡng trong bệnh viện như phương pháp nhân trắc, phương pháp sinh hoá, phương pháp SGA …. Cho đến nay SGA đã được tiến hành để sàng lọc nguy cơ
SDD cho bệnh nhân nằm viện ở nhiều nước trên thế giới như Ấn Độ, Mỹ, Trung Quốc, Braxin…[36], [42], [45], [51], [55]. Tuy nhiên SGA mới chỉ áp dụng phổ biến để sàng lọc nguy cơ SDD trên bệnh nhân mắc
các bệnh ung thư, suythận hoặc bệnh nhân sau phẫu thuật đường tiêu hoá và tập trung chủ yếu ở người lớn, số lượng các nghiên cứu trên trẻ em còn hạn chế. Ở Việt Nam gần đây cũng đã áp dụng phương pháp SGA để đánh giá nguy cơ SDD cho bệnh nhân nằm viện nhưng các nghiên cứu còn chưa nhiều, đặc biệt là nghiên cứu trên trẻ em. Viêm phổi ở trẻ nhỏ là một bệnh rất phổ biến, có tỷ lệ mắc, tử vong cao và chúng có mối liên quan mật thiết với SDD. Do đó sàng lọc để phát hiện sớm nguy cơ SDD cho trẻ viêm phổi đang nằm viện là hết sức cần thiết.
Liệu nguy cơ SDD phát hiện trên trẻ viêm phổi bằng phương pháp SGA như thế nào ? Tính ưu việt của nó so với phương pháp nhân trắc ra sao ? Đó là các câu hỏi được đặt ra, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá nguy cơ suy dinh dưỡng trên bệnh nhân viêm phổi bằng phương pháp SGA (subjective global assessment) tại khoa Hô hấp bệnh viện Nhi Trung ương năm 2011-2012” với mục tiêu sau:
1. Xác định nguy cơ suy dinh dưỡng trên bệnh nhân viêm phổi bằng phương pháp SGA (Subjective Global Assessment).
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng SDD ở những trẻ này
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế, Viện dinh dưỡng (2008), Tài liệu tập huấn nâng cao kiến thức, thực hành dinh dưỡng điều trị tại bệnh viện, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
2. Bộ Y tế-Viện dinh dưỡng (2010), Hướng dẫn thực hành dinh dưỡng ở cộng đồng, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
3. Bộ môn Nhi, Trường Đại Học Y Hà Nội (2009), Bệnh suy dinh dưỡng do thiếu calo protein, Bài giảng nhi khoa tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.234-245.
4. Hoàng Thị Mai Dung (2005), Thực trạng nuôi dưỡng bệnh nhân tiêu chảy và viêm phổi tại bệnh viện Nhi trung ương. Luận văn thạc sỹ y học chuyên ngành dinh dưỡng cộng đồng.
5. Nguyễn Thanh Hà và cộng sự (1998), “Ảnh hưởng của chế độ ăn tới tình trạng dinh dưỡng và bệnh nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em dưới 1 tuổi”, Y học thực hành, số 5, tr.33-36.
6. Nguyễn Thanh Hà (2002), Nguy cơ SDD liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 1 tuổi và một số giải pháp can thiệp, Luận án tiến sỹ y học.
7. Vũ Phương Hà (2010), Tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 2 tuổi và các yếu tố liên quan tại huyện Hương Hoá và Dakrong tỉnh Quảng trị năm 2010, Luận văn thạc sỹ y học dự phòng.
8. Phạm Văn Hải, Trần Văn Bình, Nguyễn Thị Vân và cộng sự (2004), “Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi và một số yếu tố ảnh hưởng tại tỉnh Kontun năm 2001”, Tạp chí y học dự phòng, 1 (64), tr.71-76.
9. Tô Thị Hảo (2011), Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng đến trẻ suy dinh dưỡng tại phòng khám dinh dưỡng bệnh viện Nhi Trung ương, Luận án thạc sỹ y học, Trường Đại Học Y Hà Nội.10. Trần Thị Thuý Hằng (2005), Nhận xét một số yếu tố nguy cơ của bệnh Viêm phế quản phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi tại bệnh viện Nhi trung ương, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ đa khoa.
11. Nguyễn Thị Hoa, Hoàng Thị Tín, Nguyễn Công Khẩn (2008), Tình trạng dinh dưỡng và yếu tố nguy cơ suy dinh dưỡng của bệnh nhi nội trú bị bệnh cấp tính tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Tạp chí Dinh dưỡng và thực
phẩm, tập 4, số 3.
12. Nguyễn Thị Như Hoa (2011), Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em dưới 5 tuổi huyện Yên Thuỷ tỉnh Hoà Bình, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa.
13. Lê Thị Hợp, Huỳnh Nam Phương (2011), “Thống nhất về phương pháp
đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng nhân trắc học”, Tạp chí dinh dưỡng và Thực phẩm, số 7(2) tr.1-7.
14. Phạm Thị Thu Hương, Nguyễn Hoài Chân (2009), “Tỷ lệ SDD tại bệnh viện Nhi trung ương theo phương pháp SGA” Tạp chí Nhi khoa, Tập 5, số 2, tr.1-5.
15. Lê Thị Hương (2007), “Điều kiện kinh tế hộ gia đình kiến thức, thực hành dinh dưỡng của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng trẻ em tại một huyện miền núi Bắc Trung Bộ”, Tạp chí y học thực hành, số 585, tr.114-117.
16. Nguyễn Công Khẩn (2008), Dinh dưỡng cộng đồng và an toàn vệ sinh thực phẩm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
17. Hà Huy Khôi (1997), Phương pháp dịch tễ học dinh dưỡng, Nhà xuất bản Y học, tr.6-150.
18. Hà Huy Khôi, Nguyễn Công Khẩn, Nguyễn Thị Lâm (2000), Thực trạng và giải pháp phòng chống SDD trẻ em. Một số công trình nghiên cứu về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr.44-50.19. Trương Thị Hoàng Lan (2003), Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ ăn bổ sung của các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa, Hà Nội tr.35-39.
20. Đặng Văn Nghiễm, Phạm Ngọc Khái (1999) Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và thiếu dinh dưỡng ở trẻ em.Dinh Dưỡng và sức khoẻ trẻ em cộng đồng, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr.206-223.
21. Trịnh Bảo Ngọc (1999), Giá trị dinh dưỡng thức ăn bổ sung cho trẻ từ 4-9 tháng tuổi tại xã Bình Tú thuộc tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sỹ y học cộng đồng, Trường Đại học Y Hà Nội.
22. Trần Quỵ (2009), Viêm phế quản phổi, Bài giảng nhi khoa tập I, Nhà xuất bản Y học, tr.302-307.
23. Hoàng Đức Thịnh (2000), Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em <5 tuổi theo vùng khác nhau tại tỉnh Khánh Hoà 1996 tr245-247. Một số chương trình nghiên cứu về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
24. Hoàng Minh Thu và cộng sự (2003). “Một số yếu tố liên quan đến Viêm phổi ở trẻ dưới 12 tháng”. Tóm tắt kỷ yếu công trình nghiên cứu nhi khoa-Hội nghị nhi khoa lần thứ XVI, tr.60.
25. Nguyễn Trần Tuấn (2003), Nghiên cứu thực trạng dinh dưỡng bệnh tật và một số yếu tố liên quan ở bà mẹ và trẻ em dưới 2 tuổi tại xã Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên, tr. 46.
26. Trường Đại học Y Hà Nội và Khoa y tế công cộng (2004) , Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Y học và sức khoẻ cộng đồng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
27. Viện dinh dưỡng (1998), Album “Các món ăn thông dụng Việt Nam”, Viện Dinh dưỡng, Hà Nội.28. Viện dinh dưỡng www.nutrition.org.vn, Số liệu điều tra dinh dưỡng năm
2011.
29. Viện dinh dưỡng www.nutrition.org.vn, Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm (1999-2010).
30. Nguyễn Thị Yến, Lưu Thị Mỹ Thục (2006). “Tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em tại bệnh viện Nhi trung ương năm 2001 – 2002”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 2 (2): 35-4
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN………………………………………………………………. 12
1.1. Những hiểu biết về SDD…………………………………………………………… 12
1.1.1. Một số khái niệm về Dinh dưỡng…………………………………………… 12
1.1.2. Nguyên nhân, hậu quả của SDD và các yếu tố liên quan. …………. 13
1.1.3. Tình hình SDD trên thế giới và ở Việt Nam ……………………………. 22
1.1.4. Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng trong bệnh
viện. ……………………………………………………………………………………………. 25
1.2 Phƣơng pháp đánh giá dinh dƣỡng bằng SGA…………………………… 28
1.2.1. Định nghĩa ………………………………………………………………………….. 28
1.2.2. Lịch sử nghiên cứu ………………………………………………………………. 28
1.2.3. Phương pháp đánh giá bằng công cụ SGA. …………………………….. 29
1.2.4. Một số các nghiên cứu theo phương pháp SGA ở trẻ em ………….. 32
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 33
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ………………………………………………………………. 33
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………… 33
2.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi ……………………………………………. 33
2.1.3. Tiêu chuẩn loại bệnh nhân ……………………………………………………. 33
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu …………………………………………………………. 33
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………… 33
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu ……………………………………………………. 34
2.2.3. Nội dung nghiên cứu ……………………………………………………………. 34
2.2.4. Phương pháp thu thập…………………………………………………………… 35
2.2.5. Chỉ số và cách đánh giá các chỉ số…………………………………………. 41
2.3. Sai số và cách khống chế ………………………………………………………….. 43
2.4. Xử lý và phân tích số liệu…………………………………………………………. 43
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………… 44
1.1. Tình trạng dinh dƣỡng ở trẻ viêm phổi. …………………………………… 44
3.1.1 Tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số nhân trắc. …………………………… 44
3.1.2. Tình trạng dinh dưỡng theo SGA…………………………………………… 467
3.2 Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dƣỡng ở
trẻ viêm phổi…………………………………………………………………………… 49
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………. 56
4.1. Tình trạng dinh dƣỡng của trẻ viêm phổi tại khoa hô hấp
Bệnh viện Nhi trung ƣơng……………………………………………………….. 56
4.2 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dƣỡng của bệnh
nhân viêm phổi nằm viện theo SGA…………………………………………. 61
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 68
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………….. 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤ
Recent Comments