Đánh giá sự thay đổi độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật Phakic ICL sử dụng siêu âm sinh hiển vi
Luận văn Đánh giá sự thay đổi độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật Phakic ICL sử dụng siêu âm sinh hiển vi.Tật khúc xạ đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Năm 2006, Tổ chức y tế thế giới WHO công bố tỷ lệ mù lòa và giảm thị lực do tật khúc xạ (153 triệu người) trong đó chủ yếu là tật cận thị lớn hơn so với do các bệnh mắt khác (151 triệu người)[4]. Tổ chức Y tế Thế giới cũng đưa ra mục tiêu toàn cầu thanh toán mù lòa do các bệnh có thể tránh được vào năm 2020 trong đó tật khúc xạ được ưu tiên hàng đầu [4]. Đáp ứng nhu cầu xã hội, các phương pháp phẫu thuật để điều chỉnh tật khúc xạ đã được các nhà khoa học trên toàn thế giới nghiên cứu từ thế kỷ XIX. Cho đến nay phương pháp phẫu thuật đặt thể thủy tinh nhân tạo hậu phòng trên mắt còn thể thủy tinh (hay còn gọi là Phakic) ngày càng trở nên phổ biến và là sự lựa chọn thích hợp cho bệnh nhân bị tật khúc xạ đặc biệt là cận thị nặng do hiệu quả điều trị cao và độ an toàn đã được nhiều tác giả nghiên cứu và báo cáo [9], [45], [46]. Tuy nhiên, việc đặt thêm một thấu kính vào trong hậu phòng có thể làm thay đổi cấu trúc của bán phần trước nhãn cầu và gây nên những biến chứng muộn như làm tổn thương nội mô giác mạc, thoái hóa sắc tố mống mắt, glôcôm sắc tố, đục thể thủy tinh. Đây đang là vấn đề rất được các nhà nghiên cứu quan tâm nhằm đánh giá tính an toàn lâu dài của phẫu thuật Phakic.
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00193 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Trước đây, việc đánh giá bán phần trước có nhiều hạn chế do hình ảnh trực tiếp của góc tiền phòng chỉ được nhìn thấy qua việc sử dụng kính tiếp xúc 3 mặt gương Goldmann. OCT bán phần trước với độ phân giải cao cho phép đánh giá được tình trạng tiền phòng và góc tiền phòng. Tuy nhiên OCT chưa đánh giá chi tiết được góc tiền phòng, đặc biệt là hậu phòng, thể mi, thể thủy tinh. Hiện nay, máy siêu âm UBM sử dụng sóng siêu âm tần số cao 50MHz không những cho hình ảnh chất lượng cao của bán phần trước mà với khả năng xuyên thấu cao hơn OCT cho phép đánh giá được hậu phòng, thể mi, thể thủy tinh… [19], [29]. Thiết bị đã được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng để đánh giá độ sâu tiền phòng, góc tiền phòng, mống mắt, thủy tinh thể trên bệnh nhân glôcôm, chấn thương mắt hay sau các phẫu thuật như Phaco, cắt dịch kính…[13], [22], [32]. Siêu âm UBM cũng được sử dụng để đánh giá tình trạng chu biên của bán phần sau như giới hạn trước của khối u hắc mạc chu biên, bong hắc mạc thể mi, viêm vùng pars plana [19], [29]. Trên thế giới, một số tác giả như Trindade F [50], Wang XY [55], Wang RN [56], Chung TY [18], Alfonso JF [10],…đã sử dụng siêu âm UBM để đánh giá sự thay đổi của bán phần trước sau phẫu thuật Phakic. Tuy nhiên ở Việt Nam, chưa có tác giả nào nghiên cứu về sự thay đổi của bán phần trước sau phẫu thuật Phakic. Với mong muốn việc đánh giá các thông số của bán phần trước sau phẫu thuật Phakic sẽ có những đóng góp những hiểu biết hữu ích về tính toán chính xác công suất và kích thước TTTNT, cũng như đánh giá tính an toàn của phẫu thuật và theo dõi phát hiện sớm các biến chứng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá sự thay đổi độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật Phakic ICL sử dụng siêu âm sinh hiển vi” nhằm 2 mục tiêu:
1. Đánh giá sự thay đổi độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật Phakic ICL bằng siêu âm UBM.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan với sự thay đổi độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật Phakic ICL.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 13
1.1. Phẫu thuật Phakic ICL 13
1.1.1. Khái niệm, lịch sử ra đời và phát triển 13
1.1.2. Qui trình phẫu thuật và biến chứng sau phẫu thuật 14
1.1.3. Thiết kế của ICL 15
1.2. Sự thay đổi độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật Phakic ICL. 18
1.2.1. Độ sâu tiền phòng 18
1.2.2. Góc tiền phòng và độ mở góc tiền phòng 19
1.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng 22
1.3. Ứng dụng siêu âm UBM đánh giá sự thay đổi tiền phòng và góc tiền
phòng sau phẫu thuật Phakic ICL 24
1.3.1. Máy siêu âm UBM 24
1.3.2. Siêu âm UBM đánh giá bán phần trước nhãn cầu 26
1.3.3. Ứng dụng siêu âm UBM đánh giá độ sâu tiền phòng và góc tiền
phòng sau phẫu thuật Phakic ICL 30
1.4. Nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam ứng dụng UBM 32
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Đối tượng nghiên cứu 34
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 34
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu 34
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 34
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 35
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu 35
2.2.4. Qui trình nghiên cứu 36
2.2.5. Tiêu chuẩn đánh giá 41
2.2.6. Các chỉ số và biến số nghiên cứu 43
2.2.7. Thu thập và xử lý số liệu 44
2.2.8. Đạo đức nghiên cứu 44
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45
3.1. Đặc điểm bệnh nhân 45
3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi 45
3.1.2. Đặc điểm bệnh nhân theo giới 45
3.1.3. Đặc điểm khúc xạ cuả mắt trước mổ 46
3.1.4. Đặc điểm thị lực và nhãn áp của mắt mổ 47
3.1.5. Thông số của tiền phòng trước mổ đo bằng UBM 48
3.2. Sự thay đổi độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau mổ Phakic ICL đo
bằng máy UBM 49
3.2.1. Thị lực sau mổ 49
3.2.2. Sự thay đổi nhãn áp trước và sau mổ 50
3.2.3. Biến chứng sau mổ 50
3.2.4. Thay đổi độ sâu tiền phòng sau mổ Phakic ICL 51
3.2.5. Thay đổi khoảng mở AOD 500 sau mổ Phakic ICL 52
3.2.6. Thay đổi độ mở góc tiền phòng sau mổ Phakic ICL 53
3.2.7. Độ vồng của ICL 54
3.3. Một số yếu tố liên quan với sự thay đổi độ sâu tiền phòng và góc tiền
phòng sau phẫu thuật Phakic 56
3.3.1. Liên quan giữa sự thay đổi độ sâu tiền phòng, góc tiền phòng và nhãn áp .. 56
3.3.2. Liên quan giữa độ vồng của ICL và nhãn áp 56
3.3.3. Liên quan giữa độ vồng của ICL và thị lực không kính sau mổ … 57
3.3.4. Liên quan giữa sự thay đổi cấu trúc của tiền phòng và độ vồng của ICL và biến chứng sau mổ 58
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 59
4.1. Đặc điểm bệnh nhân 59
4.1.1. Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi 59
4.1.2. Đặc điểm bệnh nhân theo giới 60
4.1.3. Đặc điểm khúc xạ của mắt phẫu thuật 60
4.1.4. Đặc điểm thị lực trước và sau mổ 61
4.2. Sự thay đổi độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật Phakic ICL .. 62
4.2.1. Thay đổi độ sâu tiền phòng sau phẫu thuật Phakic ICL 62
4.2.2. Thay đổi khoảng mở AOD500 sau phẫu thuật Phakic ICL 64
4.2.3. Thay đổi độ mở góc tiền phòng sau phẫu thuật Phakic ICL 65
4.2.4. Độ vồng của ICL 66
4.3. Các yếu tố liên quan đến độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng 68
4.3.1. Liên quan giữa sự thay đổi độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng
sau phẫu thuật Phakic ICL và nhãn áp sau mổ 68
4.3.2. Liên quan giữa độ vồng của ICL và nhãn áp sau mổ 70
4.3.3. Liên quan giữa độ vồng của ICL và thị lực sau mổ 71
4.3.4. Liên quan giữa độ vồng của ICL và biến chứng đục thể thủy tinh .. 71
KÉT LUẬN 73
KIÉN NGHỊ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Phan Dẫn và cộng sự (2008), Nhãn khoa giản yếu I, II, Nhà xuất bản Y học.
2. Đỗ Như Hơn và cộng sự (2012), Nhãn khoa lâm sàng II, Nhà xuất bản Y học.
3. Khúc Thị Nhụn (1984), Bán kính độ cong giác mạc và độ sâu tiền phòng trên mắt người bình thường và glocom góc đóng ở người Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Trường đại học Y Hà Nội.
4. Vũ Thị Thái và Bùi Thị Vân Anh (2006), Kết quả bước đầu sử dụng thủy tinh thể nhân tạo cài mống mắt điều trị cận thị cao trên mắt còn thủy tinh thể, Tạp chí nhãn khoa Việt Nam, 8: tr. 43-51.
5. Lê Minh Thông và cộng sự (2007), Nhãn khoa cận lâm sàng, Nhà xuất bản Y học.
6. Nguyễn Thanh Thủy (2008), Nghiên cứu điều trị cận thị nặng bằng phương pháp đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học y Hà Nội.
7. Nguyễn Minh Tuấn (2010), Nghiên cứu ứng dụng siêu âm sinh hiển vi (UBM)đánh giá tình trạng góc tiền phòng trên một số bệnh nhân Glôcôm góc đóng nguyên phát, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
8. Đào Ngọc Phong và cộng sự (2006), Phương pháp nghiên cứu khoa học trongy học và sức khỏe cộng đồng, Nhà xuất bản Y học.
Recent Comments