ĐÁNH GIÁ THANG ĐIỂM HEART Ở BỆNH NHÂN ĐAU NGỰC VÀO KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN TIM MẠCH AN GIANG TỪ THÁNG 04 – 09/2022
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ THANG ĐIỂM HEART Ở BỆNH NHÂN ĐAU NGỰC VÀO KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN TIM MẠCH AN GIANG TỪ THÁNG 04 – 09/2022
Bs Mai Phạm Trung Hiếu, Bs Võ Hoài Thơm, Bs Nguyễn Thị Thúy An
Tóm tắt
Nền tảng: AHA/ACC 2021 khuyến cáo bệnh nhân đau ngực nên được phân tầng nguy cơ thấp, trung bình, cao để thuận tiện sắp xếp đánh giá. Thang điểm HEART được sử dụng rộng rãi ở các nước phương Tây để phân tầng nguy cơ và dự đoán kết cục sớm.
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm bệnh nhân đau ngực theo thang điểm HEART. Đánh giá mối liên quan giữa thang điểm HEART với biến cố gộp trong vòng 6 tuần.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang 354 bệnh nhân đau ngực vào khoa cấp cứu từ tháng 4 đến tháng 9/2022.Tính điểm HEART ghi nhận đặc điểm,theo dõi các biến cố nhồi máu cơ tim cấp, can thiệp mạch vành, CABG, tái nhập viện do bệnh mạch vành và tử vong trong 6 tuần.Đánh giá mối liên quan điểm HEART với kết cục.
MÃ TÀI LIỆU
|
DTCCS.2022.0043 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Kết quả: Tuổi trung vị 65.5 tuổi [19,95], nữ 50.8%, điểm HEART trung bình 4.77± 1.9.120/354( 33.9%) xảy ra biến cố. Nhóm nguy cơ thấp (HEART 0-3) chiếm 27.4%, trung bình ( HEART 4-6) 52.3%, cao (HEART 7-10) 20.3%.Tỉ lệ xuất hiện biến cố ở các nhóm lần lượt là 9%, 33.5% và 68.1%. Với điểm cắt >4.5, thang điểm HEART có giá trị tiên lượng biến cố ở nhóm nghiên cứu với độ nhạy là 79.2%, độ đặc hiệu 60.3%, diện tích dưới đường cong ROC là 0.76 (95% CI: 0.708-0.809).
Kết luận: Thang điểm HEART có giá trị trong phân tầng nguy cơ, tiên lượng các biến cố của bệnh mạch vành
Đau ngực là một trong những lý do thường gặp nhất buộc bệnh nhân phải đến phòng cấp cứu [11]. Theo hướng dẫn của AHA/ACC năm 2021 về đánh giá và chẩn đoán đau ngực đã khuyến cáo: Bệnh nhân đau ngực và nghi ngờ ACS để có “lộ trình quyết định lâm sàng”(CDPs- clinical decision pathways) nên được phân tầng nguy cơ thấp, trung bình, cao để thuận tiện sắp xếp đánh giá [3]. Các tác giả người Hà Lan: B.E. Backus xây dựng thang điểm HEART (gồm 5 yếu tố H: tiền sử, E: ECG, A: tuổi, R: nguy cơ, T: Troponin) đã phân tầng nguy cơ các bệnh nhân đau ngực vào phòng cấp cứu thành 3 nhóm: thấp (HEART 0-3 điểm), trung bình ( 4-6 điểm) và cao ( 7-10 điểm), tương ứng với tiên lượng xảy ra MACE lần lượt là 2,5%, 20,3% và 72,7% [7, 11] .
Tại Việt Nam, theo Trần Nam Chung và cộng sự nghiên cứu trên 60 bệnh nhân, thang điểm HEART với điểm cắt là 4 có giá trị tiên lượng MACE trong 6 tuần với độ nhạy, độ đặc hiệu và diện tích dưới đường cong lần lượt là (84,2%, 68,3%, ROC 0,831)[1] .Tại bệnh viện Tim Mạch An Giang, chưa có nghiên cứu nào đánh16 giá thang điểm HEART ở bệnh nhân đau ngực, nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm các mục tiêu:
1/ Khảo sát đặc điểm bệnh nhân đau ngực vào Khoa cấp cứu Bệnh viện Tim mạch An Giang theo thang điểm HEART từ tháng 04 đến tháng 09/2022.
2/ Đánh giá mối liên quan giữa thang điểm HEART với biến cố gộp trong vòng 6 tuần
Recent Comments