Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao kiến thức phòng và cấp cứu sốc phản vệ của Điều dưỡng và Nữ hộ sinh tại các khoa lâm sàng Bệnh viện đa khoa huyện Mèo Vạc

Đề tài nghiên cứu cơ sở Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao kiến thức phòng và cấp cứu sốc phản vệ của Điều dưỡng và Nữ hộ sinh tại các khoa lâm sàng Bệnh viện đa khoa huyện Mèo Vạc.Sốc phản vệ (SPV) là tai biến dị ứng nghiêm trọng nhất, dễ gây tử vong nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời. Tính chất nguy kịch của sốc phản vệ gây hoang mang cho mọi người kể cả thầy thuốc và thân nhân bệnh nhân.
Bệnh xuất hiện nhanh, ngay lập tức hoặc 30 phút sau khi dùng thuốc, thử test, bị ong đốt hoặc sau khi ăn một loại thức ăn lạ. Triệu chứng bệnh xuất hiện càng sớm thì bệnh càng nặng, tỉ lệ tử vong càng cao. Các đường đưa thuốc vào cơ thể: tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, dưới da, trong da, uống, xông, bôi ngoài da, nhỏ mắt, đặt âm đạo.v.v…đều có thể gây sốc phản vệ, tuy nhiên đường tiêm tĩnh mạch là nguy hiểm nhất. Các loại thuốc, nhất là các thuốc kháng sinh là nguyên nhân chính gây sốc phản vệ. Vì vậy, sốc phản vệ là một cấp cứu cần được xử trí nhanh, kịp thời vì dễ dẫn đến tử vong do suy hô hấp cấp và tụt huyết áp.

MÃ TÀI LIỆU

 DTCCS.2022.0014

Giá :

 

Liên Hệ

0915.558.890


Sốc phản vệ là một dạng của phản ứng dị ứng typ nhanh (typ reagin, typ phản vệ) phát sinh khi có sự xâm nhập lần thứ hai của dị nguyên vào cơ thể. Sốc phản vệ có đặc điểm tụt huyết áp, hạ thân nhiệt, truỵ tim mạch, tăng tính thấm thành mạch và co thắt cơ trơn. Tuy nhiên trong thực tế có nhiều trường hợp bệnh nhân mới dùng thuốc lần đầu nhưng đã bị sốc phản vệ là do họ đã bị mẫn cảm trước với một loại dị nguyên nào đó có cấu trúc giống với cấu trúc của thuốc, ví dụ người bệnh đã bị nhiễm nấm penicillinum từ môi trường do ăn hoặc hít phải loại nấm này.
Chẩn đoán sốc phản vệ cũng Phải nhanh chóng, kịp thời, chủ yếu dựa vào sự xuất hiện nhanh trong vòng vài phút của các triệu chứng kể trên sau khi tiếp xúc với dị nguyên gây phản ứng phản vệ (thuốc, thức ăn, hoá chất đã dùng hay bị côn trùng đốt). Tuy nhiên chẩn đoán sẽ gặp khó khăn khi các triệu chứng này không đủ như chỉ có nổi mày đay hoặc co thắt phế quản cấp trên một bệnh nhân
hen. Vì vậy khi chẩn đoán cần lưu ý tới tất cả các triệu chứng nhất là truỵ tim mạch, huyết áp tụt sau khi đưa thuốc hoặc dị nguyên lạ vào cơ thể.
Sốc phản vệ là hội chứng lâm sàng biểu hiện bằng tình trạng tụt huyết áp và giảm tưới máu tổ chức, bản chất là phản ứng dị ứng rất nặng có thể đe doạ đến tính mạng nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Sau khi xác định được là bệnh nhân bị sốc phản vệ thì Cấp cứu sốc phản vệ là một cấp cứu tối cấp, phải tiến hành ngay tại chỗ, các tai biến và tử vong do sốc phản vệ có thể giảm đi khi nhân viên y tế nói chung và điều dưỡng viên nói riêng có đầy đủ kiến2 thức về sốc phản vệ để thực hiện đúng cách phòng và cấp cứu người bệnh sốc phản vệ.
Thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng và đáp ứng sự hài lòng của NB của Bộ Y tế ( BYT) và của bệnh viện đa khoa Huyện Mèo Vạc, việc tiến hành khảo sát tìm ra các nguyên nhân vấn đề cần cải tiến, nâng cao chất lượng kiến thức phòng và cấp cứu sốc phản vệ của Điều dưỡng và Nữ hộ sinh tại các khoa lâm sàng trong bệnh viện là việc làm cần thiết đáp ứng yêu cầu phục vụ người bệnh ngày càng tốt hơn. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao kiến thức phòng và cấp cứu sốc phản vệ của Điều dưỡng và Nữ hộ sinh tại các khoa lâm sàng Bệnh viện đa khoa huyện Mèo Vạc”, với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá được hiện trạng về kiến thức phòng và cấp cứu Shock phản vệ của Điều dưỡng và Nữ hộ sinh tại các khoa lâm sàng Bệnh viện đa khoa huyện Mèo Vạc.
2. Đề xuất các giải pháp, biện pháp để nâng cao kiến thức phòng và cấp cứu Shock phản vệ của Điều dưỡng và Nữ hộ sinh các khoa lâm sàng Bệnh viện đa khoa huyện Mèo Vạc

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/