Đặc điểm hình thái nhô xương ổ hai hàm, hiệu quả điều trị của phương pháp Dây thẳng và phương pháp Biocreative
Luận án tiến sĩ y học Đặc điểm hình thái nhô xương ổ hai hàm, hiệu quả điều trị của phương pháp Dây thẳng và phương pháp Biocreative.Nhô xương ổ hai hàm là một kiểu hình đặc trưng bởi các răng cửa hàm trên, răng cửa hàm dưới nhô và làm tăng độ nhô của môi. Kiểu hình này thường gặp ở quần thể người Mỹ gốc Phi và người châu Á1,2 nhưng cũng có thể thấy ở các nhóm dân tộc khác. Theo số liệu thống kê tại Bệnh viện RHM Trung ương Hà Nội từ năm 2004 đến 2008, tỷ lệ sai lệch khớp cắn hạng I 69,2%, trong đó nhô xương ổ hai hàm chiếm 21,3%3. Trên thế giới, một số tác giả đã nghiên cứu khảo sát đặc điểm hình thái sọ-mặt-răng ở người có sai khớp cắn hạng I nhô xương ổ hai hàm4,5.
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2024.00024 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Tuy nhiên, mỗi chủng tộc có thể có những đặc điểm hình thái sọ-mặt-răng khác nhau. Ở Việt Nam, Nguyễn Thị Bích Ngọc đã ghi nhận một số đặc điểm hình thái sọ-mặt-răng ở bệnh nhân sai khớp cắn hạng I nhô xương ổ hai hàm trên phim sọ nghiêng3. Nhưng nghiên cứu này chỉ thực hiện trên nhóm bệnh nhân có kiểu mặt trung bình với cỡ mẫu nhỏ. Hiện chưa có nghiên cứu khảo sát hình thái sọ-mặtrăng trên hình ảnh sọ nghiêng ở người Việt sai khớp cắn hạng I nhô xương ổ hai hàm với kiểu mặt đa dạng và cỡ mẫu lớn. Ngoài ra, nghiên cứu về kích thước xương ổ không chỉ có ý nghĩa trong hình thái học mà còn hỗ trợ chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị ở một số chuyên khoa như Chỉnh hình răng mặt (CHRM) và Cấy ghép nha khoa. Người ta nhận thấy quan sát trên hình ảnh hai chiều sẽ không đánh giá chính xác phức hợp răng-xương ổ, cũng như các khiếm khuyết trên xương ổ6,7.
Vì vậy, những đặc điểm này nên được khảo sát trên hình ảnh ba chiều. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nghiên cứu khảo sát hình thái xương ổ trên hình ảnh CBCT ở người Việt nhô xương ổ hai hàm.
Nhận thức về vẻ mặt không thẩm mỹ do môi và các răng cửa nhô ra trước quá nhiều, nên những bệnh nhân có kiểu hình này thường tìm đến điều trị CHRM2 để làm giảm độ nhô của răng và môi. Một trong những giải pháp để điều trị dạng sai khớp cắn này là nhổ bốn răng cối nhỏ thứ nhất nhằm tạo khoảng kéo lui các răng trước về phía sau8. Đóng khoảng có thể được thực hiện với một số phương pháp như Dây thẳng hay Biocreative. để làm giảm độ nhô của răng và môi. Một trong những giải pháp để điều trị dạng sai khớp cắn này là nhổ bốn răng cối nhỏ thứ nhất nhằm tạo khoảng kéo lui các răng trước về phía sau8. Đóng khoảng có thể được thực hiện với một số phương pháp như Dây thẳng hay Biocreative.
Trong phương pháp Dây thẳng, cơ học trượt đóng khoảng có thể kéo lui nguyên khối răng trước về phía trong với vít. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ra một số di chuyển răng không mong muốn. Toàn bộ cung răng xoay quanh tâm cản, có xu hướng tạo ra cắn hở phía sau và cắn sâu phía trước với phân đoạn các răng trước có khuynh hướng nghiêng trong và mặt phẳng nhai dốc9.
Để giảm thiểu một số hiệu ứng phụ khi kéo lui nguyên khối răng trước như trong phương pháp Dây thẳng, Chung đã giới thiệu phương pháp Biocreative dựa trên triết lý của Tweed-Merrifield10. Phương pháp này có thể kéo lui nguyên khối răng trước hàm trên trên cung phân đoạn có biến đổi đi qua đầu nẹp chữ T với lực nhẹ và ma sát tối thiểu11,12.
Hiện nay, có nhiều nghiên cứu về cơ học đóng khoảng theo phương pháp Dây thẳng13,14,15 và Biocreative7,9,16 để đánh giá các di chuyển răng theo ba chiều không gian, kiểm soát về neo chặn, thời gian đóng khoảng cũng như những thay đổi về hình thái xương ổ khi kéo lui nguyên khối răng trước. Nhưng chưa có nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị giữa phương pháp Dây thẳng và Biocreative có hỗ trợ khí cụ neo chặn xương tạm thời. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đặc điểm hình thái nhô xương ổ hai hàm, hiệu quả điều trị của phương pháp Dây thẳng và phương pháp Biocreative” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm hình thái sọ-mặt-răng ở bệnh nhân người Việt trưởng thành nhô xương ổ hai hàm trên hình ảnh sọ nghiêng.3
2. Mô tả đặc điểm hình thái xương ổ các răng trước ở bệnh nhân người Việt trưởng thành nhô xương ổ hai hàm trên hình ảnh CBCT.
3. So sánh hiệu quả kéo lui nguyên khối của phương pháp Dây thẳng và Biocreative
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ………………………………………………………………………………… i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ ANH-VIỆT……………. iv
DANH MỤC BẢNG……………………………………………………………………………. x
DANH MỤC HÌNH…………………………………………………………………………… xii
DANH MỤC SƠ ĐỔ BIỂU ĐỒ ………………………………………………………… xiv
MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA THUẬT NGỮ …………………………………………….. xv
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………….. 4
1.1. Sai khớp cắn hạng I nhô xương ổ hai hàm……………………………………… 4
1.2. Các phương pháp điều trị sai khớp cắn hạng I nhô xương ổ hai hàm … 8
1.3. Neo chặn……………………………………………………………………………………. 9
1.4. Một số thuật ngữ và khái niệm trong Cơ học đóng khoảng…………….. 13
1.5. Cơ học đóng khoảng …………………………………………………………………. 19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……….. 37
2.1. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………………… 37
2.2. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………… 37
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu……………………………………………….. 39
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu …………………………………………………………………… 39
2.5. Biến số trong nghiên cứu…………………………………………………………… 40
2.6. Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu ………………………. 49
2.7. Quy trình nghiên cứu ………………………………………………………………… 63
2.8. Phương pháp phân tích số liệu ……………………………………………………. 65
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu………………………………………………………….. 66
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ……………………………………………………………………. 67
3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu …………………………………………………………. 67iii
3.2. Đặc điểm hình thái sọ-mặt-răng trên hình ảnh sọ nghiêng……………… 68
3.3. Đặc điểm hình thái xương ổ trên hình ảnh CBCT …………………………. 68
3.4. Hiệu quả điều trị của phương pháp Dây thẳng và Biocreative …………… 84
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………. 94
4.1. Mẫu nghiên cứu………………………………………………………………………… 94
4.2. Đặc điểm hình thái sọ-mặt-răng trên hình ảnh sọ nghiêng……………… 95
4.3. Đặc điểm hình thái xương ổ trên hình ảnh CBCT …………………………. 96
4.4. Hiệu quả điều trị của phương pháp Dây thẳng và Biocreative …………. 104
Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ……………………………………………………………….. 126
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI……………………………………………………………….. 128
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………….. 129
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………. 132
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: Bản thông tin dành cho đối tượng nghiên cứu và chấp thuận tham
gia nghiên cứu (giai đoạn 1)
PHỤ LỤC 2: Bản thông tin dành cho đối tượng nghiên cứu và chấp thuận tham
gia nghiên cứu (giai đoạn 2)
PHỤ LỤC 3: Chấp thuận của hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh, ĐHYD
TPHCM
PHỤ LỤC 4: Danh sách bệnh nhân tham gia trong mẫu nghiên cứ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Biến số nền………………………………………………………………………………40
Bảng 2.2. Biến số phụ thuộc khảo sát hình thái sọ-mặt-răng (hình 2.1)………….41
Bảng 2.3. Biến số phụ thuộc khảo sát hình thái xương ổ (hình 2.2)……………….44
Bảng 2.4. Biến số phụ thuộc……………………………………………………………………..45
Bảng 3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu………………………………………………………….67
Bảng 3.2. Đặc điểm phân bố kiểu mặt trong giai đoạn 1 ………………………………67
Bảng 3.3. Đặc điểm hình thái sọ-mặt-răng ở bệnh nhân nhô xương ổ hai hàm…………..68
Bảng 3.4. Chiều dày xương ổ các răng trước hàm trên…………………………………69
Bảng 3.5. So sánh chiều dày xương ổ các răng trước trên giữa nam và nữ ……..70
Bảng 3.6. So sánh chiều dày xương ổ các răng trước hàm trên giữa nhóm mặt dài
và nhóm mặt trung bình ……………………………………………………………………………71
Bảng 3.7. Chiều dày xương ổ các răng trước hàm dưới………………………………..72
Bảng 3.8. So sánh chiều dày xương ổ các răng trước hàm dưới giữa nam và nữ73
Bảng 3.9. So sánh chiều dày xương ổ các răng trước hàm dưới giữa nhóm mặt
dài và nhóm mặt trung bình ………………………………………………………………………74
Bảng 3.10. Diện tích xương ổ các răng trước hàm trên…………………………………75
Bảng 3.11. So sánh diện tích xương ổ các răng trước hàm trên giữa nam và nữ 76
Bảng 3.12. So sánh diện tích xương ổ các răng trước hàm trên giữa nhóm mặt
dài và nhóm mặt trung bình ………………………………………………………………………77
Bảng 3.13. Diện tích xương ổ các răng trước hàm dưới ……………………………….78
Bảng 3.14. So sánh diện tích xương ổ răng trước hàm dưới giữa nam và nữ…..79
Bảng 3.15. So sánh diện tích xương ổ các răng trước hàm dưới giữa nhóm mặt
dài và mặt trung bình………………………………………………………………………………..80
Bảng 3.16. Khoảng cách men-xê măng đến mào xương ổ các răng trước hàm
trên và hàm dưới………………………………………………………………………………………81
Bảng 3.17. So sánh khoảng cách men-xê măng đến mào xương ổ giữa hàm trên
và hàm dưới…………………………………………………………………………………………….82xi
Bảng 3.18. So sánh khoảng cách men-xê măng đến mào xương ổ các răng trước
giữa nam và nữ………………………………………………………………………………………..82
Bảng 3.19. So sánh khoảng cách men-xê măng đến mào xương ổ giữa nhóm mặt
dài và nhóm mặt trung bình ………………………………………………………………………83
Bảng 3.20. Tần suất nẻ xương trên nhóm răng trước……………………………………84
Bảng 3.21. So sánh sự thay đổi vị trí răng cửa trước và sau đóng khoảng ………85
Bảng 3.22. So sánh sự thay đổi vị trí răng nanh, răng cối lớn thứ nhất trước và
sau đóng khoảng giữa phương pháp Dây thẳng và Biocreative ……………………..86
Bảng 3.23. Các kiểu di chuyển răng cửa sau đóng khoảng trong phương pháp
Dây thẳng và Biocreative ………………………………………………………………………….87
Bảng 3.24. So sánh sự thay đổi vị trí vùng chóp chân răng cửa trước và sau đóng
khoảng giữa phương pháp Dây thẳng và Biocreative……………………………………88
Bảng 3.25. So sánh sự thay đổi chiều dày xương ổ các răng cửa trên trước và sau
đóng khoảng giữa phương pháp Dây thẳng và Biocreative……………………………89
Bảng 3.26. So sánh sự thay đổi diện tích xương ổ răng cửa trên trước và sau
đóng khoảng giữa phương pháp Dây thẳng và Biocreative……………………………90
Bảng 3.27. So sánh sự thay đổi khoảng cách men-xê măng đến mào xương ổ
trước và sau đóng khoảng giữa phương pháp Dây thẳng và Biocreative …………92
Bảng 3.28. Sự thay đổi vị trí xương hàm, răng cửa trước và sau đóng khoảng
giữa phương pháp Dây thẳng và Biocreative……………………………………………….92
Bảng 3.29. So sánh khoảng kéo lui, thời gian đóng khoảng, tốc độ đóng khoảng
giữa phương pháp Dây thẳng và Biocreative……………………………………………….9
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Răng cửa trên và dưới nhô, chìa ra trước trên hình ảnh sọ nghiêng …..6
Hình 1.2.Neo chặn tối đa………………………………………………………………………….11
Hình 1.3. Neo chặn trung bình ………………………………………………………………….11
Hình 1.4. Neo chặn tối thiểu……………………………………………………………………..12
Hình 1.5. Neo chặn tuyệt đối…………………………………………………………………….12
Hình 1.6. Tâm cản trên răng một chân và răng nhiều chân …………………………..13
Hình 1.7. Mô men……………………………………………………………………………………14
Hình 1.8.Tâm xoay ………………………………………………………………………………….15
Hình 1.9. Ngẫu lực ………………………………………………………………………………….15
Hình 1.10. Di chuyển nghiêng răng không kiểm soát…………………………………..16
Hình 1.11. Di chuyển nghiêng răng có kiểm soát ………………………………………..17
Hình 1.12. Di chuyển tịnh tiến ………………………………………………………………….17
Hình 1.13. Di chuyển chân răng………………………………………………………………..18
Hình 1.14. Đóng khoảng với cơ học loop và vít ………………………………………….20
Hình 1.15. Vị trí tâm cản các răng trước và nguyên cung hàm trên ………………21
Hình 1.16. Cơ học trượt kéo lui nguyên khối với vít. …………………………………..22
Hình 1.17. Giai đoạn I cơ học kéo lui nguyên khối với vít……………………………23
Hình 1.18. Giai đoạn II cơ học kéo lui nguyên khối với vít ………………………….24
Hình 1.19. Giai đoạn III cơ học kéo lui nguyên khối với vít …………………………25
Hình 1.20. Giai đoạn IV cơ học kéo lui nguyên khối với vít…………………………26
Hình 1.21. Cơ học trượt kết hợp vít và cánh tay móc. ………………………………….27
Hình 1.22. Ảnh hưởng kích thước dây cung lên sự di chuyển răng………………..29
Hình 1.23. Các kiểu di chuyển răng khi thay đổi kích thước dây cung. ………….30
Hình 1.24. Ảnh hưởng chiều cao và vị trí cánh tay móc lên sự di chuyển răng. 32
Hình 1.25. Dây cung phân đoạn và cơ học đóng khoảng Biocreative …………….33
Hình 2.1. Các điểm mốc giải phẫu trên hình ảnh sọ nghiêng ………………………..43xiii
Hình 2.2. Định hướng các mặt phẳng tham chiếu trên hình ảnh CBCT. …………50
Hình 2.3. Phương pháp đo hình thái xương ổ răng trước………………………………53
Hình 2.4. Kéo lui nguyên khối với phương pháp Dây thẳng ………………………..54
Hình 2.5. Kéo lui nguyên khối với phương pháp Biocreative ……………………….54
Hình 2.6. Uốn gập góc 200 trên dây cung phân đoạn ……………………………………55
Hình 2.7. Phương pháp đánh giá sự thay đổi vị trí răng cửa………………………….57
Hình 2.8. Phương pháp đánh giá sự thay đổi vị trí răng nanh………………………..59
Hình 2.9. Phương pháp đánh giá sự thay đổi vị trí răng cối lớn thứ nhất………..59
Hình 2.10. Các điểm mốc khi S1, S2, S3 cắt qua xương ổ, chân răng ở mặt ngoài
và mặt trong…………………………………………………………………………………………….61
Hình 2.11. Phương pháp đánh giá sự thay đổi chiều dày xương ổ …………………61
Hình 2.12. Phương pháp đánh giá sự thay đổi diện tích xương ổ…………………..6
Recent Comments