Động lực làm việc của điều dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Quận Bình Thạnh

Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện Động lực làm việc của điều dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.Nguồn nhân lực y tế (NLYT) có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi cơ sở y tế. Theo Tổ chức y tế thế giới WHO (2006) thì NLYT bao gồm những người tham gia vào các hoạt động chủ yếu là nâng cao sức khỏe gọi chung là đội ngũ nhân viên y tế (NVYT) [1]. Theo đó, nguồn NLYT có tác động không nhỏ đến chất lượng khám chữa bệnh cho người dân, do đó việc đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ NVYT đóng vai trò quan trong đối với các hoạt động tại mỗi cơ sở y tế.
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau khi nói về động lực làm việc, đó là sự khao khát và sự tự nguyện của mỗi cá nhân, của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới một mục tiêu, kết quả nào đó [2], [4]; là sự cố gắng để đạt được mục tiêu, là sự thôi thúc từ bên trong mỗi cá nhân để đáp ứng các mong đợi [3]. Do vậy, động lực làm việc có tác động lớn đến người lao động, giúp họ duy trì hiệu quả đối với công việc.

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2022.00743

Giá :

Liên Hệ

0927.007.596


Việt Nam cũng đang đương đầu với nhiều vấn đề về nguồn NLYT khi thiếu hụt cả về chất lượng, số lượng và sự bất cân xứng trong phân bổ. Bên cạnh đó, hệ thống y tế tư nhân phát triển góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch nguồn NLYT từ khu vực công sang khu vực tư nhờ vào những chính sách hỗ trợ tốt. Do đó, đánh giá thực trạng động lực làm việc của NVYT nói chung và điều dưỡng nói riêng đóng vai trò rất quan trọng đối với các cơ sở y tế, là cơ sở để xây dựng các chính sách hỗ trợ nhân sự hữu hiện, giúp cho điều dưỡng có tinh thần làm việc hăng say hơn, giữ họ gắn kết lâu dài với công việc và cống hiến hết mình cho hoạt động tại cơ sở y tế cũng như bảo đảm sự hài lòng tốt nhất cho người bệnh.
Bệnh viện quận Bình Thạnh là bệnh viện đa khoa hạng II tuyến huyện, trực thuộc Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh Tp. HCM với quy mô 100 giường bệnh, được giao thực hiện tự chủ hoàn toàn về tài chính từ năm 2015. Bệnh viện hiện có khoảng 160 điều dưỡng viên thực hiện việc chăm sóc người bệnh, số lượt khám ngoại trú là khoảng 3.000 /ngày.
Hiện nay cơ cấu nhân lực của Bệnh viện còn thiếu và chưa đồng đều, tỷ lệ nhân sự tuyển mói cao nhưng không có gắn bó lâu dài. Tỷ lệ điều dưỡng chuyển qua các cơ sở y tế khác có xu hướng gia tăng (theo ghi nhận từ Phòng Tổ chức cán bộ thì số tỷ lệ dịch chuyển năm 2020 tăng gần 10% so với năm 2019); một trong những nguyên nhân được ghi nhận lại là chế độ đãi ngộ ở các đơn vị y tế khác hấp dẫn hơn dẫn đến thu hút điều dưỡng thay đổi nơi làm việc. Việc chuyển dịch đội ngũ điều dưỡng dẫn đến tỷ lệ nhân sự thực hiện công tác khám chữa bệnh không đảm bảo, khoảng 25% điều dưỡng phải thực hiện các công tác kiêm nhiệm, tác động đến chất lượng khám chữa bệnh tại Bệnh viện.
Do đó, để xác định: thực trạng động lực làm việc của điều dưỡng tại Bệnh viện theo các nhóm yếu tố hiện nay như thế nào? Những yếu tố nào đang có ảnh hưởng đến động lực làm việc hiện nay của điều dưỡng? Những giải pháp nào cần tiếp tục triển khai để duy trì và nâng cao động lực làm việc cho điều dưỡng? Học viên thực hiện nghiên cứu: “Động lực làm việc của điều dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021”. 
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng động lực làm việc của điều dưỡng Bệnh viện Quận Bình Thạnh Tp. HCM năm 2021.
Mục tiêu 2: Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của điều dưỡng Bệnh viện Quận Bình Thạnh Tp. HCM năm 2021.

MỤC LỤC
MỤC LỤC    i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT    iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU    v
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU    vi
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU    3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU    4
1.1.    Một số khái niệm    4
1.1.1.    Động cơ lao động    4
1.1.2.    Động lực lao động      4
1.1.3.    Tạo động lực lao động            5
1.1.4.    Vai trò và các công cụ tạo động lực lao động    6
1.2.    Một số lý thuyết về tạo động lực làm việc    8
1.2.1.    Thuyết nhu cầu của Maslow    8
1.2.2.    Thuyết hai nhân tố của Frederich Herzberg    9
1.2.3.    Thuyết kỳ vọng của Victor Vroom    10
1.2.4.    Thuyết 4 động cơ của Lawrence & Nohria    10
1.3.    Vai trò và nhiệm vụ của điều dưỡng    11
1.3.1.    Khái niệm về điều dưỡng    11
1.3.2.    Chức năng và nhiệm vụ của điều dưỡng tại các cơ sở y tế.    11
1.4.    Một số công cụ đo lường động lực làm việc    12
1.5.    Thực trạng    động    lực làm việc của nhân viên y tế    14
1.5.1.    Thực    trạng    động lực làm việc của nhân viên y    tế    trên    thế giới    14
1.5.2.    Thực    trạng    động lực làm việc của nhân viên y    tế    tại    Việt Nam    15
1.6.    Một số yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của điều dưỡng    19
1.6.1.    Nhóm yếu tố thuộc về cơ sở y tế    19
1.6.2.    Nhóm yếu tố thuộc về điều dưỡng    20
1.7.    Giới thiệu địa điểm nghiên cứu    22
1.8.    Khung lý thuyết    23 
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    25
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    25
2.1.1.    Nghiên cứu định    lượng    25
2.1.2.    Nghiên cứu định    tính    25
2.2.    Thời gian và địa điểm    nghiên cứu    25
2.2.1.    Địa điểm nghiên    cứu    25
2.2.2.    Thời gian nghiên cứu    25
2.3.    Thiết kế nghiên cứu    26
2.4.    Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu    26
2.4.1.    Nghiên cứu định lượng    26
2.4.2.    Nghiên cứu định tính    26
2.5.    Phương pháp thu thập số liệu    27
2.5.1.    Thủ tục hành chính tại bệnh viện    27
2.5.2.    Thu thập số liệu định lượng.    27
2.5.3.    Thu thập số liệu định tính    27
2.6.    Các biến số nghiên cứu    27
2.6.1.    Biến số nghiên cứu định lượng    27
2.6.2.    Các chủ đề nghiên cứu định tính    28
2.7.    Bộ công cụ nghiên cứu và tiêu chí đánh giá    28
2.7.1.    Nghiên cứu định    lượng    28
2.7.2.    Nghiên cứu định    tính    29
2.8.    Phương pháp phân tích số liệu    30
2.8.1.    Số liệu định lượng    30
2.8.2.    Số liệu định tính    31
2.9.    Đạo đức nghiên cứu    31
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    32
3.1.    Thông tin về đối tượng khảo sát    32
3.2.    Động lực làm việc của điều dưỡng    33
3.2.1.    Động lực làm việc từ bản chất công việc và điều kiện làm việc    33
3.2.2.    Động lực làm việc từ lãnh đạo và đồng nghiệp    35
3.2.3.    Động lực làm việc từ cơ hội học tập, sự thừa nhận và thăng    tiến    36
3.2.4.    Động lực làm việc từ tiền lương, thưởng và chế độ phúc lợi    38
3.2.5.    Động lực làm việc từ sự tận tâm và sự cam kết với tổ chức    40
3.3.    Một số yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của điều dưỡng    41
3.3.1.    Nhóm yếu tố thuộc về cơ sở y tế    41
3.3.2.    Nhóm yếu tố thuộc về điều dưỡng    44
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN    48
4.1.    Thực trạng về động lực làm việc của điều dưỡng viên    48
4.1.1.    Động lực    làm    việc    từ    bản chất công việc "à điều kiện làm việc    49
4.1.2.    Động lực    làm    việc    từ    lãnh đạo và đồng nghiệp    50
4.1.3.    Động lực    làm    việc    từ    cơ hội học tập, sự thừa nhận và thăng    tiến    51
4.1.4.    Động lực    làm    việc    từ    tiền lương, thưởng và chế độ phúc lợi    51
4.1.5.    Động lực    làm    việc    từ    sự tận tâm và sự cam kết với tổ chức    52
4.2.    Một số yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của điều dưỡng    53
4.2.1.    Nhóm yếu tố thuộc về cơ sở y tế    53
4.2.2.    Nhóm yếu tố thuộc về điều dưỡng    56
KẾT LUẬN    59
KHUYẾN NGHỊ    60
TÀI LIỆU THAM KHẢO    61
PHỤ LỤC 1. PHIẾU KHẢO SÁT VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIệC CủA ĐIềU DƯỠNG    65
PHỤ LỤC 2. HƯỚNG DẪN PHỎNG    VẤN    SÂU    69
PHỤ LỤC 3. HƯỚNG DẪN THẢO    LUẬN    NHÓM    71 
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu    32
Bảng 3.2. Phân bố ý kiến của điều dưỡng về yếu tố tạo động lực là bản chất công việc và điều kiện làm việc    34
Bảng 3.3. Phân bố mức độ động lực của điều dưỡng với yếu tố bản chất công việc và điều kiện làm việc    34
Bảng 3.4. Phân bố ý kiến của điều dưỡng về yếu tố tạo động lực là lãnh đạo và đồng nghiệp    35
Bảng 3.5. Phân bố mức độ động lực của điều dưỡng với yếu tố lãnh đạo và đồng nghiệp    36
Bảng 3.6. Phân bố ý kiến của điều dưỡng về yếu tố tạo động lực là cơ hội học tập, sự thừa nhận và thăng tiến    37
Bảng 3.7. Phân bố mức độ động lực của điều dưỡng với yếu tố cơ hội học tập, sự thừa nhận và thăng tiến tiền lương, thưởng và chế độ phúc lợi    39
Bảng 3.9. Phân bố mức độ động lực của điều dưỡng với yếu tố tiền lương, thưởng và chế độ phúc lợi    40
Bảng 3.10. Phân bố ý kiến của điều dưỡng về yếu tố tạo động lực là sự tận tâm và sự cam kết    40
Bảng 3.11. Phân bố mức độ động lực của điều dưỡng với yếu tố sự tận tâm và sự cam kết    41

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.    WHO. The world health report 2006: working together for health. WHO Press, Geneva. 2006:pp 1-4.
2.    Herzberg F. One More Time: How Do You Motivate Employees? Harvard Business Press. 2008.
3.    Denibutun S. R. Work Motivation: Theoretical Framework. Journal on GSTF Business Review. 2012;Vol.1, No.4:pp.133-9.
4.    Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân. Giáo trình quản trị nhân lực. NXB Đại học Kinh tế quốc dân; 2012.
5.    Trung tâm Từ điển học. Từ điển tiếng Việt. NXB Đà Nằng; 1996.
6.    Lương Văn Úc. Giáo trình Tâm lý học lao động. ĐH Kinh tế Quốc Dân; 2011.
7.    Trần Kim Dung. Quản trị nguồn nhân lực. Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh; 2013.
8.    Maslow. Maslow's Hierachy of Needs: Is the Pyramid a Hoax? Eaton, Sarah Elaine2012.
9.    Vroom V. Vroom expectancy motivation theory1964.
10.    Lawrence PR, & Nohria, N. Driven. How Human Nature Shapes Our Choices. San Fransisco: Jossey Bass. 2002.
11.    American Nurses Association. What is Nursing? 2015.
12.    Bộ Y tế. Thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26/01/2011 về hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện. 2011.
13.    Zemichael Weldegebriel Y. E, Fitsum Weldegebreal, and Mirkuzie Woldie. Motivation of health workers and associated factors in public hospitals of West Amhara, Northwest Ethiopia. Patient Prefer Adherence. 2016;159—169, Published online 2016 Feb 15. doi: 10.2147/PPA.S90323.
14.    Mischa Willis-Shattuck PB. Motivation and retention of health workers in developing countries: a systematic review. BMC Health Services Research.
2008;volume 8, Article number: 247; 2008.
15.    Tarundeep Singh MK, Madhur Verma, Rajesh Kumar. Job satisfaction among health care providers: A cross-sectional study in public health facilities of Punjab, India. J Family Med Prim Care. 2019;2019 Oct 31;8(10):3268-3275. doi: 10.4103/jfmpc.jfmpc_600_19. eCollection 2019 Oct.
16.    Hailu Merga TF. Impacts of working environment and benefits packages on the health professionals' job satisfaction in selected public health facilities in eastern Ethiopia: using principal component analysis. BMC Health Serv Re. 2019;2019 Jul 16;19(1):494. doi: 10.1186/s12913-019-4317-5.
17.    Nguyễn Hồng Nhung. Thực trạng các yếu tố tạo động lực làm việc của điều dưỡng lâm sàng Bệnh viện đa khoa Đống Đa, Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ Quản lý Bệnh viện: Trường Đại học Y tế Công Cộng; 2017.
18.    Khúc Thị Thanh Vân và cộng sự. Động lực làm việc của bác sĩ và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí. Tạp chí y học cộng đồng. 2020;SỐ 2 (55)(Tháng 03-04/2020).F
19.    Hồ Thị Thu Hằng, Đỗ Thị Lệ Thu, Nguyễn Kiều Trinh. Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của Nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa Tỉnh Vĩnh Long. Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long 2015.
20.    Ngô Văn Tuôi. Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa khu vực Cù Lao Minh, tỉnh Bến Tre Luận văn Chuyên khoa II: Trường Đại học Y tế Công Cộng; 2017.
21.    Vũ Duy Năng. Động lực làm việc của nhân viên y tế và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện đa khoa Công an tỉnh Nam Định. Luận văn Thạc sĩ Quản lý Bệnh viện: Trường Đại học Y tế Công Cộng; 2017.
22.    Lê Quang Trí. Thực trạng nguồn nhân lực và một số yếu tố liên quan đến động lực làm việc của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp Luận văn Thạc sĩ Quản lý Bệnh viện: Trường Đại học Y tế Công Cộng; 2013.
23.    Nguyễn Thùy Trang, Bùi Thị Mỹ Anh, Lê ngọc Của. Động lực làm việc của điều dưỡng viên và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long, thành phố Cần Thơ. Tạp chí Y học Cộng đồng 2020;Số 7.
24.    Phạm Xuân Anh Đào. Động lực làm việc của bác sĩ và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển, Trường Đại học Y tế Công cộng. 2018;/tap-02- so-04-2018-124.
25.    Phùng Thanh Hùng và cộng sự. Động lực làm việc của điều dưỡng lâm sàng tại Bệnh viện Bà Rịa tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tạp chí Y học Cộng đồng. 2019;Số 1 (54) – tháng 01-02/2020.
26.    Hồ Ngọc Thành. Động lực làm việc của nhân viên y tế và một số yếu tố ảnh hưởng, bệnh viện đa khoa huyện tam nông, đồng tháp. Luận văn Chuyên khoa II, Trường Đại học Y tế Công Cộng. 2018.
27.    Nguyễn Đình Hoàng. Động lực làm việc của nhân viên y tế và một số giải pháp cải thiện tại Trung tâm y tế huyện Phù Mỹ – Bình Định. Luận văn Chuyên khoa II, Trường Đại học Y tế Công Cộng. 2017.
28.    Nguyễn Phạm Tuyết Ngân Giang. Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên y tế tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP HCM. 2019.
29.    Phạm Duy Khanh. Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên y tế bệnh viện y học cổ truyền tỉnh Bà rịa Vũng tàu. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu. 2020.
30.    David H Peters SC, Prasanta Mahapatra &Laura Steinhardt. Job satisfaction and motivation of health workers in public and private sectors: cross-sectional analysis from two Indian states. Human Resources for Health. 2010;volume 8, Article number: 27.
31.    Baljoon RA BH, Banakhar MA. Nurses' Work Motivation and the Factors
Affecting It: A Scoping Review. Int J Nurs Clin Pract 5.    2018;277. doi:
https://doi.org/10.15344/2394-4978/2018/277.
32.    Mutale W AH, Bond Virginia, Mwanamwenge Margaret Tembo & Balabanova Dina. Measuring health workers’ motivation in rural health facilities: baseline results from three study districts in Zambia. Human Resources for Health. 2016;11(1), pp. 8.
33.    Nguyễn Hồng Vũ và cộng sự. Một số yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc ở điều dưỡng viên tại các khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện Nhi Trung Ương. Tạp chí y học Cộng đồng. 2017;Số 41 -Tháng 11+12/2017.
34.    Lambrou P, Kontodimopoulos, N. & Niakas, D. Motivation and job satisfaction among medical and nursing staff in a Cyprus public general hospital. Human Resources for Health. 2010;8 (26), pp 1-9; 2010.

 

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/