GIÁ TRỊ CỦA SIÊU ÂM TRONG TRONG CHẨN ĐOÁN THOÁI HOÁ KHỚP Ở BỆNH NHÂN CÓ ĐAU KHỚP GỐI
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC GIÁ TRỊ CỦA SIÊU ÂM TRONG TRONG CHẨN ĐOÁN THOÁI HOÁ KHỚP Ở BỆNH NHÂN CÓ ĐAU KHỚP GỐI.Thoái hóa khớp là một trong các bệnh lýthường gặp của chuyên khoa cơ xương khớp, trong đó khớp gối là khớp thường bị thoái hóa nhất. Tần suất thoái hoá khớp gối toàn cầu là vào khoảng 16,0% ở người trên 15 tuổi và 22,9% ở người trên 45 tuổi. Tần suất mới mắc của thoái hoá khớp gối là 203/100.000 người-năm ở người từ 20 tuổi trở lên1. Các báo cáo về tần suất thoái hoá khớp gối phát hiện trên phim X quang thì cao hơn nhiều. Một báo cáo ở Hàn Quốc cho biết tần suất thoái hoá khớp gối trên X quang là 35,1% (24,4% ở nam, 44,3% ở nữ) ở người từ 50 tuổi trở lên, và 78,7% ở người từ 80 tuổi trở lên2. Một nghiên cứu khác tiến hành tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết tần suất thoái hóa khớp trên X quang ở người từ 40 tuổi trở lên là 34,2% 3.
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2022.00742 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Thoái hóa khớp gối không chỉ làm bệnh nhân đau đớn mà còn đưa đến tàn phế. Trong số 291 bệnh tật được khảo sát trên toàn cầu, thoái hóa khớp gối là nguyên nhân gây tàn phế đứng hàng thứ 114. Bên cạnh đó, thoái hóa khớp gối còn mang lại một gánh nặng kinh tế cho bệnh nhân, gia đình và xã hội. Một báo cáo ở Hà Lan cho biết từ 2015 – 2017, trong số 1399 công nhân được khảo sát, có số ngày nghỉ ốm trung bình vì thoái hoá khớp gối là186 ngày, với chi phí trung bình là 15.500 euro5.
Cho tới hiện tại, việc chẩn đoán thoái hóa khớp gối vẫn chủ yếu dựa trên các tiêu chuẩn lâm sàng và các biểu hiện trên phim X quang khớp gối theo Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ năm 1986 6. Các biểu hiện trên phim X quang quy ước của thoái hóa khớp gối bao gồm có xơ hóa xương dưới sụn, tạo gai xương, hẹp khe khớp và dính khớp. Đó vốn là các biểu hiện gián tiếp của quá trình tổn thương sụn khớp. X quang có lợi thế là rẻ tiền, dễ thực hiện. Dù vậy, khuyết điểm là không thể quan sát trực tiếp được sụn khớp, sụn chêm, bao hoạt dịch khớp và các mô mềm quanh khớp, vốn cũng bị tổn thương trong thoái hóa khớp. Các dấu hiệu này giúp đánh giá tình trạng viêm của thoái hoá khớp, vốn có vai trò quan trọng trong tiên lượng, đánh giá điều trị bệnh. Trong khi đó, siêu âm giúp đánh giá được các biến đổi này,hơn nữa, có thể đánh giá “khớp động” thay vì “khớp tĩnh” như X quang quy ước. Ngoài ra, siêu âm cũng là một công cụ hỗ trợ chẩn đoán dễ thực hiện, không xâm lấn và tương đối rẻ tiền.Gần đây, bắt đầu có một số nghiên cứu tiến hành để đánh giá khả năng của siêu âm trong chẩn đoán thoái hóa khớp gối. Chẳng hạn Brom và cộng sự cho biết khi dùng tiêu chuẩn “có tổn thương sụn khớp và có gai xương trên siêu âm” để chẩn đoán thoái hóa khớp gối, độ nhạy và độ đặc hiệu của siêu âm lần lượt là 75,0% và 94,0% so với chẩn đoán bằng chụp X quang khớp gối7. Hiện tại ở nước ta chưa có công trình nghiên cứu nào ở nước ta về các giá trị của siêu âm trong chẩn đoán thoái hóa khớp gối.Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu này.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tần suất thoái hoá khớp gối trên siêu âm ở bệnh nhân được chẩn đoán dựa vào lâm sàng.
2. Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm, tỷ số khả dĩ dương, tỷ số khả dĩ âm, và diện tích dưới đường cong của biểu hiện mỏng sụn khớp và gai xương trên siêu âm trong chẩn đoán thoái hoá khớp gối.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 – Phân độ thoái hóa khớp trên X quang theo Kellgren và Lawrence 11
Bảng 1.2 – Giá trị của siêu âm so với MRI trong đánh giá THKG24 22
Bảng 1.3 – Giá trị của siêu âm trong chẩn đoán THKG 29
Bảng 3.1 – Tuổi và giới tính phân theo chẩn đoán 46
Bảng 3.2 – Đặc điểm cân nặng của dân số nghiên cứu 46
Bảng 3.3 – Triệu chứng đau 47
Bảng 3.4 – Triệu chứng lâm sàng của thoái hóa khớp gối 47
Bảng 3.5 – Đặc điểm thoái hóa khớp gối trên X quang 48
Bảng 3.6 – Phân độ THKG trên X quang theo Kellgren – Lawrence 49
Bảng 3.7 – Phân độ gai xương trên X quang theo OARSI 49
Bảng 3.8 – Phân độ hẹp khe khớp theo OARSI 49
Bảng 3.9 – Biểu hiện trên siêu âm của thoái hóa khớp gối 50
Bảng 3.10 – Phân độ gai xương trên siêu âm 51
Bảng 3.11 – Phân độ tràn dịch khớp trên siêu âm 52
Bảng 3.12 – Phân độ lồi sụn chêm trên siêu âm 52
Bảng 3.13 – Phân độ tổn thương sụn trên siêu âm 53
Bảng 3.14 – Chẩn đoán THKG dựa vào gai xương mặt trong từ độ I trở lên 53
Bảng 3.15 – Chẩn đoán THKG dựa vào gai xương mặt trong từ độ II trở lên 54
Bảng 3.16 – Chẩn đoán THKG dựa vào gai xương mặt ngoài từ độ I trở lên 54
Bảng 3.17 – Chẩn đoán THKG dựa vào gai xương mặt ngoài từ độ II trở lên 55
Bảng 3.18 – Chẩn đoán THKG dựa vào gai xương từ độ I trở lên 55
Bảng 3.19 – Chẩn đoán THKG dựa vào gai xương từ độ II trở lên 56
Bảng 3.20 – Chẩn đoán THKG dựa vào lồi sụn chêm trong ≥ độ I 56
Bảng 3.21 – Chẩn đoán THKG dựa vào lồi sụn chêm trong ≥ độ II 57
Bảng 3.22 – Chẩn đoán THKG dựa vào lồi sụn chêm ngoài ≥ độ I 57
Bảng 3.23 – Chẩn đoán THKG dựa vào lồi sụn chêm ngoài ≥ độ II 58
Bảng 3.24 – Chẩn đoán THKG dựa vào lồi sụn chêm ≥ độ I 58
Bảng 3.25 – Chẩn đoán THKG dựa vào lồi sụn chêm ≥ độ II 59
Bảng 3.26 – Chẩn đoán THKG dựa vào tổn thương sụn từ độ I trở lên 59
Bảng 3.27 – Chẩn đoán THKG dựa vào tổn thương sụn từ độ II trở lên 60
Bảng 3.28 – Chẩn đoán THKG dựa vào gai xương ≥ độ I hoặc lồi sụn chêm ≥ độ I hoặc tổn thương sụn ≥ độ I 60
Bảng 3.29 – Chẩn đoán THKG dựa vào gai xương ≥ độ I và lồi sụn chêm ≥ độ I và tổn thương sụn ≥ độ I 61
Bảng 3.30 – Chẩn đoán THKG dựa vào gai xương ≥ độ II hoặc lồi sụn chêm ≥ độ II hoặc tổn thương sụn ≥ độ II 61
Bảng 3.31 – Chẩn đoán THKG dựa vào gai xương ≥ độ II và lồi sụn chêm ≥ độ II và tổn thương sụn ≥ độ II 62
Bảng 3.32 – Diện tích dưới đường cong của các phân độ trên SA trong chẩn đoán THKG 62
Bảng 3.33 – Chẩn đoán THKG dựa vào gai xương trên SA ≥ độ I 63
Bảng 3.34 – Chẩn đoán THKG dựa vào gai xương trên siêu âm ≥ độ II 64
Bảng 3.35 – Chẩn đoán THKG dựa vào lồi sụn chêm ≥ độ I 65
Bảng 3.36 – Chẩn đoán THKG dựa vào lồi sụn chêm ≥ độ II 66
Bảng 3.37 – Chẩn đoán THKG dựa vào tổn thương sụn trên siêu âm ≥ độ I 67
Bảng 3.38 – Chẩn đoán THKG dựa vào tổn thương sụn trên siêu âm ≥ độ II 67
Bảng 3.39 – Chẩn đoán THKG dựa vào vào gai xương ≥ độ I hoặc lồi sụn chêm ≥ độ I hoặc tổn thương sụn ≥ độ I 68
Bảng 3.40 – Chẩn đoán THKG dựa vào vào gai xương ≥ độ I và lồi sụn chêm ≥ độ I và tổn thương sụn ≥ độ I 68
Bảng 3.41 – Chẩn đoán THKG dựa vào vào gai xương ≥ độ II hoặc lồi sụn chêm ≥ độ II hoặc tổn thương sụn ≥ độ II 69
Bảng 3.42 – Chẩn đoán THKG dựa vào gai xương ≥ độ II và lồi sụn chêm ≥ độ II và tổn thương sụn ≥ độ II 70
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ x
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ xi
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Dịch tễ học của thoái hóa khớp gối 4
1.2. Triệu chứng của thoái hóa khớp gối 5
1.3. Biểu hiện X quang của thoái hóa khớp gối 7
1.4. Biểu hiện trên siêu âm của thoái hóa khớp gối 11
1.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 23
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. Đối tượng nghiên cứu 30
2.2. Phương pháp nghiên cứu 30
2.3. Sơ đồ nghiên cứu 44
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu 44
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 45
3.1. Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu 45
3.2. Tần suất thoái hoá khớp gối dựa trên siêu âm 53
3.3. Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán và độ chính xác của siêu âm trong chẩn đoán thoái hoá khớp gối 62
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 71
4.1. Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu 71
4.2. Tần suất thoái hóa khớp gối chẩn đoán trên siêu âm 81
4.3. Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán và độ chính xác của siêu âm trong chẩn đoán thoái hoá khớp gối 85
HẠN CHẾ 91
KẾT LUẬN 92
KIẾN NGHỊ 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Recent Comments