Giải pháp triển khai, nhân rộng mô hình quản lý bệnh tăng huyết áp tại hệ thống y tế cơ sở
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở Giải pháp triển khai, nhân rộng mô hình quản lý bệnh tăng huyết áp tại hệ thống y tế cơ sở.Tăng huyết áp (THA) là một bệnh phổ biến trên thế giới, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh không lây nhiễm, được xem là “kẻ giết người thầm lặng”. Theo ước tính của WHO năm 2000 trên thế giới đã có khoảng 972 triệu người bị THA (chiếm 26,4% dân số) và có tới 7,5 triệu người tử vong do nguyên nhân trực tiếp là THA. Dự báo đến năm 2025 có khoảng 1,56 tỷ người bị THA.
Tại Việt Nam, tỷ lệ THA gia tăng rất nhanh chóng. Theo kết quả điều tra dịch tễ học của Viện Tim mạch cho thấy tỷ lệ người từ 25 tuổi trở lên bị tăng huyết áp năm 2012 là 25,1%, năm 2015 là 47,3%. Nghiên cứu cũng cho biết tỷ lệ tăng huyết áp tại khu vực thành thị nhiều hơn nông thôn (p< 0,001) năm 2015 tỷ lệ THA là 47,3%. Theo nghiên cứu của Trương Thị Thùy Dương (2017) tỷ lệ THA ở người từ 18 tuổi trở lên tại 2 xã của huyện Bình Lục – Hà Nam là 24,4%; Nguyễn Thanh Bình (2017) tỷ lệ THA từ 25 – 64 tuổi ở đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh là 25,4%;
MÃ TÀI LIỆU
|
DTCCS.2022.0028 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Bệnh tăng huyết áp đã được đưa vào Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế giai đoạn 2012 – 2015 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu là phát hiện sớm, điều trị và quản lý bệnh tăng huyết áp; xây dựng, triển khai và duy trì bền vững mô hình quản lý bệnh tăng huyết áp tại tuyến cơ sở, 50% người dân hiểu đúng về bệnh THA và các biện pháp phòng, chống bệnh THA, phấn đấu đạt chỉ tiêu 50% số bệnh nhân THA được phát hiện sẽ được điều trị đúng theo phác đồ do Bộ Y tế quy định; giai đoạn 2016 – 2020 mới mục tiêu: 50% số người bị tăng huyết áp được phát hiện sớm; 30% số người phát hiện bệnh được quản lý, điều trị theo hướng dẫn chuyên môn.
Kế hoạch tăng cường thực hiện điều trị, quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường theo nguyên lý Y học gia đình tại các Trạm y tế xã, phường, thị trấn giai đoạn 2018-2020 (Quyết định 2559/QĐ-BYT ngày 20/4/2018 của Bộ Y tế) với mục tiêu đến năm 2020, ít nhất 70% Trạm y tế thực hiện dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý THA theo nguyên lý Y học gia đình; ít nhất 40% người trưởng thành từ 40 tuổi trở lên được đo huyết áp và đánh giá nguy cơ đái tháo đường .
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các tổ chức phòng chống tăng huyết áp đã chỉ ra 3 tồn tại trong công tac quản lý và điều trị bệnh THA đó là: (1) THA phát hiện dễ nhưng tỷ lệ chủ động phát hiện thấp, (2) điều trị đơn giản nhưng tỷ lệ được điều trị chỉ chiếm khoảng 30% và quan trọng nhất là (3) tỷ lệ đạt được huyết áp mục tiêu rất hạn chế. Nguyên nhân của tình trạng này là do tính chất âm thầm của bệnh nên thường bị bỏ qua ở giai đoạn chưa biến chứng, sự tác động của nhiều yếu tố liên quan đến lối sống, thói quen ăn uống và tập thể dục, lạm dụng rượu bia và hút thuốc lá.
Tại Việt Nam và Hà Tĩnh đã có một số mô hình can thiệp với cách tiếp cận như tăng cường phát hiện sớm, quản lý điều trị tại tuyến cơ sở, truyền thông thay đổi hành vi nhưng kết quả vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc nghiên cứu các giải pháp can thiệp nhằm chủ động phát hiện tăng huyết áp tại cộng đồng, duy trì và tăng cường tuân thủ dùng thuốc và loại bỏ các yếu tố nguy cơ là vô cùng cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi thực hiện sáng kiến: “Giải pháp triển khai, nhân rộng mô hình quản lý bệnh tăng huyết áp tại hệ thống y tế cơ sở” nhằm góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong tình hình mới.
II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi nghiên cứu: Là các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý, điều trị người tăng huyết áp tại cộng đồng
– Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện đối với việc quản lý, điều trị người tăng huyết áp tại cộng đồng trên địa bàn Hà Tĩnh.
– Về thời gian: Số liệu được thu thập trong giai đoạn 2016 – 2018; các giải pháp đề xuất được triển khai ứng dụng trong giai đoạn 2017 – 2018.
2. Đối tượng nghiên cứu: Là hoạt động quản lý, điều trị người tăng huyết áp tại tuyến y tế cơ sở (Bệnh viện đa khoa tuyến huyện, Trạm y tế, y tế thôn bản)
3. Phương pháp nghiên cứu:
– Khảo sát, đánh giá thực trạng người tăng huyết áp từ 18 tuổi trở lên tại Hà Tĩnh (Ước lượng tỷ lệ mắc)
– Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS và các phần mềm phục vụ nghiên cứu y khoa.
– Vận dụng tiêu chuẩn, hướng dẫn của Bộ Y tế xây dựng quy trình quản lý người tăng huyết áp tại cộng đồng và các giải pháp để tăng cường quản lý người mắc THA.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ ĐÓNG GÓP CỦA SÁNG KIẾN
1. Mục đích nghiên cứu:
Khảo sát, đánh giá tỷ lệ người tăng huyết áp từ 18 tuổi trở lên tại Hà Tĩnh, thực trạng quản lý người tăng huyết áp tại cộng đồng về hệ thống tổ chức, trang thiết bị, nhân lực và quy trình quản lý người tăng huyết áp tại cộng đồng. Đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm chủ động phát hiện tăng huyết áp tại cộng đồng, duy trì và tăng cường sự tuân thủ điều trị của người mắc THA giúp người mắc THA được điều trị và quản lý ngay tại cộng đồng, tiết kiệm tối đa về thời gian, kinh phí cho người dân và xã hội, đáp ứng yêu cầu công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ Y tế (2018), Kế hoạch tăng cường thực hiện điều trị, quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường theo nguyên lý y học gia đình tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn giai đoạn 2018-2020
2.Bộ Y tế (2006), Về phòng chống một số bệnh không lây nhiễm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 3/2006, tr. 9, 39, 68, 76, 95.
3.Chính phủ, (2015), Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 20/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2016-2025.
4.Nguyễn Thanh Bình (2017), Thực trạng bệnh tăng huyết áp ở người Khmer tỉnh Trà Vinh và hiệu quả một số biện pháp can thiệp, Luận án tiến sĩ, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương..
5.Trần Thị Trung Chiến, Nguyễn Thành Trung, Ngô Khang Cường và CS (2003), Mô hình nhà y tế bản cho vùng cao miền núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn ở Việt Nam, Hà Nội, Tr. 54-79.
6.Chính phủ, (2017), Chương trình mục tiêu Y tế – Dân số giai đoạn 2016 – 2020.
7.Dự án phòng chống tăng huyết áp (2011), Những điều cần biết về tăng huyết áp. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội
8.Trương Thị Thùy Dương (2017), Đánh giá kết quả can thiệp nâng cao thực hành theo dõi huyết áp và tuân thủ điều trị ở người tăng huyết áp trên 50 tuổi tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, Luận văn tiến sỹ Đại học Y Hà Nội.
9.Viên Văn Đoan, Đồng Văn Thành (2005), Bước đầu nghiên cứu mô hình QL, theo dõi, và ĐT có kiểm soátbệnh THA, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học Đại hội tim mạch quốc gia Việt Nam lần thứ X, Hà Nội, tr. 68-79.
10.Nguyễn Kim Kế (2014), Nghiên cứu mô hình kiểm soát tăng huyết áp ở người cao tuổi thị xã Hưng Yên”. Luận án tiến sĩ
11.Trần Thị Mỹ Hạnh (2017), Đánh giá kết quả can thiệp nâng cao thực hành tự theo dõi huyết áp và tuân thủ điều trị ở ngƣời tăng huyết áp trên 50 tuổi tại một số xã thuộc huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình năm 2015, Luận án tiến sĩ, Đại học y tế công ộng
12.Hồ Văn Hải (2014), Hiệu quả mô hình quản lý – điều trị bệnh tăng huyết áp ở người lơn tại y tế xã, ấp thuộc huyện Xuyên Mộc, Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu, ứng dụng KH&CN tập Ĩ giai đoạn 2013 – 2015, Sở Y tế BR-VT.
13.Đàm Khải Hoàn, Nguyễn Thành Trung (2001), Thực trạng chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở miền núi phía Bắc. Kỷ yếu hội thảo Nâng cao năng lực chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào các dân tộc những vùng khó khăn ở khu vực miền núi phía Bắc, Thái Nguyên 12/2001. Tr 205-212.
14.Đàm Khải Hoàn, Hạc Văn Vinh, Đàm Thị Tuyết và CS (2003), Nghiên cứu mô hình huy động Giáo viên "cắm bản" tham gia công tác Truyền thông – Giáo dục sức khỏe sinh sản cho người dân vùng cao Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, Đề tài cấp bộ, Đại học Y khoa Thái Nguyên, Thái Nguyên.
15.Phạm Văn Hùng và cộng sự (2005), Thí điểm mô hình QL bệnh nhân THA có BHYT tại thành phố Quy Nhơn (6/2004-6/2005), Báo cáo hội nghị tim mạch miền trung tháng 8/2005, Hà Nội.
16.Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Khắc Đông, Lương Hữu Đông (2001), “Đặc điểm lâm sàng kết quả ĐT bệnh THA tại khoa nội I – BV quân y 110”, Kỷ yếu công trình khoa học y học, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, tháng 9/2001, tr 76.
17.Nguyễn Thành Sang (2010), Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp người cao tuổi tại huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang, Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa Gia đình Sở Y tế tỉnh Tiền Giang.
18.Phạm Thái Sơn (2015), Quản lý tăng HA tại cộng đồng, Viện Tim Mạch Việt Nam, Dự án quốc gia phòng chống THA
19.Ủy ban nhân dân tỉnh (2016), Kế hoạch số 102/KH-UBND ngày 13/4/2016 Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2016-2025 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
20.Đinh Văn Thành (2015), Thực trạng và hiệu quả mô hình quản lý tăng huyết áp tại tuyến cơ sở tỉnh Bắc Giang, Luận án tiến sỹ, Đại học Y Hà Nội.
Recent Comments