Kết quả lâu dài của phẫu thuật điều trị lác trong cơ năng bẩm sinh
Luận văn Kết quả lâu dài của phẫu thuật điều trị lác trong cơ năng bẩm sinh.Lác trong cơ năng bẩm sinh (LTCNBS) là bệnh lác xuất hiện ngay từ lúc mới sinh, hoặc trong vòng sáu tháng đầu của cuộc đời. Đây là một bệnh lý phức tạp, thường kèm theo các rối loạn vận động nhãn cầu. Bệnh xuất hiện sớm, diễn biến trong thời kỳ phát triển thị giác hai mắt của trẻ do đó gây nên tình trạng nhược thị và ảnh hưởng trầm trọng tới sự phát triển thị giác hai mắt [48], [61]. Lác trong cơ năng bẩm sinh là dạng lác phổ biến nhất chiếm tỉ lệ 1%-2% [48],[55].
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00198 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Nguyên tắc điều trị hiện nay là làm thẳng trục nhãn cầu, bảo tồn và phục hồi TG2M, đó là một phức hợp gồm ba khâu: điều trị nhược thị trước mổ, điều trị bằng phẫu thuật và điều trị phục hồi TG2M sau mổ, mỗi khâu có một vai trò và mục đích nhất định. Điều trị nhược thị và phẫu thuật chỉnh lệch trục nhãn cầu là bước tạo tiền đề cho kết quả điều trị phục hồi TG2M, ngược lại có thị giác hai mắt sẽ đảm bảo cân bằng vận nhãn và giảm tỷ lệ nhược thị tái phát. Tuy nhiên với LTCNBS việc điều trị nhược thị trước mổ là rất khó khăn, nhất là đối với trẻ nhỏ không hợp tác [2], [15]. Nhưng nếu đợi trẻ lớn mới phẫu thuật thì không đảm bảo được chức năng thị giác hai mắt.
Về thời điểm phẫu thuật của bệnh này còn có nhiều tranh luận. Vào những năm 1950 các tác giả Doggart, Holton, Burke, Kennedy ủng hộ quan điểm của Worth cho rằng không thể có thị giác hai mắt ở bệnh nhân bị lác trong bẩm sinh vì vậy thường phẫu thuật muộn nhằm mục đích thẩm mỹ.
Trái lại vào những năm 1960 các tác giả Costenbader, Taylor, Ing theo quan điểm của Shavase thấy rằng phẫu thuật lác trong bẩm sinh sớm trước 2 tuổi có thể đạt được thị giác hai mắt với các mức độ khác nhau, và cũng từ đó nhiều tác giả khác ủng hộ xu hướng phẫu thuật sớm như Wright (1994), Helveston (1999), Birch (2000, 2006) [TDT 2]. Nếu mắt lác được phẫu thuật cân bằng trong vòng 2 tuổi thì có tới 80% bệnh nhân đạt được hợp thị chu biên, còn những mắt được phẫu thuật sau 2 tuổi thì chỉ có 20% bệnh nhân đạt được mức độ TG2M này.
Gần đây nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, phẫu thuật điều trị lác trong cơ năng bẩm sinh có vai trò quan trọng trong việc cải thiện thị lực và phục hồi chức năng thị giác hai mắt cho trẻ, thị giác hai mắt cũng được phục hồi 30,6% theo Curtis R (2008) [23]; 36,1% có mức phù thị với bệnh nhân mổ trước 2 tuổi sau 8 năm theo Trikalinos TA (2005) [57].
Ở Việt nam mặc dù tỷ lệ trẻ em bị LTCNBS được phẫu thuật sớm tăng lên trong những năm gần đây và đã có những tiến bộ rõ rệt như trong nghiên cứu của Đặng Thị Phương năm 2008 [6], cho thấy kết quả điều trị cân bằng trục nhãn cầu là 80% và 24,2% BN có TG2M ở mức đồng thị tại 6 tháng sau phẫu thuật. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá lâu dài về kết quả của phẫu thuật.
Để góp phần đánh giá thêm hiệu quả lâu dài của phẫu thuât điều trị lác trong cơ năng bẩm sinh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: ”Kết quả lâu dài của phẫu thuật điều trị lác trong cơ năng bẩm sinh” với hai mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả lâu dài của phẫu thuật điều trị lác trong cơ năng bẩm sinh tại khoa Mắt trẻ em Bệnh viện Mắt Trung ương.
2. Tìm hiêu một sô yếu tô liên quan đến kết quả phẫu thuật.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 12
1. LÁC TRONG CƠ NĂNG BÂM SINH 12
1.1. Định nghĩa 12
1.2. Nguyên nhân 12
1.3. Đặc điểm lâm sàng 12
1.4. Chẩn đoán phân biệt 16
2. ĐIỀU TRỊ LÁC TRONG CƠ NĂNG BẨM SINH 18
2.1. Điều chỉnh tật khúc xạ 18
2.2. Điều trị nhược thị 18
2.3. Tiêm độc tố Botulinum 19
2.4. Phẫu thuật 19
3. ĐIỀU TRỊ LÁC TRONG CƠ NĂNG BẨM SINH BẰNG PHẪU
THUẬT 20
3.1. Lựa chọn thời điểm thực hiện phẫu thuật 20
3.2. Phương pháp phẫu thuật 21
3.3. Kết quả lâu dài của phẫu thuật điều trị lác trong cơ năng bẩm sinh. 24
3.4. Một số yếu tố liên quan đến kết quả lâu dài của phẫu thuật 27
3.5. Tình hình phẫu thuật LTCNBS tại Việt Nam 30
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 31
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 31
2.2.2. Cỡ mẫu 32
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu 32
2.2.4. Tiến hành nghiên cứu 32
2.2.5. Tiêu chí và cách đánh giá 35
2.2.6. Xử lý số liệu 37
2.2.7. Đạo đức trong nghiên cứu 37
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
3.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 38
3.1.1. Tình hình bệnh nhân theo tuổi và giới 38
3.1.2. Đặc điểm bệnh nhân trước phẫu thuật 40
3.1.3. Đặc điểm về phương pháp phẫu thuật đã áp dụng 44
3.1.4. Đặc điểm về số lần phẫu thuật và độ tuổi 45
3.2. KẾT QUẢ LÂU DÀI CỦA PHẪU THUẬT 46
3.2.1. Kết quả về cân bằng trục nhãn cầu 46
3.2.2. Kết quả về thị lực 47
3.2.3. Kết quả về thị giác 2 mắt sau phẫu thuật, 50
3.2.4. Kết quả liên quan đến phương pháp phẫu thuật 52
3.3. M ỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN 53
3.3.1 .Tuổi lúc phẫu thuật và kết quả phẫu thuật 53
3.3.2. Độ lác trước phẫu thuật và kết quả cân bằng nhãn cầu 54
3.3.3. Mức độ nhược thị tại thời điểm nghiên cứu và kết quả phẫu thuật55
3.3.4. Rối loạn vận nhãn trước phẫu thuật và kết quả phẫu thuật 56
Chương 4: BÀN LUẬN 57
4.1. BÀN LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN 57
4.1.1. Tuổi và giới 57
4.1.2. Đặc điểm về thị lực của bệnh nhân trước mổ 59
4.1.3. Tình hình tật khúc xạ 59
4.1.4. Đặc điểm về độ lác trước mổ 60
4.1.5. Đặc điểm thị giác hai mắt trước phẫu thuật 61
4.1.6. Các rối loạn vân động nhãn cầu kết hợp với lác trong cơ năng bẩm sinh 61
4.1.7. Đặc điểm về số lần phẫu thuật và độ tuổi 62
4.2. BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ LÂU DÀI SAU PHẪU THUẬT 63
4.2.1. Kết quả điều trị lệch trục nhãn cầu theo thời gian 63
4.2.2. Tình trạng thị lực theo thời gian 64
4.2.3. Kết quả về thị giác hai mắt sau phẫu thuật 66
4.2.4. Nhận xét kết quả phẫu thuật liên quan đến các Phương pháp phẫu
thuật đã áp dụng 68
4.3. BÀN LUẬN VỀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ PHẪU THUẬT 69
4.3.1 Mối liên quan giữa độ tuổi được phẫu thuật và kết quả phẫu thuật 69
4.3.2. Liên quan giữa độ lác và cân bằng trục nhãn cầu sau mổ 72
4.3.3. Mối liên quan giữa tình trạng nhược thị và kết quả cân bằng nhãn
cầu sau phẫu thuật 74
4.3.4. Các rối loạn vận động nhãn cầu kết hợp và kết quả phẫu thuật 75
KẾT LUẬN 76
HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT:
1. Phan Dẫn (2004) “Nhãn khoa giản yếu tập 2 ”, nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr 179- 218,
2. Trần Huy Đoàn (2006), ‘ Đánh giá tình trạng thị giác hai mắt sau phẫu thuật lác ngang cơ năng ở người lớn”, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y học, Trường Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội,
3. Hồng Văn Hiệp (2007) ““ Tật khúc xạ ” Nhãn khoa lâm sàng nhà xuất bản y học Thành phố hồ chí minh tr 381-399.
4. Luân Thị Loan (2002), “Nghiên cứu các hình thái lâm sàng lác cơ năng quy tụ và kết quả xử lý phâu thuật”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp 2, Trường Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội,
5. Nhãn khoa lâm sàng (2010), “Lác cơ năng”, Nhà xuất bản Y học chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, tr, 493-522,
6. Đặng Thị Phương (2008) ‘ Đánh giá kết quả phâu thuật điều trị lác
trong cơ năng bẩm sinh” Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y học, Trường Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội,
7. Phạm Văn Tần (1998) ‘ Điều trị phục hồi thị giác hai mắt trong phức
hợp điều trị lác ngang cơ năng”, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội,
8. Thực hành nhãn khoa (2003), “Điều trị lác ngang cơ năng và kỹ thuật mổ lác”, Nhà xuất bản y học,Hà Nội, tr 171-177,
9. Hà Huy Tiến (1994), “Lác cơ năng- Nhược thị”, Bài giảng nhãn khoa lâm sàng, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr 298-302,
10. Hà Huy Tiến (1972), “Rối loạn vận động nhãn cầu ”, Nhãn khoa tập 2, Nhà xuất bản y học và thể dục thể thao, Hà Nội, tr 152- 164,
11. Hà Huy Tiến (1975) “Tinh hình bệnh lác ở trẻ em’” Nhãn Khoa- Tài liệu nghiên cứu số 1, tr 32-34,
12. Hà Huy Tiến (1975) “ Vấn đề định lượng trong phẫu thuật lác qua kết quả của 608 trường hợp mổ lác cơ năng”, Nhãn khoa- Tài liệu nghiên cứu số 1, tr 110- 120,
13. Trường Đại Học Y Hà Nội (2004), “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong y học và sức khỏe cộng đồng”, Nhà xuất bản y học, Hà Nội,
Recent Comments