KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ SỬ DỤNG THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN HEN PHẾ QUẢN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ SỬ DỤNG THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN HEN PHẾ QUẢN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
Nguyễn Thu Hằng1, Vũ Thị Thủy2,
1 Đại học y khoa vinh
2 Đại học y khoa Vinh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Hen phế quản là bệnh lý thường gặp, đặc trưng bởi viêm đường hô hấp mạn tính. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên bệnh nhân hen phế quản điều trị ngoại trú nhằm mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và sử dụng thuốc. Trong 34 bệnh nhân nghiên cứu, độ tuổi trung bình là 52,79±14,58 tuổi; nữ giới chiếm 67,6%; BMI trung bình là 52,13±9,83 kg; tỷ lệ hen nặng là 70,5%; 87,48% mới phát hiện mắc hen (dưới 2 năm). 88,2% có khó thở; 91,2% có ho; 100% có đờm và 82,4% có tức ngực; 14,7% tăng số lượng bạch cầu; 50% có FEV1/FVC < 75%; 55,9% có PEF <60%; 32,4% có FEV1< 60%. 100% sử dụng ICS+LABA; 2,9% dùng corticoid đường uống; 16,7% dùng thuốc kích thích beta 2 tác dụng kéo dài; 32,35% sử dụng kháng sinh; 20,6% được kê kháng histamin H2 và montelukast. Nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong điều trị và kiểm soát hen phế quản.
MÃ TÀI LIỆU
|
TCYDH.2022.02622 |
Giá :
|
20.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Suy dinh dưỡng là biểu hiện tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài ảnh hưởng tới chiều cao, cân nặng. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ lứa tuổi dậy thì có liên quan chặt chẽ với lứa tuổi tiền dậy thì.
Ở tuổi dậy thì, chiều cao của trẻ tăng đạt đỉnh ở khoảng thời gian từ 11 đến 12 tuổi [1]. Giai đoạn dậy thì số cân nặng trung bình tăng là 23,7 kg ở nam và 17,5 kg ở nữ trong suốt giai đoạn dậy thì [2]. Ở trẻ trai, cân nặng tăng tối đa xảy ra cùng thời điểm chiều cao đạt đỉnh và trung bình là 9 kg/năm ở nam và 8,3 kg/năm ở nữ [1]. Tốc độ tăng trưởng chiều cao của trẻ trai diễn ra trong một thời gian dài hơn trẻ gái và đến trưởng thành. Chiều cao trẻ thường đạt được khi trẻ 17 tuổi [1]. Ngoài chỉ số cân nặng và chiều cao, khối mỡ là khối thay đổi mạnh nhất trong thời kỳ dậy thì đặc biệt ở nữ, có thể tăng thêm 120% so với thời điểm bắt đầu dậy thì [3]. Tương ứng với sự thay đổi tỷ lệ mỡ cơ thể, khối không mỡ ở nữ giảm từ 80% xuống còn 70%, ở nam tăng từ 80% lên 90% trọng lượng cơ thể so với đầu thời kỳ dậy thì [2], [3]. Nghiên cứu, tại tỉnh Yên Bái trên trẻ 11-14 tuổi cho thấy, phần trăm mỡ (%BF) của nam giới dân tộc Kinh là 13,6% và nữ giới là 21,9%; ở nam dân tộc Tày tương ứng là 10,9% và nữ là 20,2%, Dao là 10,1% và 20,1%. Khối lượng mỡ (FM) tương ứng là 5,9 kg và 9,1 kg, phần trăm cơ ước tính (PMM) là 32,1% và 28,4%, khối lượng không mỡ (FFM) là 33,8 kg và 30,1 kg của của nam và nữ dân tộc Kinh cao hơn có ý nghĩa thống kê so với dân tộc Tày, Dao, H’mông. FM của trẻ trai dân tộc Kinh không có sự thay đổi trong độ tuổi 11-14, nhưng dân tộc Tày, H’mông, Dao có sự thay đổi theo độ tuổi tăng dần từ 11-14 ở cả 2 giới [4]. Tại Tây Nguyên, cân nặng trung bình (TB) trên trẻ dân tộc Xơ Đăng 11 -14 tuổi là (32,4 kg ở trẻ trai và 34,9 kg ở trẻ gái) và chiều cao tương ứng là (138,3 cm và 140,7 cm) thấp so với trẻ cùng nhóm đối tượng, nhóm tuổi một số dân tộc khác. Chỉ số Zscore chiều cao/tuổi TB của trẻ trai là (- 2,27±0,92) và trẻ gái (-2,04 ± 0,85), thuộc ngưỡng xác định là SDD thấp còi [5]; Nghiên cứu về nhân trắc và đặc điểm cấu trúc là một trong những chỉ số quan trọng trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng; do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên trẻ 11-14 tuổi tại các trường phổ thông dân tộc bán trú tỉnh Điện Biên, để mô tả đặc điểm nhân trắc và thành phần cấu trúc cơ thể của trẻ từ đó góp phần đề xuất giải pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ dậy thì và tiền dậy thì vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc tại vùng miền núi Tây Bắc nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng
Recent Comments