Nghiên cứu áp dụng phương pháp gây xơ bọt trong điều trị các bệnh nhân suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính
Luận văn Nghiên cứu áp dụng phương pháp gây xơ bọt trong điều trị các bệnh nhân suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính.Trong những năm gần đây, suy TMCD mạn tính đã và đang trở thành vấn đề sức khỏe toàn cầu với số lượng BN ngày càng gia tăng [61,48]. Ở các nước phương Tây, suy TM gặp với tần suất khoảng 25-33% phụ nữ trưởng thành và 10-20% nam giới trưởng thành [8,23,24]. Tỷ lệ mới mắc của suy TM trong một năm theo nghiên cứu Framingham là 2,6% ở nữ và 1,9% ở nam (trích dẫn từ [8]). Gần đây nhất, nghiên cứu của tác giả A Clark cùng cs đăng trên tạp chí Phlebectomy 2009 nhận thấy rằng tỷ lệ mắc suy TM trên 1 cộng đồng người Mỹ với độ tuổi trung bình là 71 (69-97) lên tới 71% [19]. Các yếu tố nguy cơ được ghi nhận của suy TMCD là tuổi cao, tiền sử gia đình, giới nữ, có thai, đứng hoặc ngồi lâu và béo phì [8,23].
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00240 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Suy TMCD có thể không gây ra triệu chứng gì, chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ hoặc có thể gây ra các biểu hiện đau nhức và khó chịu. Tuy nhiên, trong các trường hợp nặng suy TMCD có thể dẫn tới những biến chứng nặng như loét da và các xơ hóa da dạng mỡ, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong những trường hợp như vậy suy TMCD cần phải được điều trị. Hiện nay trên thế giới đã áp dụng rất nhiều biện pháp điều trị khác nhau đối với suy TMCD, đơn độc hoặc phối hợp tùy theo mức độ trầm trọng của bệnh và nhu cầu của người bệnh. Các biện pháp điều trị bao gồm: các biện pháp không dùng thuốc (luyện tập, gác cao chân, băng ép), điều trị bằng thuốc và các biện pháp điều trị có xâm nhập (điều trị gây xơ, điều trị laser nội mạch, điều trị bằng sóng cao tần, điều trị phẫu thuật…); mỗi biện pháp có ưu và nhược điểm riêng. Ngày nay với những hiểu biết rõ hơn của con người về sinh bệnh học và huyết động học trong suy TMCD mạn tính đã giúp đưa ra những biện pháp điều trị mới ít xâm nhập hơn và ưu điểm hơn về mặt thẩm mỹ so với các biện pháp điều trị cổ điển, trong số đó phải kể đến điều trị bằng gây xơ TM. Thêm vào đó, chỉ định gây xơ đã được mở rộng do sự có mặt của rất nhiều chất gây xơ khác nhau đã được chứng minh tính hiệu quả và an toàn trong nhiều thập kỷ ở Mỹ, châu Âu và các nước khác [35]. Sự ra đời của các catheter nội mạch đã góp phần phát triển kỹ thuật gây xơ dưới hướng dẫn của siêu âm, làm tăng tính an toàn và hiệu quả của biện pháp điều trị này. Ngoài ra những trường hợp giãn mao mạch, các giãn TM dạng mạng nhện và các giãn TM khác chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng có thể được điều trị một cách hiệu quả bằng biện pháp gây xơ mà PT không thể thực hiện được [35].
Gây xơ bọt là một bước tiến mới trong kỹ thuật gây xơ, bằng cách trộn dung dịch chất gây xơ cổ điển với khí để tạo ra chất gây xơ bọt đã giúp tăng hiệu quả gây tắc mạch, đồng thời tiết kiệm được thể tích chất gây xơ, giảm các biến chứng cũng như áp dụng được với nhiều loại TM có kích thước khác nhau. Trên thế giới các nghiên cứu về hiệu quả và tính an toàn của gây xơ bọt trong điều trị suy TM đã được tiến hành từ rất lâu và cho đến nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh tính ưu việt và lợi ích của biện pháp điều trị này. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam còn ít nghiên cứu về vấn đề này. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu áp dụng phương pháp gây xơ bọt trong điều trị các bệnh nhân suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính” với 2 mục tiêu sau:
1. Đánh giá hiệu quả của phương pháp gây xơ bọt trong điều trị suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính.
2. Đánh giá tác dụng phụ và biến chứng của phương pháp này trong điều trị suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 13
1.1. Đại cương về bệnh lý suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính 13
1.1.2. Định nghĩa suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính 16
1.1.3. Dịch tễ học suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính 18
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính 18
1.1.5. Biểu hiện lâm sàng của suy TMCD mạn tính 20
1.1.6. Cận lâm sàng suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính 22
1.1.7. Phân độ suy TMCD mạn tính 23
1.2. Các biện pháp điều trị suy TMCD mạn tính 26
1.2.1. Các biện pháp điều trị chung 26
1.2.2. Băng ép 26
1.2.3. Điều trị nội khoa 28
1.2.4. Điều trị phẫu thuật 28
1.2.5. Điều trị bằng phương pháp gây xơ tĩnh mạch 31
1.3. Các nghiên cứu trong nước và trên thế giới về điều trị gây xơ bọt trong
suy TMCD mạn tính 39
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.1. Đối tượng nghiên cứu 41
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 41
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 42
2.2. Phương pháp nghiên cứu 43
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 43
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu 43
2.3. Cách thức tiến hành 44
2.3.1. Chuẩn bị BN 44
2.3.2. Tiến hành điều trị 45
2.3.3. Đánh giá hiệu quả điều trị và tác dụng phụ ngay sau tiêm 49
2.3.4. Đánh giá lại BN sau điều trị 49
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 52
3.1 Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 52
3.1.1. Đặc điểm về tuổi 52
3.1.2. Đặc điểm về giới 53
3.1.3. Đặc điểm về tiền sử gia đình 53
3.1.4. Đặc điểm về nghề nghiệp 54
3.1.5. Đặc điểm lâm sàng của nhóm bệnh nhân 55
3.1.6. Phân độ CEAP 56
3.2. Đánh giá hiệu quả của biện pháp gây xơ bọt trong điều trị suy tĩnh
mạch chi dưới mạn tính 57
3.2.1. Đánh giá hiệu quả trên lâm sàng 58
3.2.2. Thay đổi phân độ CEAP sau điều trị 60
3.2.3. Thay đổi thang điểm độ nặng lâm sàng sau điều trị 62
3.2.4. Thay đổi thang điểm chất lượng cuộc sống sau điều trị 63
3.2.5. Thay đổi thời gian dòng chảy ngược sau điều trị 64
3.3 Nhận xét về tác dụng phụ và biến chứng của biện pháp điều trị gây xơ bọt…. 66
3.3.1 Nhận xét về tác dụng phụ của biện pháp gây xơ bọt 66
3.3.2. Nhận xét về tỷ lệ biến chứng của biện pháp gây xơ bọt 68
Chương 4: BÀN LUẬN 69
4.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 69
4.1.1. Đặc điểm về tuổi 69
4.1.2. Đặc điểm về giới 69
4.1.3. Đặc điểm về tiền sử gia đình 71
4.1.4. Đặc điểm về nghề nghiệp 72
4.1.5. Đặc điểm lâm sàng của nhóm bệnh nhân 73
4.1.6. Phân độ CEAP 73
4.2. Đánh giá hiệu quả của biện pháp gây xơ bọt trong điều trị suy tĩnh
mạch chi dưới mạn tính 74
4.2.1. Đánh giá hiệu quả trên lâm sàng 74
4.2.2. Thay đổi phân độ CEAP sau điều trị 76
4.2.3. Thay đổi thang điểm độ nặng lâm sàng sau điều trị 77
4.2.4. Thay đổi thang điểm chất lượng cuộc sống sau điều trị 78
4.2.5. Thay đổi thời gian dòng chảy ngược sau điều trị 80
4.3 Nhận xét về tác dụng phụ và biến chứng của biện pháp điều trị gây xơ bọt…. 81
4.3.1 Nhận xét về tác dụng phụ của biện pháp gây xơ bọt 81
4.3.2 Nhận xét về tỷ lệ biến chứng của biện pháp gây xơ bọt 84
KÉT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TIẾNG VIỆT
1. Bệnh viện Bạch Mai, 2/2001. Giáo trình siêu âm – Doppler Tim mạch.
2. Quốc Bảo, 2009. Giãn tĩnh mạch chi dưới – Bách khoa thư bệnh học. Nhà xuất bản Y học, tr 1728.
3. Phạm Khuê, 2000. Suy tĩnh mạch chi dưới ở người cao tuổi. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr 26 – 40.
4. Phạm Thắng, Nguyễn Trung Anh, 2010. Hiệu quả điều trị bệnh suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới bằng phương pháp gây xơ bọt. Tạp chí nghiên cứu y học, tr 181 – 186.
5. Nguyễn Anh Vũ, 2010. Siêu âm tim, cập nhật chẩn đoán. Nhà xuất bản Đại học Huế.
Recent Comments