Nghiên cứu áp dụng thang điểm Geneva cải tiến và nồng độ D-dimer huyết tương so sánh với thang điểm Wells trong chẩn đoán tắc động mạch phổi cấp

Luận văn Nghiên cứu áp dụng thang điểm Geneva cải tiến và nồng độ D-dimer huyết tương so sánh với thang điểm Wells trong chẩn đoán tắc động mạch phổi cấp.Tắc động mạch phổi là hiện tượng tắc của một động mạch phổi hay một nhánh động mạch phổi do sự bong ra của cục huyết khối thường có nguồn gốc từ tĩnh mạch sâu ở chi dưới, tĩnh mạch chậu; hoặc do dị vật [2], [5]. Đây là một tình trạng cấp cứu và có nguy cơ gây tử vong cao cho bệnh nhân nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. TĐMP nếu được điều trị thì tỷ lệ tử vong là 2¬8%, nếu không được điều trị thì tỷ lệ tử vong lên tới 30% [8], [24]. Hàng năm có tới 200.000 trường hợp tử vong do TĐMP tại Mỹ.

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00249

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Chẩn đoán TĐMP còn nhiều khó khăn do các triệu chứng không điển hình. Tại Mỹ tỷ lệ chẩn đoán được TĐMP cấp là 1 trường hợp mỗi 1000 dân [24], tuy nhiên con số bệnh nhân TĐMP thực tế còn cao hơn nhiều [12]. Trong một nghiên cứu thực hiện giải phẫu tử thi 2356 trường hợp tử vong bất kỳ cho thấy có tới 18,3% các trường hợp có TĐMP trong đó 13,1% các trường hợp TĐMP được cho là nguyên nhân chính gây ra tử vong [42].

Việc sử dụng các thang điểm lâm sàng giúp đơn giản hóa việc chẩn đoán sơ bộ và giúp cho các bác sỹ thực hành tiếp cận sớm hơn với TĐMP. Cho đến nay trên thế giới vẫn thường dùng nhất là hai thang điểm Wells và Geneva cải tiến. Tùy vào mức độ nghi ngờ TĐMP trên lâm sàng mà người thầy thuốc có thể đưa ra chiến lược chẩn đoán cụ thể cho bệnh nhân một cách phù hợp [10], [16], [22], [45], [60].

Thang điểm Wells hiện vẫn được áp dụng phổ biến, tuy nhiên việc áp dụng thang điểm này cần phải được nhận định bởi bác sỹ có nhiều kinh nghiệm. Thang điểm Wells đánh giá 7 thông số, trong đó có một thông số dựa vào ý kiến chủ quan của thấy thuốc và được cho một số điểm khá cao. Chính vì vậy khó quy chuẩn, gây tranh cãi, thậm chí gây khó khăn cho nhiều bác sỹ.

Thang điểm Geneva cải tiến được áp dụng gần đây gồm 8 thông số, đánh giá đơn giản, khách quan, không phụ thuộc vào kinh nghiệm của bác sỹ. Hiện nay trên thế giới chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá thang điểm này.

Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào về áp dụng thang điểm Geneva cải tiến trong tiếp cận chẩn đoán TĐMP vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu áp dụng thang điểm Geneva cải tiến và nồng độ D-dimer huyết tương so sánh với thang điểm Wells trong chẩn đoán tắc động mạch phổi cấp” nhằm hai mục tiêu:

1.  Nghiên cứu giá trị của thang điểm Geneva cải tiến so sánh với thang điểm Wells trong chẩn đoán bệnh nhân TĐMP cấp.

2. Đánh giá việc kết hợp thang điểm Geneva cải tiến với nồng độ D-dimer huyết tương trong chẩn đoán loại trừ TĐMP cấp.

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3

1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH TẮC ĐỘNG MẠCH PHỔI 3

1.1.1 Lịch sử TĐMP 3

1.1.2. Sinh lý bệnh TĐMP 4

1.1.3 Lâm sàng, cận lâm sàng của TĐMP 6

1.1.4 Các yếu tố nguy cơ TĐMP 14

1.2. CÁC THANG ĐIỂM LÂM SÀNG TRONG ĐÁNH GIÁ TĐMP: 19

1.3 CHẨN ĐOÁN TĐMP 24

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

2.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 26

2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 26

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

2.3.1 Các bước tiến hành nghiên cứu 27

2.3.2 Phương tiện nghiên cứu 31

2.3.3 Xử lý số liệu 33

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35

3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG 35

3.1.1 Giới, Tuổi 36

3.1.2 Lý do vào viện 37

3.1.3 Các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng: 38

3.1.4 Yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân TĐMP 39

3.2 GIÁ TRỊ THANG ĐIỂM GENEVA CẢI TIẾN SO SÁNH VỚI

THANG ĐIỂM WELLS 40

3.2.1 Giá trị thang điểm Geneva cải tiến 40

3.2.2 Giá trị thang điểm Wells 43

3.2.3 Thang điểm Geneva cải tiến so sánh với thang điểm Wells 46

3.3 KẾT HỢP THANG ĐIỂM GENEVA CẢI TIẾN VỚI NỒNG ĐỘ D- DIMER HUYẾT TƯƠNG 47

3.3.1 Giá trị tiên lượng âm tính của thang điểm Geneva cải tiến 47

3.3.2 Kết hợp thang điểm Geneva cải tiến với nồng độ D-dimer 49

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 50

4.1 BÀN LUẬN CHUNG 50

4.1.1 Tuổi 50

4.1.2 Giới 51

4.1.3 Lý do vào viện 51

4.1.4 Triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng: 51

4.1.5 Yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân TĐMP 52

4.2 GIÁ TRỊ THANG ĐIỂM GENEVA CẢI TIẾN SO SÁNH VỚI

THANG ĐIỂM WELLS 53

4.2.1 Tỷ lệ TĐMP theo thang điểm Geneva cải tiến 53

4.2.2 Giá trị của thang điểm Geneva cải tiến 54

4.3 KẾT HỢP THANG ĐIỂM GENEVA CẢI TIẾN VÀ NỒNG ĐỘ D-

DIMER HUYẾT TƯƠNG 55

4.3.1 Giá trị tiên lượng âm tính của thang điểm Geneva cải tiến 55

4.3.2 Giá trị tiên lượng âm tính của thang điểm Geneva cải tiến kết hợp

với D-dimer 56

KẾT LUẬN 53

KHUYẾN NGHỊ 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Vũ Văn Đính (2003), “Sốc”, Hồi sức cấp cứu toàn tập, Nhà xuất bản y học, Tr. 177- 183.
2. Nguyễn Hữu Trâm Em (2007), “Thuyên tắc mạch phổi: Những thách thức trong chẩn đoán và điều trị”, Thời sự tim mạch học, Tr. 102-105.
3. Hoàng Bùi Hải (2008), Nghiên cứu sử dụng thang điểm Wells và Ddimer trong chẩn đoán tắc động mạch phổi cấp, Luận văn Thạc sỹ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Tuấn (2010), “Diễn giải nghiên cứu tiên lượng”, Y học thực chứng, Nhà xuất bản y học, Tr. 66 – 71.
5. Nguyễn Lân Việt (2003), “Nhồi máu phổi”, Thực hành bệnh tim mạch, Nhà xuất bản y học, Tr. 13 – 19

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/