Nghiên cứu biến đổi nồng độ ST2 hòa tan huyết thanh và giá trị tiên lượng ở bệnh nhân suy tim mạn tính
Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu biến đổi nồng độ ST2 hòa tan huyết thanh và giá trị tiên lượng ở bệnh nhân suy tim mạn tính.Suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp, là hậu quả của những tổn thương cấu trúc hay rối loạn chức năng của tim làm cho tim không đủ khả năng tiếp nhận máu hoặc tống máu, tỷ lệ mắc suy tim năm 2021 ở Hoa Kỳ là hơn 6 triệu người, chiếm gần 1,8% tổng dân số. Đến năm 2030, suy tim có xu hướng tăng lên ở nhóm bệnh nhân cao tuổi, dự kiến lên tới 8,5% ở những người từ 65 đến 70 tuổi [1]. Chi phí điều trị suy tim đang ngày càng tăng là gánh nặng cho kinh tế toàn cầu [2]. Theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO), suy tim ảnh hưởng đến hơn 64 triệu người trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, các số liệu thống kê chưa thống nhất, tuy nhiên nếu dựa trên dân số trên 90 triệu người và tần suất tương ứng của châu Âu, sẽ có từ 360.000 đến 1,8 triệu người suy tim cần điều trị [3]. Suy tim mạn tính là hậu quả của nhiều bệnh lý khác nhau như bệnh van tim, bệnh cơ tim, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, rối loạn nhịp tim… Việc quản lý tốt các bệnh lý này cùng với khám và chẩn đoán sớm tình trạng suy tim xuất hiện, điều trị kịp thời sẽ cải thiện thời gian sống thêm, nâng cao chất lượng cuộc sống, tiết kiệm chi phí điều trị cho gia đình bệnh nhân và xã hội [3].
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2024.00045 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Vai trò của N-terminal pro B-type natriuretic peptide (NT-proBNP) trong suy tim đã được chứng minh và đưa vào khuyến cáo của các hiệp hội tim mạch trên thế giới và Hội Tim mạch Việt Nam. NT-proBNP là công cụ giúp sàng lọc và đưa ra định hướng điều trị suy tim [4]. Tuy nhiên, NT-proBNP bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như tuổi, giới, mức lọc cầu thận hay thừa cân, béo phì. Trong số các dấu ấn sinh học đang được tập trung nghiên cứu, chất ức chế khối u-2 dạng hòa tan huyết thanh (sST2) hứa hẹn giải quyết phần nào những hạn chế của NT-proBNP, đặc biệt trong tiên lượng ở bệnh nhân suy tim.
sST2 huyết thanh là một thành viên của gia đình thụ thể interleukin-1 được tìm thấy trong máu, hoạt động như một thụ thể mồi cho interleukin-33. Nồng độ sST2 và IL-33 tăng lên khi có quá tải áp lực, xơ hóa, tái cấu trúc, hay tình trạng viêm trong suy tim [5]. Tăng IL-33 có tác dụng bảo vệ tim mạch như giảm xơ hoá, giảm phì đại cơ tim, bảo tồn phân suất tống máu và cải thiện tiên lượng sống. Khi sST2 tăng có tác dụng ngược lại làm mất tác dụng bảo vệ tim mạch của IL-33 [6]. Bayers-Genis A. (2010) thấy rằng nồng độ sST2 giúp phân tầng nguy cơ ở bệnh nhân suy tim cấp mất bù [7]. Theo Gaggin H.K. (2014), định lượng sST2 ở bệnh nhân suy tim mạn tính có thể giúp điều chỉnh tốt hơn các thuốc trong quá trình điều trị [8]. Sciatti E. (2023) chỉ ra sST2 có vai trò tiên lượng và theo dõi ở bệnh nhân suy tim, ít bị ảnh hưởng bởi chức năng thận, tuổi, hay BMI so với NT-proBNP [9].
Tại Việt Nam một số tác giả như Lê Ngọc Hùng nghiên cứu khoảng tham chiếu của sST2 trên người khỏe mạnh, Phạm Nguyễn Vinh nghiên cứu nồng độ sST2 trên đối tượng bệnh nhân suy tim cấp, Lê Khắc Hiệp nghiên cứu ở đối tượng bệnh nhân suy tim mạn nhập viện nhưng chỉ xét nghiệm sST2 một lần khi nhập viện, theo dõi trong thời gian ngắn với nhiều bộ kít xét nghiệm sST2 huyết thanh khác nhau[10], [11], [12]. Tuy nhiên sự biến đổi nồng độ sST2 huyết thanh trong quá trình điều trị cũng như vai trò tiên lượng của sST2 ở bệnh nhân suy tim mạn tính chưa được nghiên cứu đầy đủ, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu biến đổi nồng độ ST2 hòa tan huyết thanh và giá trị tiên lượng ở bệnh nhân suy tim mạn tính” với hai mục tiêu:
1. Khảo sát biến đổi nồng độ ST2 hòa tan huyết thanh và đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân suy tim mạn tính.
2. Đánh giá mối liên quan với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và vai trò tiên lượng ngắn hạn tái nhập viện-tử vong của nồng độ ST2 hòa tan huyết thanh ở bệnh nhân suy tim mạn tính.
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Suy tim mạn tính 3
1.1.1. Định nghĩa 3
1.1.2. Dịch tễ và tiến triển của suy tim 4
1.1.3. Sinh lý bệnh của suy tim 6
1.1.4. Triệu chứng và chẩn đoán suy tim 7
1.1.5. Điều trị suy tim mạn tính 10
1.1.6. Tiên lượng của suy tim mạn tính 10
1.2. Các dấu ấn sinh học trong suy tim 13
1.2.1. Đặc điểm của một dấu ấn sinh học lý tưởng 13
1.2.2. Các dấu ấn sinh học trong suy tim 15
1.2.3. ST2 và hệ trục IL-33/ST2 18
1.3. Các nghiên cứu về sST2 ở bệnh nhân suy tim 29
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới 29
1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam 32
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Đối tượng nghiên cứu 34
2.1.1. Nhóm bệnh nhân suy tim 34
2.1.2. Nhóm chứng 35
2.2. Phương pháp nghiên cứu 35
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 35
2.2.2. Cỡ mẫu của nghiên cứu 35
2.2.3. Các bước tiến hành 36
2.2.4. Các tiêu chuẩn chẩn đoán và các thông số trong nghiên cứu 37
2.2.5. Phương pháp và quy trình xét nghiệm nồng độ sST2 50
2.2.6. Hạn chế sai sót trong nghiên cứu 55
2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu 55
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu 57
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 59
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 59
3.2. Biến đổi nồng độ sST2 và đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 69
3.3. Mối liên quan với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và vai trò tiên lượng ngắn hạn của nồng độ sST2 của đối tượng nghiên cứu 73
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 88
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 88
4.1.1. Đặc điểm chung 88
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 93
4.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng 96
4.1.4. Đặc điểm về điều trị nội khoa 100
4.2. Đặc điểm biến đổi nồng độ sST2 ở bệnh nhân suy tim mạn tính 102
4.2.1. Đặc điểm nồng độ sST2 khi xét nghiệm các bộ kít khác nhau 102
4.2.2. Đặc điểm nồng độ sST2 của đối tượng nghiên cứu 104
4.2.3. Biến đổi của nồng độ sST2 sau một đợt điều trị 104
4.3. Mối liên quan với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và vai trò tiên lượng ngắn hạn của nồng độ sST2 ở bệnh nhân suy tim mạn tính. 107
4.3.1. Mối liên quan giữa nồng độ sST2 với các đặc điểm lâm sàng 107
4.3.2. Mối liên quan của nồng độ sST2 với các đặc điểm cận lâm sàng 112
4.3.3. Vai trò tiên lượng của sST2 với các biến cố tái nhập viện – tử vong 114
HẠN CHẾ ĐỀ TÀI 120
KẾT LUẬN 121
KIẾN NGHỊ 123
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC I: BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC II: NGUYÊN NHÂN SUY TIM
PHỤ LỤC III: LIỀU LƯỢNG CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ SUY TIM PSTMTT GIẢM THEO ESC 2016
PHỤ LỤC IV: CA LÂM SÀNG
PHỤ LỤC V: DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
PHỤ LỤC V: DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU TẠI BỆNH VIỆN 19 – 8 BỘ CÔNG AN
Recent Comments