Nghiên cứu căn nguyên vi sinh và sự phù hợp của kháng sinh ban đầu điều trị viêm phổi bệnh viện tại khoa hổi sức cấp cứu bệnh viện nhi trung ương
Luận văn Nghiên cứu căn nguyên vi sinh và sự phù hợp của kháng sinh ban đầu điều trị viêm phổi bệnh viện tại khoa hổi sức cấp cứu bệnh viện nhi trung ương.Nhiễm khuẩn bệnh viện là một vấn đề được y học quan tâm từ lâu, vì nó góp phần đáng kể vào tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong, cũng như chi phí của bệnh nhân [3].
Viêm phổi mắc phải bệnh viện là nguyên nhân thứ hai trong nhiễm khuẩn bệnh viện [25]. Đây là tình trạng viêm phổi mắc phải tại các cơ sở y tế, không có ủ bệnh hay triệu chứng lâm sàng biểu hiện ở thời điểm nhập viện.
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00238 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Viêm phổi bệnh viện thường xảy ra ở những bệnh nhân có nguy cơ cao như: bệnh nặng, trẻ đẻ non, bệnh nhân nằm trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt. Viêm phổi bệnh viện gặp ở các khoa Hồi sức cấp cứu thường cao hơn các khoa khác từ 2- 5 lần, chiếm 75-80% trong số các nhiễm trùng bệnh viện (còn lại là nhiễm khuẩn tĩnh mạch lớn, nhiễm khuẩn huyết và nhiễm khuẩn tiết niệu). Bệnh nhân ở các khoa này thường mang bệnh nặng, trong tình trạng nguy kịch, chịu nhiều thủ thuật xâm lấn, kéo dài như: Đặt nội khí quản, thông khí nhân tạo, mở khí quản [7].
Viêm phổi bệnh viện rất khó chẩn đoán cũng như điều trị. Vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện thường là các chủng kháng kháng sinh cao, gây không ít khó khăn cho công việc điều trị, tăng tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian điều trị, tăng chi phí điều trị và làm ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế [25]. Không chỉ vi khuẩn bệnh viện kháng thuốc mà mối đe dọa của vi nấm đối với người bệnh rất nghiêm trọng, chỉ đứng sau virus và vi khuẩn. Tại Việt Nam, khí hậu nóng ẩm quanh năm, điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo, khi gặp điều kiện thuận lợi như thở máy, sử dụng kháng sinh kéo dài, tình trạng suy giảm miễn dịch, thì vi nấm sẽ chuyển từ trạng thái hoại sinh thành gây bệnh, làm cho tỷ lệ nhiễm nấm ngày càng tăng cao. Ở trẻ em, đặc biệt trẻ nằm tại Hồi sức cấp cứu, tỷ lệ tử vong liên quan đến nhiễm vi nấm ước tính khoảng 11%, đứng hàng thứ ba trong số các bệnh nhiễm trùng[24]. Do vậy viêm phổi bệnh viện (do vi khuẩn và nấm) là vấn đề nan giải, ngay cả ở những nước tiên tiến.
Rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài xung quanh vấn đề này, cho tới nay vẫn còn nhiều bàn cãi và chưa có sự thống nhất về phương pháp cũng như tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi bệnh viện.
Tại Việt Nam mới có một số nghiên cứu về một số loại nhiễm khuẩn bệnh viện, trong số này chủ yếu nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện chung, ít nghiên cứu đi sâu vào lĩnh vực viêm phổi bệnh viện, và rất ít nghiên cứu đề cập đến việc sử dụng kháng sinh không thích hợp, thường lựa chọn kháng sinh theo kinh nghiệm, dùng kháng sinh leo thang, gây tăng tỷ lệ kháng thuốc. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với các mục tiêu:
1. Xác định tỉ lệ căn nguyên vi khuẩn và nấm gây viêm phổi bệnh viện và tỷ lệ kháng kháng sinh tại khoa HSCC Bệnh viện Nhi Trung ương.
2. Đối chiếu sự phù hợp của kháng sinh ban đầu với kháng sinh đồ và kết quả điều trị viêm phổi bệnh viện tại khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung ương.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 12
1.1. Nhiễm khuẩn bệnh viện 12
1.1.1. Vài nét lịch sử: 12
1.1.2. Dịch tễ học nhiễm khuẩn bệnh viện 14
1.2. Viêm phổi bệnh viện 14
1.2.1. Khái niệm viêm phổi bệnh viện 14
1.2.2. Tỷ lệ viêm phổi bệnh viện ở các đơn vị HSCC trên thế giới và
tại Việt Nam 15
1.2.3. Sinh bệnh học 17
1.2.4. Chẩn đoán 28
1.2.5. Điều trị 32
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1. Đối tượng nghiên cứu 36
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 36
2.1.2. Tiêu chuẩn loại bệnh nhân 36
2.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi bệnh viện: 37
2.2. Phương pháp nghiên cứu 37
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 37
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 38
2.2.3. Các biến nghiên cứu 38
2.3. Xử lý số liệu 41
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 43
3.1.1. Tuổi, giới của nhóm nghiên cứu 43
3.1.2. Nơi chuyển bệnh nhân đến: 44
3.1.3. Thời gian xuất hiện VPBV 44
3.1.4. Bệnh chính của trẻ khi vào khoa Hồi sức cấp cứu theo ICD10… 46
3.2. Tỷ lệ các vi khuẩn, nấm gây viêm phổi bệnh viện 47
3.2.1. Tỉ lệ viêm phổi bệnh viện 47
3.2.2. Tỷ lệ các vi khuẩn, nấm gây viêm phổi bệnh viện tại khoa HSCC … 47
3.2.3. Loại vi khuẩn gây bệnh phân lập được theo nhóm tuổi 48
3.2.4. Tỷ lệ các chủng vi khuẩn theo thời gian xuất hiệnVPBV 49
3.2.5. Độ nhạy cảm kháng sinh của các vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện 50
3.3. Nhận xét sử dụng kháng sinh 54
3.3.1. Nhóm bệnh nhân 54
3.3.2. Đặc điểm chung của 2 nhóm điều trị phù hợp và không phù hợp54
3.3.3. Số kháng sinh sử dụng và loại kháng sinh được dùng cho hai
nhóm bệnh nhân trước khi phát hiện VPBV 55
3.3.3. Hậu quả của điều trị không phù hợp 57
3.3.4. Các yếu tố liên quan đến lựa chọn kháng sinh ban đầu 58
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 59
4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 59
4.1.1. Tuổi và giới 59
4.1.2. Nơi chuyển bệnh nhân đến 59
4.1.3. Thời gian bị bệnh trước khi phát hiện VPBV 60
4.1.4. Bệnh chính của bệnh nhân theo ICD10 60
4.2. Tỷ lệ các loại vi khuẩn, nấm gây viêm phổi bệnh viện 61
4.2.1. Tỉ lệ viêm phổi bệnh viện 61
4.2.2. Phân bố các vi khuẩn, nấm gây viêm phổi bệnh viện tại khoa HSCC 61
4.2.3. Loại vi khuẩn gây bệnh phân lập được theo nhóm tuổi 63
4.2.4. Tỷ lệ các chủng vi khuẩn, nấm theo thời gian xuất hiện VPBV. 64
4.2.5. Độ nhạy cảm kháng sinh của các vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện. 64
4.3. Nhận xét sử dụng kháng sinh điều trị VPBV 67
4.3.1. Tỷ lệ lựa chọn kháng sinh ban đầu phù hợp 67
4.3.2. Đặc điểm chung của hai nhóm điều trị phù hợp và không phù hợp 68
4.3.3. Kháng sinh được dùng trước khi phát hiện VPBV 68
4.3.4. Các yếu tố liên quan đến lựa chọn kháng sinh ban đầu 70
4.3.5. Hậu quả của điều trị không phù hợp 70
4.4. Hạn chế của đề tài 72
KẾT LUẬN 73
KIẾN NGHỊ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Trần Duy Anh (2004), ‘ ‘Tình hình nhiễm trùng bệnh viện ở một số đơn vị điều trị tích cực trong và ngoài nước”, Y học Việt Nam, (4), tr.7-13.
2. Nguyễn Hoài Anh (2010), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và vi sinh vật ở bệnh nhân viêm phổi bệnh viện điều trị tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai năm 2008-2009”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹy khoa, trường Đại học YHà Nội. tr.53-64.
3. Giang Thục Anh (2004), ” Đánh giá sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa Điều trị tích cực – Bệnh viện Bạch Mai năm 2003 – 2004″, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện,trường Đại học y Hà Nội, tr.75-79.
4. Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Duy Việt (2004), “Khảo sát nhiễm khuẩn vết mổ một năm tại khoa ngoại Bệnh viện Bạch Mai”, Công trình nghiên cứu khoa học Bệnh viện Bạch Mai, 2, tr.88-93.
5. Nguyễn Thị Minh Châu (2007), ” Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện và một số đặc điểm kháng kháng sinh của vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2006″, Luận văn thạc sỹ y học, trường Đại học Y Hà Nội, tr. 41.
6. Khu Thị Khánh Dung, Lê Kiến Ngãi và CS (2005), “Tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Nhi Trung ương”, Tạp chí nghiên cứu y học, 38(5), tr.206-210.
7. Lê Thanh Duyên (2008), “Xác định tỷ lệ NKBV và một số yếu tố liên quan tại khoa HSCC Bệnh viện Nhi Trung ương”. Luận văn thạc sỹy học, trường Đại học YHà Nội. Tr.59-79.
8. Trần Xuân Đắc (1996), “Lựa chọn kháng sinh trong suy hô hấp cấp do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và trong thở máy”. Luận án phó tiến sỹ khoa học y dược, trường Đại học Y Hà Nội. tr.60-81.
9. Vũ Văn Đính và cộng sự (2002), ” Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện và tỉ lệ kháng sinh tại khoa ĐTTC bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1- 6/2002″, Kỷ yếu hội nghị chuyên đề HSCC và Chống độc toàn quốc lần thứ tư, tr.66-71.
10. Võ Công Đồng, Phùng Nguyễn Thế Nguyên (2005), “Đặc điểm nhiễm trùng huyết do Klebsiella tại Bệnh viện Nhi đồng II năm 2000¬2003”, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 9(1), tr.29-32.
11. Lê Đăng Hà và cộng sự (2005), ” Tình hình kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp tại Việt Nam năm 2003”, Hội nghị tổng kết hoạt động theo dõi sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp tại Việt Nam năm 2004″, tr.1-7.
12. Nguyễn Thị Minh Hà (2005), “Nhiễm khuẩn bệnh viện: Tỷ lệ hiện mắc, yếu tố nguy cơ tại 6 bệnh viện phía Nam”, Tạp chíy học thực hành, Bộ Y tế, 518, tr. 81-87.
13. Hoàng Hoa Hải, Lê Thị Anh Thư và CS (2001), “Tần suất nhiễm khuẩn vết mổ và vấn đề sử dụng kháng sinh tại khoa ngoại Bệnh viện Chợ Rẫy”, Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, 5(20), tr.41-46.
14. Bùi Khắc Hậu (2007), ‘ ‘Xác định mức độ đề kháng với kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa nhiễm trùng bệnh viện”, Y học thực hành, 375+376(8), tr.9-11.
15. Mai Xuân Hiên (1996), “Nghiên cứu vi khuẩn và liệu pháp kháng sinh tại chỗ để dự phòng, điều trị nhiễm khuẩn phổi phế quản ở bệnh nhân thở máy”. Luận án thạc sỹy học, trường Đại học YHà Nội, tr. 45-50.
16. Phan Quốc Hoàn, Nguyễn Kim Phương và CS (2008), “Đa kháng kháng sinh đường ruột và sự hiện diện của men P-lactamase phổ rộng”, Tạp chí khoa học tiêu hóa Việt Nam, 3(10), tr.602-607.
17. Lê Thị Ánh Hồng (2004), ‘ ‘Tính nhạy cảm kháng sinh của chủng
Pseudomonas aeruginosa phân lập tại một số bệnh viện ở Hà Nội”, Y học Việt Nam, 303(10), tr.1-6.
18. Nguyễn Việt Hùng, Trương Anh Thư, Nguyễn Gia Bình và CS
(2006) , “Nhiễm khuẩn phổi bệnh viện tại khoa điều trị tích cực Bệnh viện Bạch Mai: tỉ lệ, căn nguyên và các yếu tố nguy cơ”, Công trình nghiên cứu khoa học Bệnh viện Bạch Mai, 2, tr.167-173.
19. Nguyễn Việt Hùng, Trương Anh Thư, Đào Xuân Vinh và CS
(2007) , ‘Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa Điều trị tích cực Bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chíy dược học quân sự, 32(3), tr.33-39.
20. Đặng Phương Kiệt (1997), ” Cẩm nang điều trị Nhi khoa”, Nhà xuất bản Yhọc. tr. 107-112.
21. Hoàng Trọng Kim, Nguyễn Hoài Phong (2005), “Đặc điểm nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa Hồi sức tăng cường Bệnh viện Nhi Đồng I”, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 9(1), tr.147-153.
22. Nguyễn Thị Nam Liên, Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Duy Thăng (2006), “Nghiên cứu tỉ lệ mang S. aureus và tính kháng kháng sinh của chúng ở cán bộ công chức tại Bệnh viện Trung ương và một số cơ quan Thành phố Huế”, Tạp chí dược học, (359), tr.19-22.
23. Võ Hồng Lĩnh (2001), ‘ ‘Khảo sát nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa Săn sóc đặc biệt Bệnh viện Chợ Rẫy (7/2000 – 12/2000)”, Tạp chí Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, 5(4), tr.19-27.
24. Bùi Phương Nhung (2011), “Nghiên cứu NKBV do nấm và một số yếu tố liên quan tại khoa HSCC Bệnh viện Nhi Trung ương”. Luận văn thạc sỹy học, trường Đại học Y Hà Nội. tr. 9-15.
Recent Comments