Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét kết quả điều trị hội chứng Turner

Luận văn Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét kết quả điều trị hội chứng Turner.Hội chứng Turner (TS) là hội chứng do mất một phần hay toàn bộ nhiễm sắc thể (NST) giới tính thứ hai ở nữ giới. Mất một NST giới tính có thể ở tất cả các tế bảo 45,X – monosomy, hoặc chỉ có ở một dòng tế bào trong cơ thể – thể khảm [33],[126]. Hội chứng TS có bệnh cảnh lâm sàng đặc trưng là lùn, thiểu năng sinh dục, thừa da cổ, tóc mọc thấp vả cẳng tay cong ra ngoải. Đây là các triệu chứng được nhả nội tiết người Mỹ Henry Turner đã mô tả 7 bệnh nhân TS năm 1938. Ông cũng là người đầu tiên nhấn mạnh đến vấn đề loạn sản sinh dục vả bắt đầu sử dụng điều trị hormone nữ thay thế [127].

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00262

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

TS lả một trong những bệnh rối loạn NST hay gặp nhất. Tần suất của TS vảo khoảng 1/2000 trẻ gái sinh ra sống. Tỷ lệ bào thai TS cao hơn nhiều do hầu hết bảo thai TS bị sảy thai tự nhiên hoặc chết lưu [56],[104].

Trong chẩn đoán TS người ta phải lảm karyotype cho bệnh nhân để phát hiện thiếu một phần hay toản bộ NST giới tính thứ hai hoặc đột biến cấu trúc NST giới tính thứ hai. Cho đến năm 1958 Ford vả cs đã tìm ra ở những bệnh nhân TS có sex-chromatin âm tính. Năm 1959, Ford và cs, Tjio vả cs, Fraccaro vả cs đã công bố công thức NST của những bệnh nhân bị TS lả 45,X. Nhiều tiến bộ kỹ thuật như xét nghiệm làm NST, phân tích băng đã cho phép xác định các rối loạn cấu trúc NST X. Do vậy nhiều rối loạn cấu trúc, thể khảm NST X trong TS đã được công bố. Phương pháp làm karyotype từ tế bảo máu ngoại biên được coi lả xét nghiệm bắt buộc để chẩn đoán TS [33],[126].

Người ta nghiên cứu tiến hảnh chẩn đoán vả can thiệp trước sinh cho TS do hội chứng gây nên các dị tật tại tim mạch, thận, xương, lùn, tỷ lệ vô sinh cao. Chẩn đoán trước sinh TS bằng cách xét nghiệm máu mẹ, siêu âm thai, lập karyotype thai nhi từ nước ối, gai rau. Khi phát hiện thai mắc TS thì các nhà sản khoa, nội tiết, di truyền tư vấn cho bệnh nhân để có quyết định đình chỉ thai hay không [33].

Bệnh nhân TS có 2 biểu hiện chính là lùn và loạn sản sinh dục. Ngoài ra bệnh nhân TS còn có biểu hiện ở hệ tim mạch, tai, xương, tâm thần kinh, tự miễn, mắt, chỉnh hình, tiêu hoá, rối loạn dung nạp carbohydrate. Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị thì bệnh nhân TS sẽ bị thiểu năng sinh dục, lùn, khi trưởng thành thấp hơn khoảng 20 cm so với phụ nữ bình thường [127]. Do vậy bệnh nhân TS cần được điều trị hormon tăng trưởng (GH), hormon nữ thay thế để cải thiện chiều cao trưởng thành, phát triển dậy thì. Ngoài ra bệnh nhân cần được làm sàng lọc để phát hiện các dị tật, khiếm khuyết của cơ thể và theo dõi điều trị đặc hiệu. Theo Saenger và Bondy việc theo dõi và chăm sóc cần có sự tham gia của nhiều chuyên khoa như nội tiết nhi, mắt, tim mạch, tai mũi họng, chỉnh hình, sản khoa, tâm lý. Chẩn đoán sớm có thể mở ra khả năng điều trị vô sinh cho bệnh nhân TS bằng cách lấy trứng hoặc tổ chức trứng của bệnh nhân khi buồng trứng còn hoạt động, bảo quản lạnh và có thể sử dụng điều trị vô sinh trong tương lai [33],[126].

Hàng năm nước ta có khoảng 300 trẻ bị TS ra đời. Việc chẩn đoán sớm và điều trị sớm góp phần nâng cao chất lượng sống, giúp trẻ hòa nhập cộng đồng, phòng ngừa tử vong. Tại Việt Nam chưa có nhiều công trình báo cáo về lâm sàng, cận lâm sàng, đặc biệt là kết quả điều trị của TS. Do vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét kết quả điều trị hội chứng Turner” với hai mục tiêu:

1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của hội chứng Turner.

2. Nhận xét kết quả điều trị hội chứng Turner bằng hormon nữ và hormon tăng trưởng.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3

1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU HỘI CHỨNG TURNER 3

1.2. THUẬT NGỮ 4

1.3. TẦN SUẤT 4

1.4. CƠ CHẾ BỆNH SINH 5

1.4.1. Nhiễm sắc thể X 6

1.4.2. Vai trò nhiễm sắc thể X trong TS 6

1.4.3. Cơ chế hình thành thể monosomy 7

1.4.4. Cơ chế hình thành thể khảm 9

1.4.5. Cơ chế hình thành thể rối loạn cấu trúc 10

1.5. LÂM SÀNG 10

1.5.1. Lâm sàng trước sinh 10

1.5.1.1. Bất thường trên siêu âm 10

1.5.1.2. Triple test 13

1.5.1.3. Xác định karyotype từ nuôi cấy tế bào ối, gai rau 14

1.5.1.4. Di truyền tế bào-phân tử giai đoạn trước sinh 14

1.5.2. Lâm sàng sau sinh 15

1.5.2.1. Lâm sàng ở giai đoạn sơ sinh và sàng lọc sơ sinh 15

1.5.2.2. Lâm sàng ở giai đoạn trước dậy thì 16

1.5.2.3. Lâm sàng ở giai đoạn dậy thì và trưởng thành 20

1.6. CẬN LÂM SÀNG 22

1.6.1. Kỹ thuật di truyền tế bào 22

1.6.2. Phương pháp lai tại chỗ huỳnh quang 23

1.6.3. Xét nghiệm di truyền phân tử 23

1.6.4. Xét nghiệm hormon 24

1.6.5. Các xét nghiệm khác 24

1.7. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT 25

1.7.1. Chẩn đoán 25

1.7.2. Chẩn đoán phân biệt 25

1.8. ĐIỀU TRỊ 26

1.8.1. Điều trị, can thiệp trước sinh 26

1.8.2. Điều trị sau sinh 27

1.8.2.1. Điều trị tăng chiều cao 27

1.8.2.2. Điều trị bằng hormon nữ thay thế 31

1.8.2.3. Điều trị các dị tật khác 34

1.8.3. Điều trị cho người trưởng thảnh 38

1.8.3.1. Chuyển từ trẻ em sang người lớn 38

1.8.3.2. Điều trị hormon nữ thay thế 39

1.8.3.3. Theo dõi 39

1.8.3.4. Điều trị vô sinh và kế hoạch lập gia đình 40

1.9. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TS TẠI VIỆT NAM 41

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 43

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44

2.2.1. Phương pháp đánh giá lâm sàng 44

2.2.11. Phương pháp đánh giá phát triển thể chất 45

2.2.1.2. Phương pháp đánh giá phát triển sinh dục 46

2.2.1.3. Phương pháp đánh giá rối loạn phát triển hình thái 46

2.2.2. Phương pháp đánh giá cận lâm sàng 47

2.2.2.1. Xét nghiệm di truyền tế bào 47

2.2.2.2. Xét nghiệm hormon 48

2.2.2.3. Xét nghiệm hình ảnh 49

2.2.2.4. Xét nghiệm di truyền tế bào-phân tử 50

2.2.2.5. Xét nghiệm di truyền phân tử 51

2.2.2.6. Xét nghiệm khác 51

2.2.3. Phương pháp đánh giá kết quả điều trị 52

2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 54

2.4. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC Y HỌC TRONG NGHIÊN CỨU 55

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 56

3.1. ĐẶC ĐIỂM NHÓM NGHIÊN CỨU 56

3.1.1. Số bệnh nhân được chẩn đoán theo các giai đoạn trong thời gian

nghiên cứu 56

3.1.2. Lý do vào viện 57

3.1.3. Tuổi được chẩn đoán 58

3.1.4. Tiền sử gia đình 58

3.1.5. Tiền sử thai nghén 58

3.1.6. Tuổi của bố mẹ 59

3.1.7. Cân nặng lúc sinh 59

3.2. KẾT QUẢ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 59

3.2.1. Chậm tăng trưởng chiều cao 59

3.2.2. Chậm phát triển sinh dục 63

3.2.3. Triệu chứng lâm sàng 65

3.3. KẾT QUẢ CẬN LÂM SÀNG 71

3.3.1. Karyotype 71

3.3.2. Xét nghiệm hormon 75

3.3.3. Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh 78

3.3.4. Xét nghiệm khác 81

3.4. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 83

3.4.1. Kết quả điều trị hormon nữ 83

3.4.2. Kết quả điều trị bằng GH 89

3.4.3. Kết quả điều trị dị tật 90

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 91

4.1. ĐẶC ĐIỂM NHÓM NGHIÊN CỨU 91

4.1.1. Số bệnh nhân được chẩn đoán theo các giai đoạn 91

4.1.2. Lý do vào viện 92

4.1.3. Tuổi được chẩn đoán 93

4.1.4. Tiền sử gia đình 94

4.1.5. Tiền sử thai nghén 94

4.1.6. Tuổi của bố mẹ 94

4.1.7. Cân nặng lúc sinh 95

4.2. KẾT QUẢ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 96

4.2.1. Chậm tăng trưởng chiều cao 96

4.2.2. Chậm phát triển sinh dục 99

4.2.3. Triệu chứng lâm sàng 102

4.3. KẾT QUẢ CẬN LÂM SÀNG 106

4.3.1. Karyotype 106

4.3.2. Xét nghiệm hormon 108

4.3.3. Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh 109

4.3.4. Xét nghiệm khác 112

4.4. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 114

4.4.1. Kết quả điều trị hormon nữ 114

4.4.2. Kết quả điều trị bằng GH 119

KẾT LUẬN 124

NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI 126

KIẾN NGHỊ 127

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ môn Nhi Trường Đại học Y Hà Nội (2003), “Rối loạn tăng trưởng”, Bài giảng Nhi khoa. Nhà xuất bản Y học, tr. 37-45.
2. Bộ môn Nhi Trường Đại học Y Hà Nội (2003), “Di truyền Nhi khoa”, Bài giảng Nhi khoa. Nhà xuất bản Y học, tr. 55-89.
3. Bộ Y tế (2003), “Các giá trị sinh học về hình thái trẻ em và người lớn”, Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 – thế kỷ XX. Nhà xuất bản y học, tr. 1-46.
4. Bộ Y tế (2003), “Các giá trị sinh học về chức năng sinh dục sinh sản”, Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 – thế kỷ XX. Nhà xuất bản y học, tr. 160-165.
5. Nguyễn Phú Đạt, Cao Quốc Việt (2000), “Tuổi dậy thì ở các vùng sinh thái miền Bắc Việt Nam”, Kỷ yếu toàn văn công trình nghiên cứukhoa học Nội tiết Chuyển hóa. Nhà xuất bản y học, tr. 594-598
6. Phan Thị Hoan, Đoàn Thị Kim Phượng (2005), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và di truyền tế bào ở bệnh nhân có hội chứng Turner”, Nghiên cứu y học. Trường đại học Y Hà Nội, 39(6), tr. 31-6.
7. Phan Thị Hoan, Đoàn Thị Kim Phượng (2006), “Chẩn đoán xác định hội chứng Turner khảm 45,X/46,XY bằng kỹ thuật di truyền tế bào và phân tử”, Nghiên cứu y học. Trường Đại học Y Hà Nội, 40(1), tr. 58-63.
8. Trần Thị Thanh Hương, Hoàng Thị Ngọc Lan (2005), “Một số kỹ thuật sinh học phân tử ứng dụng trong y học”, Di truyền y học. Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 59-74.9. Trần Thị Thanh Hương, Hoàng Thu Lan, Hoàng Thị Ngọc Lan, và cs (2007), “Chẩn đoán trước sinh hội chứng Down, hội chứng Turner bằng kỹ thuật lai tại chỗ huỳnh quang kết hợp phân tích nhiễm sắc thể
của tế bào ối”, Tạp chí nghiên cứu y học. Trường Đại học Y Hà Nội, 47(1), tr. 4-8.
10. Hoàng Thị Thanh Mộc, Ngô Diễm Ngọc, Nguyễn Thị Phương Mai, và cs (2006), “Phát hiện bất thường số lượng nhiễm sắc thể trên bệnh nhi mắc bệnh di truyền tại bệnh viện Nhi trung ương”, Nghiên cứu y học. Đại học Y Hà Nội, 44(4), tr. 14-9.
11. Nguyễn Thu Nhạn, Cao Quốc Việt, Nguyễn Thị Hoàn, Võ Kim Huệ (1982), “Hội chứng Turner (loạn sản sinh dục) ở trẻ em”, Y học Việt Nam. Tổng hội y dược học Việt Nam, 3(4), tr. 5-10.
12. Nguyễn Thu Nhạn và cs (2002), “Nghiên cứu thực trạng sức khoẻ và mô hình bệnh tật trẻ em Việt Nam, đề xuất các biện pháp khắc phục”, Nhi khoa. Tổng hội Y dược học Việt Nam, 10, tr. 1-20.
13. Đinh Thị Hồng Nhung, Ngô Diễm Ngọc, An Thuỳ Lan, và cs (2008), “Áp dụng kỹ thuật lai huỳnh quang tại chỗ trong phát hiện bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể tại bệnh viện nhi trung ương”, Nghiên cứu y học. Đại học Y Hà Nội, 57(4), tr. 57-62.
14. Nguyễn Thị Phượng (1992), “Bất thường về nhiễm sắc thể ở hội chứng Turner”, Nhi khoa. Tổng hội Y dược học Việt Nam, 1(3), tr. 134-7.
15. Nguyễn Thị Phượng (1992), “Đặc điểm lâm sàng của hội chứng Turner thể khảm: 45,X/45,XX; 45,X/47,XXX; 45,X/46,XX/47,XXX”, Nhi khoa. Tổng hội Y dược học Việt Nam, 1(2), tr. 79-82.
16. Nguyễn Thị Phượng (1993), “Bệnh di truyền trong 10 năm 1981-1990 tại Viện bảo vệ sức khoẻ trẻ em”, Nhi khoa. Tổng hội Y dược học Việt Nam, 2(3-4), tr. 95-101.17. Nguyễn Thị Phượng, Vũ Chí Dũng (1997), “Bệnh di truyền và dị tật bẩm sinh trong 6 năm (1991-1997) tại Viện bảo vệ sức khoẻ trẻ em”, Y học thực hành. Kỷ yếu công trình NCKH Viện BVSKTE. Bộ y tế, tr. 145-53.
18. Nguyễn Thị Phượng, Nguyễn Văn Rực (2000), “Chẩn đoán rối loạn nhiễm sắc thể bằng kỹ thuật di truyền tế bào nuôi cấy bạch cầu lympho máu ngoại biên, nhuộm băng G”, Nhi khoa. Nhà xuất bản y học, tr. 318-322.
19. Phan Cương Quyết (2005), Tình hình bệnh di truyền ở trẻ em trong 8 năm tại Bệnh viện Nhi trung ương từ năm 1997 đến năm 2004, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
20. Nguyễn Quỳnh Thơ, Hoàng Thu Lan, Hoàng Thị Ngọc Lan, và cs (2008), “Nghiên cứu chẩn đoán trước sinh hội chứng Turner”, Nghiên cứu y học. Trường Đại học Y Hà Nội, 53(1), tr. 38-43.
21. Nguyễn Thanh Thuý (2003), Ứng dụng kỹ thuật PCR tìm gen TDF trong chẩn đoán bệnh nhân chưa rõ giới tính, Luận án tiến sĩ y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
22. Nguyễn Viết Tiến, Ngô Văn Toàn, “Tỷ số giới tính khi sinh tại Việt Nam năm 2006”, Nghiên cứu y học. Trường Đại học Y Hà Nội, 56(4), tr. 1-10.
23. Lê Đức Trình (2003), “Nội tiết học sinh sản nữ”, Hormon và nội tiết học. Nhà xuất bản y học, tr. 176-8

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/