Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm nặng và điều trị bằng Amitriptyline phối hợp với thuốc chống loạn thần

Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm nặng và điều trị bằng Amitriptyline phối hợp với thuốc chống loạn thần.Rối loạn trầm cảm là một trạng thái bênh lý hay gặp trong thực hành tâm thần học cũng như trong thực hành đa khoa. Rối loạn trầm cảm có xu hướng gia tăng, trong đó rối loạn trầm cảm điển hình chiếm 5% dân số [128], ở Việt nam là 2,8% [5]. Hàng năm trên thế giới có tới hàng trăm triệu người được phát hiện là trầm cảm. Bệnh thường gặp ở tuổi từ 18 đến 44, nữ bị rối loạn trầm cảm cao gấp 3 lần nam [66]. Khoảng 45-70% những người tự sát mắc bệnh trầm cảm và 15% bệnh nhân trầm cảm chết do tự sát [100],[128]. Rối loạn trầm cảm nặng có tỷ lệ tái phát cao [34].

MÃ TÀI LIỆU

LA.2006.00162

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Rối loạn trầm cảm do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, nhiều tác giả cho là có sự biến đổi của các chất trung gian hoá học trong hệ thống thần kinh trung ương như sérotonine, noradrenaline và dopamine. Các thay đổi nồng độ một số hormon thyroxin, corticoid, một số chất điện giải, hoặc một số thành phần miễn dịch đều có thể gây ra trầm cảm. Trong những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu về yếu tố di truyền của bệnh rối loạn trầm cảm, và người ta thấy có sự liên quan giữa trầm cảm với nhiễm sắc thể X [63].

Theo dự báo của Tổ chức y tế thế giới, rối loạn trầm cảm sẽ là nguyên nhân gây mất khả năng lao động đứng hàng thứ hai vào năm 2020 [41], [100]. Kinh phí chi cho bệnh nhân rối loạn trầm cảm rất lớn. Theo ngân hàng thế giới (1990), Hoa kỳ đã chi 16,3 tỷ đôla / năm để chăm sóc bệnh nhân trầm cảm, chiếm 1/3 ngân sách giành cho điều trị các bệnh tâm thần [59].

Rối loạn trầm cảm nặng đặc trưng bởi trạng thái buồn rầu, đau khổ, cảm thấy tương lai ảm đạm, lời nói chậm chạp, liên tưởng khó khăn, giảm sút lòng tin, tự cho mình là hèn kém, mất dần các thích thú và có thể xuất hiện các triệu chứng loạn thần như hoang tưởng, ảo giác. Rối loạn trầm cảm nặng thường kèm theo rối loạn các chức năng sinh học như mất ngủ, mệt mỏi, chán ăn, khi bệnh nặng có thể từ chối ăn và bệnh nhân sẽ chết trong tình trạng suy kiệt do rối loạn

nước và điên giải [6],[11],[87]. Các biểu hiên lâm sàng của rối loạn trầm cảm

nặng rất đa dạng, các triệu chứng loạn thần của rối loạn trầm cảm nặng cũng rất khác nhau giữa các dân tộc, quốc gia, vùng lãnh thổ.

Việc điều trị rối loạn trầm cảm nặng cần tuân theo một quy trình nhất định. Điều trị phải hợp lý, tích cực và cần có thời gian thích hợp với điều trị tấn công ở trong bệnh viện, cũng như điều trị củng cố và điều trị dự phòng ở ngoài bệnh viện.

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về trầm cảm phần lớn chỉ giới hạn xoay quanh lĩnh vực dịch tễ học lâm sàng, chưa có công trình nghiên cứu sâu về lâm sàng và điều trị rối loạn trầm cảm nặng một cách có hệ thống (đặc biệt là trầm cảm nặng có loạn thần). Mặt khác, do sự hiểu biết của nhiều thầy thuốc về trầm cảm nặng còn hạn chế, nên dễ chẩn đoán sai và điều trị không đúng, vì vậy đã có nhiều bệnh nhân trầm cảm nặng khi nhập viện mà không được chẩn đoán là trầm cảm, và nhiều người trong số đó đã chết do tự sát. Như vậy, nghiên cứu các rối loạn trầm cảm hiện nay có một tầm quan trọng đặc biệt mang ý nghĩa xã hội, kinh tế và nhân văn sâu sắc [16],[120].

Vì các lý do trên, việc xác định chính xác các bệnh nhân trầm cảm nặng khi nhập viện, và chọn được thuốc điều trị hiệu quả, ít tốn kém, phù hợp với mức sống của đại đa số người dân là rất cần thiết, do vậy chúng tôi tiến hành đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm nặng và điều trị bằng Amitriptyline phối hợp với thuốc chống loạn thần.

Nhằm các mục tiêu:

1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm nặng ở người Việt nam .

2. Nghiên cứu biện pháp điều trị rối loạn trầm cảm nặng bằng Amitriptyline phối hợp với thuốc chống loạn thần trong bệnh viện.

Mục Lục

Trang phụ bìa Trang

Lời cam đoan Mục lục

Các chữ viết tắt trong luận án Danh mục các bảng Danh mục các sơ đổ Danh mục các biểu đổ ĐẶT VAN ĐỂ

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU.

1.1 Một số vấn đề chung về rối loạn trầm cảm 3

1.1.1 Khái niêm về trầm cảm và một vài nét lịch sử nghiên cứu 3

1.1.2 Một vài nét về dịch tễ học trầm cảm 3

1.1.3 Một số nghiên cứu về bênh nguyên, bênh sinh rối loạn trầm cảm 4

1.2 Đặc điểm lâm sàng các rối loạn trầm cảm 7

1.2.1 Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm nặng 7

1.2.2 Một số rối loạn trầm cảm khác 13

1.2.3 Đặc điểm tiến triển, tái phát, tái diễn, tiên lượng của trầm cảm 14

1.2.4 Phân loại các rối loạn trầm cảm 15

1.3 Điều trị rối loạn trầm cảm nặng bằng Amitriptyline phối hợp

với thuốc chống loạn thần 17

1.3.1 Những nguyên tắc chung 17

1.3.2 Các bước tiến hành điều trị các rối loạn trầm cảm nặng 19

1.3.3 Biên pháp điều trị cụ thể bằng hoá dược 24

1.4 Một số biên pháp điều trị khác 33

1.4.1 Điều trị bằng sốc điên 33

1.4.2 Điều trị bằng kích thích từ xuyên sọ 34

1.4.3 Liêu pháp tâm lý 34

1.4.4 Liêu pháp ánh sáng 34

1.5 Một số công cụ đánh giá trầm cảm 35

1.5.1 Thang Hamilton 35

1.5.2. Thang Beck 36

Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu 37

2.2 Phương pháp nghiên cứu 43

2.3. Phương pháp xử lý số liêu thống kê 55

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu

3.1 Một số đặc điểm về đối tượng nghiên cứu. 56

3.2 Đặc điểm lâm sàng bênh nhân rối loạn trầm cảm nặng 59

3.3 Điều trị rối loạn trầm cảm nặng bằng Amitriptyline

phối hợp với thuốc chống loạn thần 78

3.4. Điều trị củng cố sau khi ra viên 90

Chương 4: BÀN LUẬN

4.1 Một số đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu 91

4.2. Đặc điểm lâm sàng của bênh nhân rối loạn trầm cảm nặng 94

4.3 Đánh giá kết quả điều trị rối loạn trầm cảm nặng 113

4.4 Điều trị củng cố sau khi ra viên 124

KẾT LUẬN 126

KIẾN NGHỊ 128

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ có LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN 129

TÀI LIỆU THAM KHẢO 130

PHỤ LỤC 143

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/