Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị nhược thị do tật khúc xạ ở trẻ em
Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị nhược thị do tật khúc xạ ở trẻ em.Nhược thị là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở trẻ em [52], [91], [179]. Phần lớn các trường hợp nhược thị nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì đều có khả năng phục hồi thị lực [127]. Nhược thị nếu không được điều trị sẽ gây giảm thị lực vĩnh viễn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân như giảm hoặc mất khả năng lao động và sinh hoạt bình thường, có thể tác động đến sự phát triển tâm lý của trẻ [38], [77], [173].
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00334 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Có nhiều nguyên nhân gây nên nhược thị, trong đó tật khúc xạ là nguyên nhân gây nhược thị đứng hàng thứ hai sau lác [31], [172]. Đồng thời, tật khúc xạ là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực của trẻ em ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, cả ở các nước đang phát triển cũng như các nước phát triển. Theo điều tra của Pokharel G (2000) và cộng sự [112] trong nghiên cứu “Tật khúc xạ ở trẻ em” [112] trẻ lứa tuổi từ 5 – 15 sử dụng chung một phương pháp nghiên cứu tiến hành đồng loạt trên nhiều quốc gia cho thấy trong số trẻ em bị giảm thị lực, nguyên nhân do tật khúc xạ luôn
chiếm trên 50% [43], [112], [146], [167]. Một nghiên cứu trên 1738 trẻ em 6 – 7 tuổi ở Sydney, Úc cũng cho thấy tật khúc xạ chiếm 69% tổng số trường hợp gây giảm thị lực [117]. Do đó, trong chương trình “Thị giác 2020 – Quyền được nhìn” đề xuất bởi tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tật khúc xạ được liệt kê là một trong năm nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực cần được ưu tiên để phòng chống [92].
Tại Bệnh viện Mắt Trung ương năm 1999 đã có 34.340 lượt người đến khám vì tật khúc xạ (chiếm 30% tổng số người đến khám) 70% là trẻ em và học sinh [11]. Ở các nước khác, tỷ lệ nhược thị ở trẻ em dao động từ 0,26 – 3,6% tùy theo từng nghiên cứu [43], [90], [167], [183].
Có nhiều nghiên cứu về điều trị nhược thị đã được báo cáo, tuy nhiên các phương pháp điều trị nhược thị vẫn chưa được tiêu chuẩn hóa [126], [144]. Do đó, trên thế giới một số nghiên cứu lớn về nhược thị như “Nhóm nghiên cứu điều trị nhược thị” [147]. Nghiên cứu yếu tố nguy cơ đối với nhược thị ở trẻ em [124] đã có xu hướng tiêu chuẩn hóa các phương pháp thăm khám, đánh giá nhằm tìm ra cách điều trị hiệu quả nhất.
Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về nhược thị, bao gồm cả vấn đề điều trị. Các nghiên cứu tập trung nhiều vào điều trị nhược thị do lác cơ năng, nhưng chưa chú trọng tới điều trị nhược thị do tật khúc xạ. Cũng đã có một số nghiên cứu đề cập đến vấn đề điều trị nhược thị do tật khúc xạ. Do sự đa dạng của tật khúc xạ và những yêu cầu của thực tế lâm sàng, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị nhược thị do tật khúc xạ ở trẻ em” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của nhược thị do tật khúc xạ ở trẻ em.
2. Đánh giá kết quả điều trị nhược thị do tật khúc xạ ở trẻ em.
3. Nhận xét các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH
SINH CỦA NHƯỢC THỊ DO TẬT KHÚC XẠ 3
1.1.1. Sự phát triển giải phẫu của mắt 3
1.1.2. Sự phát triển sinh lý thị giác hai mắt 3
1.1.3. Cơ chế thị giác hai mắt 5
1.1.4. Tác dụng của thị giác hai mắt 6
1.1.5. Các mức độ của thị giác hai mắt 7
1.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA NHƯỢC THỊ DO TẬT KHÚC XẠ…9
1.2.1. Khái niệm về tật khúc xạ 9
1.2.2. Đặc điểm cơ chế bệnh sinh của các hình thái nhược thị do tật khúc xạ …11
1.3. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHƯỢC THỊ DO TẬT KHÚC XẠ ..23
1.3.1. Chẩn đoán nhược thị do tật khúc xạ 23
1.3.2. Các phương pháp điều trị nhược thị do tật khúc xạ 24
1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 35
1.4.1. Sự lựa chọn cho điều trị nhược thị do tật khúc xạ 35
1.4.2. Lứa tuổi điều trị 35
1.4.3. Vấn đề chỉnh kính thích hợp để điều chỉnh độ khúc xạ 36
1.4.4. Mức độ nhược thị 37
1.4.5. Tình trạng thị giác hai mắt 37
1.4.6. Thời gian điều trị 37
1.4.7. Nguy cơ tái phát sau điều trị và điều trị duy trì 38
1.5. TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ NHƯỢC THỊ DO TẬT KHÚC XẠ Ở TRẺ
EM TRÊN THẾ GIỚI, TẠI VIỆT NAM 38
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 40
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 40
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 40
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 40
2.2.2. Cỡ mẫu 40
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu 41
2.2.4. Nội dung nghiên cứu 43
2.2.5. Xử lý số liệu 52
2.2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 52
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 53
3.1.1. Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu 53
3.1.2. Đặc điểm về tật khúc xạ 54
3.1.3. Mức độ nhược thị 59
3.1.4. Sự liên quan giữa các yếu tố lâm sàng 61
3.1.5. Tình trạng thị giác 2 mắt 66
3.1.6. Kiểu định thị 66
3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHƯỢC THỊ DO TẬT KHÚC XẠ 67
3.2.1. Kết quả chung 67
3.2.2. Mức độ cải thiện thị lực sau điều trị nhược thị 68
3.2.3. Sự phục hồi thị giác hai mắt sau điều trị 73
3.3. KẾT QUẢ DUY TRÌ THỊ LỰC BằNG HAI PHƯƠNG PHÁP ĐIềU TRị .73
3.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SAU 1 NĂM. …77
3.4.1. Độ lệch khúc xạ giữa hai mắt và kết quả điều trị 77
3.4.2. Liên quan giữa mức độ viễn thị và kết quả điều trị 78
3.4.3. Liên quan giữa mức độ cận thị và kết quả điều trị 78
3.4.4. Liên quan giữa mức độ loạn thị và kết quả điều trị 79
3.4.5. Liên quan giữa loại loạn thị và kết quả điều trị 79
3.4.6. Mối liên quan giữa loại tật khúc xạ và kết quả điều trị 80
3.4.7. Ảnh hưởng của mức độ nhược thị tới kết quả điều trị 80
3.4.8. Ảnh hưởng của tình trạng thị giác hai mắt tới kết quả điều trị 81
3.4.9. Mối liên quan giữa tuổi và kết quả điều trị 82
3.4.10. Dung nạp kính và tuân thủ điều trị 82
Chương 4: BÀN LUẬN 83
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA NHƯỢC THỊ DO TẬT KHÚC XẠ Ở TRẺ EM 83
4.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 83
4.1.2. Đặc điểm về tật khúc xạ 84
4.1.3. Mức độ nhược thị 88
4.1.4. Tình trạng thị giác hai mắt 90
4.1.5. Mối liên quan giữa mức độ nhược thị và mắt có tật khúc xạ 91
4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHƯỢC THỊ DO TẬT KHÚC XẠ Ở TRẺ EM 95
4.2.1. Tình trạng nhược thị do tật khúc xạ sau điều trị 95
4.2.2. Sự duy trì thị lực qua theo dõi 6 tháng và 1 năm, 18 tháng và 24 tháng 98
4.2.3. Sự phục hồi thị giác hai mắt sau điều trị 101
4.2.4. Kết quả của hai phương pháp điều trị 101
4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHƯỢC THỊ DO TẬT KHÚC XẠ 103
4.3.1. Mức độ lệch khúc xạ giữa hai mắt và kết quả điều trị 103
4.3.2. Ảnh hưởng của mức độ viễn thị tới kết quả điều trị 104
4.3.3. Ảnh hưởng của mức độ cận thị tới kết quả điều trị 105
4.3.4. Ảnh hưởng của mức độ loạn thị tới kết quả điều trị 105
4.3.5. Ảnh hưởng của hình thái tật khúc xạ tới kết quả điều trị 106
4.3.6. Ảnh hưởng của mức độ nhược thị tới kết quả điều trị 107
4.3.7. Ảnh hưởng của tình trạng thị giác hai mắt tới kết quả điều trị 108
4.3.8. Ảnh hưởng của tuổi tới kết quả điều trị 108
4.3.9. Vấn đề chỉ định kính thích hợp để điều chỉnh độ khúc xạ 111
4.3.10. Sự kiên trì điều trị tập luyện của bệnh nhân và sự hợp tác tốt giữa gia
đình bệnh nhân và thầy thuốc 112
KẾT LUẬN 114
KIẾN NGHỊ
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
1. Tôn Thị Kim Thanh, Nguyễn Thanh Vân (2005), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị nhược thị do viễn thị ở trẻ em”, Tạp chí Nhãn khoa Việt Nam, Số 3, tr.57-64.
2. Tôn Thị Kim Thanh, Nguyễn Thanh Vân (2009), “Đánh giá kết quả điều trị nhược thị do viễn thị ở trẻ em bằng phương pháp chỉnh kính ở Bệnh viện Mắt TW, Tạp chí Nhãn khoa Việt Nam, Số 15, tr.3-9.
3. Tôn Thị Kim Thanh, Nguyễn Thanh Vân (2011), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng nhược thị do tật khúc xạ ở trẻ em”, Tạp chí Y học thực hành, Số 797(1), tr.36-38.TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Phạm Ngọc Bích (1993), Điều trị nhược thị do tật khúc xạ bằng phương pháp chỉnh thị chỉnh quang, Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Xuân Hồng (2007), Yếu tố khúc xạ trong lác cơ năng ở trẻ em: Hình thái lâm sàng và điều trị, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Hoàng Thị Lũy, Nguyễn Hữu Châu, Nguyễn Cường Nam, Đỗ Thu Nhân, Võ Diễm Hạnh, Từ Linh Uyên (1999), “Khảo sát tình hình thị lực và tật khúc xạ của học sinh, sinh viên ở trường phổ thông trung học
và đại học chuyên ngành tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Nội san Nhãn khoa, số 2, tr.74-83.
4. Đỗ Quang Ngọc, Vũ Thị Bích Thủy (2001), “Nhận xét kết quả điều trị nhược thị do lệch khúc xạ”, Nội san nhãn khoa, Số 5, tr.24-35.
5. Nguyễn Hữu Quốc Nguyên (2006), “Khúc xạ” tập 1, Nhà xuất bản Y học.
6. Nguyễn Hồng Phượng (2002), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị nhược thị do lệch khúc xạ ở trẻ em, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Hà Huy Tài (2000), “Tình hình khúc xạ ở học sinh phổ thông”, Nội san nhãn khoa, 3, tr.90-93.
8. Hà Huy Tài (1995), “Nhược thị”, Cẩm nang nhãn khoa thực hành, tr.209-211, Sách dịch từ “Office and Emergency room – Diagnostic and treatment of Eye disease” của Friedberg MA.
9. Phạm Văn Tần (1998), Điều trị phục hồi thị giác hai mắt trong phức hợp điều trị lác cơ năng, Luận án tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.10. Dương Đình Thiện (1998), “Các phương pháp lấy mẫu”, Phương pháp nghiên cứu khoa học y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr.218-226.
11. Vũ Thị Bích Thủy (2002), Đánh giá các phương pháp xác định khúc xạ và điều chỉnh kính ở trẻ em, Luận án tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
12. Nguyễn Xuân Thước (1976), Điều trị nhược thị cơ năng bằng phương pháp gia phạt gần, Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
13. Hà Huy Tiến (1972), “Lác”, Nhãn khoa (tập 2), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.195- 249.
14. Hà Huy Tiến (1972), “Rối loạn vận động nhẫn cấu”, Nhãn Khoa (tập 2), nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr.152-172.
15. Hà Huy Tiến (1993), “Nhược thị”, Nhãn khoa lâm sàng, tr.102-106, dịch từ “Manual of Clinical problems in Ophthalmology” của Gittinger JG và Asdourian GK, Nhà xuất bản Y học.
16. Lê Anh Triết, Châu Lê Thị Kim (1997), Quang học lâm sàng và khúc xạ mắt, NXB TP Hồ Chí Minh. ĐT
17. Phạm Trọng Văn (1997), “Nhược thị”, Chuyên đề lác, Tài liệu dịch từ “Strabisme” của Lang J (1981), tr.16-19
Recent Comments