Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học và sự thay đổi của tế bào Langerhans trong da của bệnh vảy nến thể thông thường được điều trị bằng Methotrexate
Luận văn Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học và sự thay đổi của tế bào Langerhans trong da của bệnh vảy nến thể thông thường được điều trị bằng Methotrexate.Vảy nến là một bệnh da viêm mạn tính, thường gặp, chiếm tỷ lệ khoảng 2% dân số thế giới, gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh vảy nến được mô tả đầu tiên từ thời cổ đại trong y văn của Hyppocrates. Khi đó tác giả đã thống kê các tổn thương giống như bệnh vảy nến ngày nay nhưng được gọi với các tên khác nhau. Vì vậy trong một thời gian dài bệnh vảy nến bị nhầm lẫn với các bệnh như chốc, phong, lichen v.v. Đến năm 1801, Robert Willan là người đã mô tả những nét đặc trưng của bệnh và đặt tên là “psoriasis” rút ra từ chữ Hylạp “psora”. Ở Việt Nam, giáo sư Đặng Vũ Hỷ là người đầu tiên đặt tên cho bệnh này là “vảy nến”. Đầu thế kỷ XIX, bệnh được làm sáng tỏ dần, lúc đầu là những mô tả về đặc điểm lâm sàng, rồi đến hình ảnh mô học đặc trưng và các phương pháp điều trị. Nhưng qua một thời gian dài người ta vẫn chưa tìm được phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh này.
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00250 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Tiến triển mạn tính, từng đợt xen kẽ những giai đoạn ổn định, có thể sạch hoàn toàn thương tổn hoặc chỉ còn một vài đám khu trú ở vị trí da nào đó của cơ thể. Bệnh không gây tử vong nhưng ảnh hướng lớn đến hoạt động, thẩm mỹ và chất lượng sống của người bệnh. Hiện nay, căn nguyên của bệnh chưa được biết rõ. Một số giả thuyết cho rằng bệnh do yếu tố di truyền, rối loạn miễn dịch, chuyển hóa có tác động đến hình thành bệnh vảy nến. Tuy nhiên, nhiều tác giả hiện nay cho rằng bệnh vảy nến là bệnh da viêm có liên quan đến tế bào lympho T ở da đặc biệt là tế bào Th1. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh là hậu quả của việc sản xuất các cytokin và chemokin của quá trình miễn dịch ở da gây nên. Sự khởi đầu quá trình gây hiện tượng viêm của bệnh vảy nến được khẳng định liên quan đến tế bào Langerhans ở thượng bì và các tế bào hình sao ở trung bì.
Đến nay chưa có nhiều nghiên cứu về biến đổi miễn dịch tại chỗ qua các giai đoạn và các đặc điểm mô bệnh học của bệnh nhân vảy nến thông thường, chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học và sự thay đổi của tế bào Langerhans trong da của bệnh vảy nến thể thông thường được điều trị bằng Methotrexate” với mục tiêu sau:
1. Đánh giá đặc điểm mô bệnh học các thể vẩy nến tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương từ 03/2012 đến 08/2012.
2. Xác định số lượng tế bào Langerhans trong da của vảy nến thể thông thường được điều trị bằng methotrexate.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 15
1.1. Bệnh vảy nến 15
1.1.1. Lịch sử bệnh 15
1.1.2. Tình hình bệnh vảy nến 15
1.1.3. Căn nguyên và bệnh sinh vảy nến 15
1.1.4. Phân thể vảy nến 19
1.1.5. Biển đổi mô bệnh học ở tổn thương vảy nến 20
1.1.6. Các phương pháp điều trị 26
1.2. Methotrexate trong điều trị bệnh vảy nến 31
1.2.1. Dược động học và cơ chế tác dụng của thuốc 31
1.2.2. Chỉ định dùng methotrexate trong điều trị bệnh vảy nến 33
1.2.3. Chống chỉ định 33
1.2.4. Liều lượng và cách dùng methotrexate trong điều trị bệnh vảy nến …. 34
1.2.5. Những đánh giá về cận lâm sàng trong quá trình điều trị 35
1.2.6. Một số tác dụng phụ thường gặp 37
1.3. Tế bào Langerhan và marker CD1a 38
1.3.1. Nguồn gốc 38
1.3.2. Đặc điểm 38
1.3.3. Vai trò trong cơ chế bệnh sinh của vảy nến 39
1.3.4. Marker CD1a 40
Chương 2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.1. Đối tượng 41
2.1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán 41
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 41
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 42
2.1.4. Địa điểm nghiên cứu 42
2.1.5. Thời gian nghiên cứu 42
2.2. Phương pháp nghiên cứu 42
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 42
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 43
2.2.3. Tiến hành nghiên cứu 43
2.2.4. Xử lý số liệu 48
2.2.5. Đạo đức trong nghiên cứu 48
Chương 3.KẾT QUẢ GHIÊN CỨU 50
3.1. Đặc điểm mô bệnh học vảy nến 50
3.1.1 Tình hình xét nghiệm mô bệnh học bệnh vảy nến 50
3.1.2 Đặc điểm mô bệnh học bệnh vảy nến 53
3.2. Xác định tế bào Langerhans tại tổn thương da VNTT trước sau điều trị MTX 66
Chương 4.BÀN LUẬN 72
4.1. Đặc điểm mô bệnh học vảy nến 72
4.1.1. Tình hình xét nghiệm mô bệnh học bệnh vảy nến 72
4.1.2. Đặc điểm mô bệnh học bệnh vảy nến 74
4.2. Xác định tế bào Langerhans tại thương tổn da vảy nến thông thường
trước và sau điều trị methotrexate 80
4.2.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 80
4.2.2. Tế bào Langerhans và giới 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ môn Da liễu, Trường Đại học Y Hà Nội (2010), Bệnh vảy nến, Da liễu học, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, tr. 57-62.
2. Bộ môn da liễu Học viện quân y (2001), Bệnh vảy nến- Giáo trình bệnh da và hoa liễu, NXB quân đội nhân dân, trang 335 – 344.
3. Bùi Khánh Duy, Nguyễn Cảnh Cầu (1995), Góp phần nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan tới sự phát sinh bệnh vảy nến, Nội san Da liễu số 1, tr. 20-24.
4. Lê Kinh Duệ (1996), Những vấn đề thời sự trong bệnh vảy nến, Nội san da liễu số 3/1996, tr. 1-5.
5. Lê Kinh Duệ (1997), Một số kiến thức mới về căn sinh bệnh học, bệnh vảy nến, Nội san da liễu tháng 4/1997 tr. 1-5.
6. Nguyễn Ngọc Lanh (1977), Chức nãng kháng thể, Miễn dịch học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 75-81
7. Nguyễn Thanh Minh, Nguyễn Văn Út (2002), Vảy nến, Bài giảng bệnh da liễu, NXB Y học, tr. 296-308.
8. Nguyễn Tất Thắng (2003), Nghiên cứu điều trị bệnh vảy nến chưa biến chứng bằng kẽm và DDS, Luận án tiến sĩ y học chuyên ngành bệnh học nội khoa, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 67-90.
9. Trần Văn Tiến, Phạm Văn Hiển, Trần Hậu Khang (2000), So sánh hiệu quả điều trị bệnh vảy nến bằng Daivonex với phương pháp điều trị cổ điển, Nội san da liễu số 3/2000 tr. 14-22.
10. Trần Văn Tiến, Phạm Văn Hiển (2004), Một số yếu tố dịch tễ trong bệnh vảy nến, Tạp chí Y học thực hành số 1/2004, tr. 47.11. Phạm Mạnh Hùng, Lê Thế Trung (1992), Miễn dịch ghép và các khía cạnh miễn dịch trong bệnh học”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 35-67.
12. Trần Văn Tiến (2004), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và miễn dịch tại chỗ của bệnh vảy nến thông thường, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 70-84.
13. Phan Thị Phi Phi (1977), Trình diện kháng nguyên –MHC, Miễn dịch học, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
14. Vãn Ðình Hoa (1977), Cõ quan, tế bào tham gia ðáp ứng miễn dịch, Miễn dịch học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
15. Đặng Văn Em (2000), Nghiên cứu một số yếu tố khởi động, cơ địa và một số thay đổi miễn dịch trong bệnh vảy nến thông thường”, Luận án tiến sỹ Y học, Trường đại học Y Hà Nội, tr. 50- 65.
16. Đặng Văn Em, Nguyễn Cảnh Cầu, Phạm Văn Hiển (1999), Những yếu tố “khởi động” liên quan đến sự phát sinh, phát triển bệnh vảy nến; Nội san da liễu số 4/1999, 32-38.1, tr. 4
Recent Comments