Nghiên cứu đặc điểm tăng huyết áp tâm thu đơn độc ở người cao tuổi tại bệnh viện lão khoa trung ương
Luận văn Nghiên cứu đặc điểm tăng huyết áp tâm thu đơn độc ở người cao tuổi tại bệnh viện lão khoa trung ương.Tăng huyết áp (THA) đang là một trong những vấn đề được quan tâm nhất hiện nay. Đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh mạn tính với các biến chứng nặng nề như: Tai biến mạch não, bệnh động mạch vành, suy tim, suy thận, biến chứng mắt, …
Bệnh khá phổ biến ở người cao tuổi, nam giới từ 55 tuổi trở lên và nữ giới từ 65 tuổi trở lên có tới trên 50% người bị THA [17]. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh tỷ lệ THA tăng dần theo tuổi. Thông thường huyết áp tâm trương (HATTr) tăng đến tuổi 60 sau đó có xu hướng giảm, càng lớn tuổi huyết áp tâm thu (HATT) càng cao. Hầu hết THA ở người trên 60 tuổi là tăng huyết áp tâm thu đơn độc (THATTĐĐ). Năm 2003, Bharucha NE, Kuruvilla T cho thấy trong số những người THA, ở độ tuổi > 60 THATTĐĐ chiếm 70% và > 70 tuổi có tới 79,8% là THATTĐĐ [49]. Tình trạng này là do có sự liên quan mật thiết giữa giảm độ đàn hồi của động mạch chủ và các động mạch lớn với tuổi cao. Tuổi càng cao càng làm giảm sự căng giãn của các động mạch này trong thì tâm thu khiến HATT tăng, và sự thu nhỏ lại của chúng trong thì tâm trương cũng giảm làm cho HATTr có khuynh hướng giảm. Mặt khác, ở người cao tuổi van động mạch chủ xơ hóa dẫn đến hở van cũng là nguyên nhân gây tăng HATT.
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00070 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Bệnh THA có thể do nhiều nguyên nhân gây nên (các bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh nội tiết, do dùng thuốc, …) nhưng thường là vô căn với nhiều yếu tố liên quan như: tuổi tác, cân nặng, chế độ ăn nhiều muối, các yếu tố di truyền và tình trạng gia đình, trạng thái căng thẳng, …
THA là một yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh tim mạch, làm tăng tỷ lệ tử vong và biến chứng tim mạch. THA gây tổn thương lớp nội mạc động mạch do làm tăng áp lực dòng máu lên thành động mạch, đồng thời THA thường kết hợp với các yếu tố nguy cơ tim mạch khác như hút thuốc, Stress, béo phì, rối loạn lipid … gây rối loạn chức năng tế bào nội mạc, thúc đẩy quá trình hình thành các mảng xơ vữa gây hẹp dần động mạch. Tổn thương mạch máu biểu hiện ở nhiều cơ quan khác nhau (mắt, thận, mạch vành, mạch cảnh, …). Các thương tổn mạch thường xuất hiện trước khi có biểu hiện lâm sàng. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật có nhiều phương pháp phát hiện sớm các biến chứng mạch máu ở bệnh nhân THA như: soi đáy mắt, siêu âm tim, doppler mạch, … để phân tầng nguy cơ hợp lý và kịp thời điều trị, nhờ đó làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong của các biến chứng do THA gây nên.
Độ chênh huyết áp (HATT – HATTr) dự báo nguy cơ và gợi ý quyết định điều trị. HATT có vai trò dự báo nguy cơ tim mạch tốt hơn HATTr, các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh kiểm soát tốt THATTĐĐ sẽ làm giảm nguy cơ tử vong toàn thể, tử vong tim mạch, đột quỵ, và biến cố tim [78].
Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về THA nói chung cũng như THATTĐĐ nói riêng, tuy nhiên chưa có nghiên cứu chính thức nào về đặc điểm tăng huyết áp tâm thu đơn độc ở người cao tuổi tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Do vậy chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích:
1. Xác định tỷ lệ Tăng huyết áp tâm thu đơn độc trên bệnh nhân cao tuổi có Tăng huyết áp đến khám và điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương.
2. Nghiên cứu đặc điểm Tăng huyết áp tâm thu đơn độc ở người cao tuổi.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Đại cương về Tăng huyết áp 3
1.1.1. Tình hình chung 3
1.1.2. Một số định nghĩa tăng huyết áp 5
1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán THA và THATTĐĐ 6
1.1.4. Phân loại THA và THATTĐĐ 10
1.2. Nguyên nhân THA 12
1.3. Phân tầng nguy cơ 14
1.3.1. Các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch của THA 14
1.3.2. Tổn thương cơ quan đích có thể gặp trong THA 14
1.3.3. Phân tầng yếu tố nguy cơ 15
1.4. Cơ chế bệnh sinh tăng huyết áp 15
1.4.1. Huyết áp động mạch 15
1.4.2. Cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp thứ phát 16
1.4.3. Cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp nguyên phát 17
1.4.4. Cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp tâm thu đơn độc 22
1.5. Triệu chứng lâm sàng và biến chứng 23
1.5.1. Triệu chứng 23
1.5.2. Biến chứng của THA 24
1.6. Các yếu tố liên quan đến bệnh THA 26
1.6.1. Yếu tố di truyền 26
1.6.2. Yếu tố tuổi 26
1.6.3. Yếu tố giới 27
1.6.4. Yếu tố quá cân, béo phì 27
1.6.5. Thuốc lá và bia rượu 27
1.6.6. Ăn mặn 28
1.6.7. Tình trạng Stress 28
1.7. Tăng huyết áp ở người cao tuổi 28
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. Đối tượng nghiên cứu 31
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 31
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu 31
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 31
2.2.2. Cỡ mẫu 31
2.2.3. Mẫu 32
2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin, xác định chỉ số nghiên cứu: 32
2.2.5. Các bước tiến hành 32
2.3. Phương pháp xử lý số liệu 36
2.4. Thời gian nghiên cứu 37
2.5. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu 37
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 38
3.2. THA và các yếu tố liên quan 43
3.3. Tổn thương cơ quan đích trong THA 46
3.3.1. Tim 46
3.3.2. Thận 47
3.3.3. Mắt 50
3.3.4. Não 51
3.3.5. Mạch máu 52
3.4. Tình trạng hạ HA tư thế trong nhóm nghiên cứu 55
Chương 4: BÀN LUẬN 57
4.1. Bàn luận về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 57
4.1.1. Đặc điểm về tuổi 57
4.1.2. Đặc điểm về giới 57
4.1.3. Đặc điểm về BMI 58
4.1.4. Giá trị trung bình các thành phần trong Bilan Lipid máu 60
4.1.5. Giá trị trung bình trị số huyết áp 60
4.1.6. Bàn luận về mức độ THA 61
4.2. Bàn luận về THA và các yếu tố liên quan 62
4.2.1. Tỉ lệ THATTĐĐ theo nhóm tuổi 62
4.2.2. Tỉ lệ THATTĐĐ và THAHH theo giới 62
4.2.3. Liên quan giữa THA và một số yếu tố nguy cơ tim mạch khác …. 62
4.2.4. Liên quan giữa THA và rối loạn chuyển hóa Lipid 62
4.3. Bàn luận về tổn thương cơ quan đích trong THA 63
4.3.1. Biến chứng tim 63
4.3.2. Biến chứng thận 64
4.3.3. Biến chứng mắt 65
4.3.4. Biến chứng não 65
4.3.5. Biến chứng mạch máu 66
4.4. Bàn luận về tình trạng hạ HA tư thế 67
KẾT LUẬN 68
KIẾN NGHỊ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Đào Duy An, Nguyễn Ngọc Tuấn (2005). “Tình trạng huyết áp ở người cao tuổi thị xã Kon Tum”. Tạp ch ỉ Tim mạch học Việt Nam , số 41: 73-82.
2. Nguyễn Trung Chính, Trần Đình Toán, Nguyễn Phương Ngọc (1992). ” ‘Tìm hiểu sự liên quan giữa chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index-BMI) và những trị số của các thành phần Lipoprotein huyết thanh”. Y học thực hành, 6: 19-21.
3. Nguyễn Văn Công (2007). “Tìm hiểu đặc điểm tăng huyết áp tâm thu đơn độc ở người trưởng thành tại tỉnh Đồng Tháp”. Luận văn Thạc sĩ Y khoa., Hà Nội, 2007.
4. Nguyễn Đức Công, Trần Văn Trung (2012). “Nghiên cứu biến đổi hình thái và chức năng động mạch cảnh ngoài sọ bằng siêu âm Doppler ở bệnh nhân nhồi máu não”. Tạp ch ỉ Tim mạch học Việt Nam, tháng 5/2012.
5. Nguyễn Văn Chương, Tạ Bá Thắng (2012). “ Nghiên cứu đặc điểm hình thái và chức năng động mạch cảnh đoạn ngoài sọ ở bệnh nhân Nhồi máu não”. Tạp ch ỉ Y h ọ c th ực h àn h, số 807: 60-63.
6. Tạ Mạnh Cường (2001). “Nghiên cứu chức năng tâm trương thất trái và thất phải ở người bình thường và người bệnh THA bằng phương pháp siêu âm Doppler tim”. Luận án Tiến sĩ Y học, Hà Nội 2001.
7. Võ Thị Dễ (2000). “Khảo sát chỉ số huyết áp cổ chân – cánh tay bằng kỹ thuật Doppler” Luận văn Thạc sĩ Y học.
8. Phạm Tử Dương (1992). “Bệnh tăng huyết áp”. Bệnh học nội khoa. Bài giảng sau Đại học, Học viện Quân Y; Nhà xuất bản Y học, Hà Nội:
120-125.
9. Nguyễn Văn Đoan (2011). “Bệnh lý tăng huyết áp ở người cao tuổi”. Báo cáo nhanh tháng 10 năm 2011.
10. Đào Thu Giang, Nguyễn Thị Kim Thủy (2011). “Nghiên cứu biến thiên nhịp tim ở bệnh nhân THA có thiếu máu cục bộ cơ tim”. ạ
Y học thực hành (774): 120-121.
11. Nguyễn Đức Hải, Nguyễn Hồng Ngọc (2002). “Đánh giá vữa xơ động mạch cảnh đoạn ngoài sọ bằng siêu âm Dopller trên bệnh nhân nhồi máu não”. Tạp ch ỉ tim m ạch h ọ c, số 29: 450.
12. Nguyễn Văn Hoàng, Đặng Vạn Phước, Nguyễn Đỗ Nguyên (2010).
“Tần suất, nhận biết, điều trị và kiểm soát THA ở người cao tuổi tại tỉnh Long An”. Tạp ch ỉ Tim mạch h ọ c Vi ệt Nam (12/2010): 13-16.
13. Đỗ Quốc Hùng, Nguyễn Minh Hùng (2002). “ Tìm hiểu mối liên quan một số yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch và tăng huyết áp của hơn 1700 cán bộ, công nhân, viên chức thủ đô Hà Nội”. Kỷ
tài khoa học – Đại hội Tim mạch Quổc gia Việt Nam lần thứ IX: 79-89.
14. Trần Văn Huy (2001). “Các yếu tố nguy cơ tim mạch kết hợp ở bệnh
nhân THA lớn tuổi tại Khánh Hòa”. ạ Y d (2001):
65-72.
15. Văn Đình Hoa, Nguyễn Ngoc Lanh (2002). “Sinh lý bệnh tăng huyết áp”. Bài giảng Sinh Lý Bệnh. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2002: 338-351.
16. Lý Huy Khang và cộng sự (2011). “ Khảo sát mối tương quan giữa
THA với BMI, vòng eo, tỉ số eo mông ở người dân phường Hòa Thạnh quận Tân Phú thành phố Hồ Chí Minh”. ạ ạ
Nam, 2011.
17. Phạm Gia Khải (1999). “ Đặc điểm dịch tễ học tăng huyết áp tại Hà
Nội”. ạ ạ N (30): 22-24.
18. Phạm Gia Khải và cộng sự (2000). “Đặc điểm dịch tễ học tăng huyết áp ở Hà Nội – 1999”. Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học – Đại hội Tim mạch Quổc gia Việt Nam lần thứ VIII: 258-282.
19. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt và cộng sự (2002). “Dịch tễ học tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tại 12 phường nội thành ở Hà Nội năm 2001”. Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học – Đại hội Tim mạch Quổc gia Việt Nam lần thứ IX: 642-661.
20. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt và cộng sự (2002). “Dịch tễ học tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tại vùng Duyên hải tỉnh Nghệ An năm 2002”. Tạp ch í Tim m ạch h ọc Vi ệt Nam, 2002; 31: 47-56.
21. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt và cộng sự (2002). “Dịch tễ học tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tại vùng đồng bằng tỉnh Thái Bình năm 2002”. Tạp ch í Tim m ạch h ọc Vi ệt Nam, 2002; 32: 11-18.
22. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt và cộng sự (2002). “Dịch tễ học
tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tại vùng núi trung du tỉnh Thái Nguyên năm 2002”. ạ ạ N , 2002; 32: 19-26.
23. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Phạm Thái Sơn & CS (2003). “Tần suất tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam 2001-2002”. Tạp ch í Tim Mạch Họ c Việt Nam , 2003; số 33: 9-15.
24. Phạm Gia Khải (2007). “Tăng huyết áp”. Tập bài giảng lớp ch uyên khoa định hướng khóa 23; Viện Tim mạch – Phòng chỉ đạo tuyến bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội – 2007: 426-456.
25. Phạm Khuê và cộng sự (2003). “Khám động mạch”. Bài giảng Nội khoa cơ sở. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội – 2003: 132-133.
26. Bùi Nguyên Kiểm và Nguyễn Phạm Ý Nhi (2006). “Đánh giá tình hình hẹp động mạch cảnh đoạn ngoài sọ bằng phương pháp siêu âm tại bệnh viện XanhPhôn Hà Nội”. Kỷ yếu các báo cáo khoa học tại Hội nghị tim mạch lần thứXII, tháng 11/2006: 156.
27. Dương Vĩnh Linh, Nguyễn Đức Hoàng, Trần Hữu Dàng, Nguyễn Dung và CS (2004). “Nghiên cứu tỉ lệ tăng huyết áp ở người cao tuổi tại xã Hương Vân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Tạp ch ỉ
Tim mạch học Việt Nam, số 37: 26-47.
28. Trần Mỹ Loan, Trương Quang Bình (2009). “Khảo sát mối tương quan giữa chỉ số khối cơ thể và rối loạn Lipid máu ở bệnh nhân THA”, Tạp ch ỉ Y học, tp Hồ Chí Minh, 2009; 13 (1): 61-66.
29. Đỗ Doãn Lợi, Nguyễn Lân Việt, Trương Thanh Hương, Hồ Huỳnh Quang Trí (2008). “Khuyến cáo chẩn đoán và điều trị Tăng huyết áp ở người lớn”. Hội Tim mạch học Việt Nam: 235-292.
30. Phạm Thị Mai (1997). “ ‘Rối loạn Lipoprotein máu ở những người có các yếu tố nguy cơ”. Tạp ch ỉ Y h ọ c th ực hành, 336, 6: 35-40.
31. Huỳnh Văn Minh và Cs (2000). “Rối loạn Lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát”. Kỷ yếu toàn văn các đề tài nghiên cứu khoa học tại đại hội Tim mạch học Quốc gia lần thứ VIII: 248-257.
32. Trần Bảo Nghi (2005). “Khảo sát vai trò của ABI trong chẩn đoán bệnh lý động mạch ngoại biên chi dưới trên bệnh nhân đái tháo đường”. www. thongnhathospital. org.vn/nckh/2005_42_HNKH.
33. Hoàng Văn Ngoạn (2009). “Tình hình tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã Thủy Vân, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế”. Tạp ch ỉ Khoa học. Đại học Huế (52): 12-15.
34. Phạm Thắng (1997). “Tăng huyết áp ở người cao tuổi”. Bệnh tim mạch người già. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 1997. 37-53.
35. Phạm Thắng (2003). “Tỉ lệ tăng huyết áp ở người già tại một số vùng thành thị và nông thôn Việt Nam”. Tạp chí thông tin Y dược, số 2: 27-29.
36. Lê Văn Trung (2002). “Khảo sát đặc điểm rối loạn chuyển hóa Lipid và Lipoprotein máu trên đối tượng cán bộ diện bảo vệ sức khỏe tỉnh Vĩnh Long”. Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Y học: 50-51.
37. Trần Đình Toán (1995). “ Chỉ số khối cơ thể ở cán bộ viên chức trên 45 tuổi và mối liên quan giữa BMI với một số chỉ tiêu sức khỏe bệnh tật”. Luận án phó tiến sĩ khoa học Y dược, Hà Nội.
38. Hồ Huỳnh Quang Trí (2010). “Điều trị tăng huyết áp tâm thu ở người lớn tuổi”. Tạp ch ỉ Tim m ạch h ọ c Việt Nam, (5/2010).
39. Trần Đỗ Trinh và cộng sự (1992). “Xử trí bệnh tăng huyết áp”. Bài dị ch c ủ a tổ ch ức Y tế Thế gi ới. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội – 1992.
40. Trần Đỗ Trinh, Nguyễn Ngọc Tước và Nguyễn Bạch Yến (1992). “Điều tra dịch tễ học bệnh tăng huyết áp tại Việt Nam”. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1991-1992, tập 1, Hà Nội: 279-291.
41. Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến Viện tim mạch Việt Nam (2011). “ ‘Đánh giá hình thái, chức năng và huyết động học của tim bằng siêu âm – Doppler”. Bài giảng Siêu âm – Doppler tim. 82-83.
42. Uỷ Ban dân số gia đình và trẻ em (2003). “Những nội dung chủ yếu của Pháp lệnh dân số”. NXB Lao động – xã hội, Hà Nội: 16-17.
43. Nguyễn Lân Việt và cộng sự (2007), “Tăng huyết áp”. Thực hành bệnh tim mạch. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 2007: 135-170.
44. Chu Vinh và Cs (2000). “ Nhận xét biến đổi một số chỉ số Lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát”. Kỷ
nghiên cứu khoa học tại đại hội Tim mạch học Quốc gia lần thứ VIII: 244-231.
Recent Comments