Nghiên cứu hình thái lâm sàng và đặc điểm mô bệnh học u nhú thanh quản trẻ em

Luận văn Nghiên cứu hình thái lâm sàng và đặc điểm mô bệnh học u nhú thanh quản trẻ em.U nhú thanh quản (UNTQ) hay còn gọi papilloma thanh quản (TQ) là những tổn thương lành tính thanh quản do sự quá sản biểu mô vảy tạo thành nhú lên bề mặt biểu mô [7],[11], có đặc điểm lan rộng và dễ tái phát sau khi u thuật.

Trên thế giới, UNTQ được dùng bởi cụm từ tiếng anh “Recurrent respiratory papilloma” để nêu bật lên được tính chất của bệnh là u nhú của đường hô hấp và dễ tái phát.

Bệnh được mô tả lần đầu tiên bởi Marcellus Donalus vào thế kỷ XVII, các nhà lâm sàng và các nhà giải phẫu bệnh rất quan tâm cho rằng nguyên nhân của papilloma thanh quản do vi rút HPV(human papillom virus) [26], [52].

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00176

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Papilloma thanh quản có thể gặp ở bất kể lứa tuổi nào nhưng hay gặp nhất là ở trẻ em đặc biệt là dưới 6 tuổi. Bệnh này có triệu chứng ban đầu là khàn tiếng; khi bệnh tiến triển nặng cản trở bít lấp đường thở gây khó thở nhiều mức độ khác nhau tùy mức độ cản trở [11].

Theo điều tra của Mỹ, tỷ lệ trẻ em bị mắc papilloma thanh quản chiếm 4.3/100.000 trẻ em [7], [21]. Ở Việt Nam mỗi năm có khoảng 10-15 trẻ mắc mới.

Quá trình diễn biến bệnh ở mỗi trẻ cũng khác nhau, có trẻ diễn biến nhanh gây khó thở nếu không được xử trí kịp thời có thể tử vong, cũng có trẻ diễn biến từ từ và thoái triển khi đến tuổi trưởng thành, ít có khả năng trở thành ác tính.

U nhú thanh quản là một bệnh chẩn đoán không khó đặc biệt với sự phát triển của nội soi. Hiện nay, nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của UNTQ vẫn còn tiếp tục nghiên cứu vì tỷ lệ tái phát còn cao sau phẫu thuật và điều trị nội khoa tích cực. Việc nghiên cứu mô bệnh học của UNTQ không chỉ mô tả đặc điểm mô học mà còn có vai trò quan trọng trong giải thích cơ chế bệnh sinh từ đó góp phần nâng cao hiệu quả điều trị UNTQ. Trên thực tế nhiều cơ sở chuyên khoa Tai Mũi Họng chưa có nhiều phương tiện, kỹ thuật cao để tìm hiểu nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của UNTQ thì mô bệnh học là xét nghiệm cận lâm sàng rất quan trọng. Tuy nhiên việc chẩn đoán các thể mô bệnh học của UNTQ cùng đối chiếu hình ảnh mô bệnh học với hình thái lâm sàng còn ít được quan tâm. Kết quả MBH còn trả lời khái quát không đi vào phân loại MBH cụ thể. Liệu có mối liên quan giữa MBH của UNTQ với hình thái của chúng trên nội soi. Từ thực tế, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu nhằm các mục tiêu sau đây:

1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi của u nhú thanh quản trẻ em

2. Đối chiếu hình ảnh mô bệnh học với hình thái lâm sàng của u nhú thanh quản trẻ em.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1. TỔNG QUAN 14

1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 14

1.1.1. Thế giới 14

1.1.2. Ở Việt Nam 15

1.2. GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ THANH QUẢN 16

1.2.1. Giải phẫu thanh quản 16

1.2.2. Sinh lý thanh quản 22

1.3. BỆNH HỌC U NHÚ THANH QUẢN TRẺ EM 23

1.3.1. Bệnh sinh 23

1.3.2 Yếu tố nguy cơ 26

1.4 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 26

1.4.1. Triệu chứng toàn thân 26

1.4.2. Triệu chứng cơ năng 27

1.4.3. Triệu chứng thực thể 28

1.4.4. Các thể lâm sàng 29

1.5. MÔ BỆNH HỌC CỦA U NHÚ THANH QUẢN 30

1.6. CHẨN ĐOÁN U NHÚ THANH QUẢN TRẺ EM 32

1.6.1. Chẩn đoán xác định: Dựa vào 32

1.6.2. Chẩn đoán phân biệt 33

1.7. ĐIỀU TRỊ 34

1.7.1. Điều trị ngoại khoa 34

1.7.2. Điều trị nội khoa 35

1.7.3. Miễn dịch liệu pháp 35

1.8. PHÒNG BỆNH 36

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 37

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 37

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 38

2.2. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 38

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu 38

2.2.2. Thiết kế nghiên cứu 38

2.2.3. Phương tiện nghiên cứu 42

2.2.4. Địa điểm nghiên cứu 44

2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu 44

2.2.6. Biện pháp khống chế sai số 44

2.2.7. Đạo đức của đề tài 44

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45

3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH NỘI SOI UNTQ TRẺ EM 45

3.1.1. Đặc điểm chung của bệnh UNTQ trẻ em 45

3.1.2. Đặc điểm lâm sàng, nội soi trong u nhú thanh quản trẻ em 47

3.2. ĐỐI CHIẾU HÌNH ẢNH MÔ BỆNH HỌC VỚI HÌNH THÁI LÂM

SÀNG CỦA U NHÚ THANH QUẢN TRẺ EM 61

3.2.1. Mô bệnh học 61

3.2.2. Đối chiếu hình ảnh mô bệnh học với hình thái lâm sàng 62

Chương 4. BÀN LUẬN 68

4.1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi của u nhú thanh

quản trẻ em 68

4.1.1. Đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu 68

4.1.2. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi của u nhú thanh quản trẻ em 71

4.2. Đối chiếu hình ảnh mô bệnh học với hình thái lâm sàng của u nhú

thanh quản trẻ em 79

4.2.1. Hình thái tổn thương mô bệnh học 79

4.2.2. Mối liên quan giữa mức độ khàn tiếng và tổn thương mô bệnh học…. 80

4.2.3. Mối liên quan giữa thời gian diễn biến và tổn thương mô bênh học. .. 80

4.2.4. Mối liên quan giữa hình thái, số lượng, màu sắc u và tổn thương

mô bệnh học 80

4.2.5. Mối liên quan giữa vị trí u nhú và tổn thương mô bệnh học 81

4.2.6. Mối liên quan giữa thời gian tái phát và tổn thương mô bệnh học 81

4.2.7. Mối liên quan giữa thể lâm sàng và tổn thương mô bệnh học 82

KẾT LUẬN 83

KIẾN NGHỊ 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/