Nghiên cứu kết quả ban đầu điều trị bệnh Đa u tủy xương bằng phác đồ MPT tại khoa Huyết học và Truyền máu-Bệnh viện Bạch Mai
Luận văn Nghiên cứu kết quả ban đầu điều trị bệnh Đa u tủy xương bằng phác đồ MPT tại khoa Huyết học và Truyền máu-Bệnh viện Bạch Mai.Đa u tuỷ xương (ĐUTX, Kahler) là một bệnh lý tạo máu ác tính, đặc trưng bởi sự tăng sinh các tương bào ác tính dẫn tới tăng sản xuất các paraprotein trong máu và/hoặc trong nước tiểu gây tổn thương các cơ quan khác [13,14,16].
Sự tăng sinh tương bào ác tính ảnh hưởng đến quá trình phát triển bình thường của các dòng tế bào máu như hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Sự phá hủy cấu trúc tủy xương dẫn đến các biến chứng loãng xương gẫy xương, tăng canxi máu và suy thận [13,14,16,54].
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00115 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Mức độ biểu hiện của bệnh ĐUTX rất rộng, từ không có triệu chứng đến những triệu chứng rầm rộ như xuất huyết, nhiễm trùng hay suy thận…. Các chỉ số tiên lượng quan trọng với bệnh là B2-Microglobumin, IL6; CRP, và chỉ số tương bào (plasma cell index) [13,14,16].
Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều phác đồ điều trị ĐUTX khác nhau như ghép tế bào gốc, MP, VAD, MPT, Thal-Dex, Bortezomid,…. Các thuốc điều hòa miễn dịch như thalidomide, lenalidomide, các chất ức chế proteasome (Bortezomid) bằng các cơ chế khác nhau hay phối hợp với các phác đồ cổ điển đã cải thiện tỷ lệ đáp ứng và giảm tỷ lệ tái phát sớm của bệnh. Ghép tế bào gốc tự thân được điều kiện hóa bởi melphalan cải thiện đáng kể tỷ lệ sống trên 10 năm lên tới khoảng 60% ở nhóm bệnh nhân tiên lượng tốt đã mở ra hy vọng điều trị được bệnh này, tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng đủ điều kiện để ghép tế bào gốc tạo máu[13,38,39].
Những phương pháp điều trị kể trên cùng với các thuốc hỗ trợ điều trị và giảm nhẹ các biến chứng ngày càng được áp dụng rộng rãi làm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ngày càng được cải thiện, đồng thời thời gian sống thêm không bệnh và thời gian sống thêm nói chung ngày càng cao. Mặc dù cho đến nay có nhiều phác đồ điều trị ĐUTX và cải thiện rất đáng kể triệu chứng và biến chứng, tuy nhiên bệnh hiện nay vẫn khó điều trị khỏi [14,54].
Một số thuốc điều trị mới cập nhật tuy có hiệu quả điều trị cao, nhưng rất đắt tiền (Bortezomide, Lenalidomide…), không phải trung tâm và bệnh nhân nào cũng có thể sử dụng, nhất là điều kiện những nước đang phát triển như nước ta. Điều kiện của hầu hết bệnh nhân còn khó khăn thì việc áp dụng những thuốc như trên thực sự không hề dễ dàng.
Phác đồ MP là phác đồ kinh điển được sử dụng từ nhiều năm nay mang lại hiệu quả khá cao, sự phối hợp thêm thalidomide càng cải thiện rõ rệt hiệu quả điều trị, MPT là phác đồ dễ sử dụng và tuân thủ, giá thành rất hợp lý đối với hầu hết người bệnh, đặc biệt ít tác dụng phụ đối với những bệnh nhân cao tuổi, không có hoặc không còn chỉ định ghép tế bào gốc tạo máu theo khuyến cáo của hiệp hội ung thư quốc gia Hoa kỳ NCCN [13,35,52,67]..
Ở nước ta số lượng bệnh nhân đủ điều kiện ghép tế bào gốc tạo máu chưa nhiều, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn thì phác đồ MPT là rất phù hợp và được đưa vào sử dụng rộng rãi. Phác đồ MPT thường được dùng cho bệnh nhân lớn tuổi (>60 tuổi), hoặc kháng lại các phác đồ điều trị hóa chất khác và không còn khả năng ghép tế bào gốc tạo máu [13,35,52,67].
Ở Việt Nam nghiên cứu về tác dụng và hiệu quả điều trị của phác đồ này còn chưa được thống kê, vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu kết quả ban đầu điều trị bệnh Đa u tủy xương bằng phác đồ MPT tại khoa Huyết học và Truyền máu- Bệnh viện Bạch Mai” với mục tiêu sau:
1. Đánh giá thay đổi lâm sàng, xét nghiệm và kết quả điều trị bệnh Đa u tủy xương bằng phác đồ MPT.
2. Nghiên cứu tác dụng phụ và một số yếu tố có liên quan đến kết quả điều trị.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 15
1.1. Sơ lược về lịch sử bệnh 15
1.2. Dịch tễ học 17
1.3. Bệnh nguyên, bệnh sinh 18
1.3.1. Bệnh nguyên 18
1.3.2. Cơ chế bệnh sinh 20
1.3.3. Hậu quả của bệnh lý 22
1.4. Triệu chứng lâm sàng 22
1.4.1. Đau xương 22
1.4.2. Tổn thương xương 23
1.4.3. Chèn ép tủy xương 23
1.4.4. Xuất huyết 23
1.4.5. Nhiễm trùng 23
1.4.6. Thiếu máu 24
1.4.7. Tăng Calci máu 24
1.4.8. Tăng độ nhớt huyết tương 24
1.4.9. Dấu hiệu thần kinh ngoại vi 24
1.5. Triệu chứng cận lâm sàng 25
1.5.1. Tế bào máu ngoại vi 25
1.5.2. Tủy đồ và sinh thiết tủy xương 25
1.5.3. Các chất chuyển hóa 26
1.5.4. Suy thận 26
1.5.5. Điện di miễn dịch cố định và điện di protein 27
1.5.6. Chẩn đoán hình ảnh 27
1.5.7. Các rối loạn khác 29
1.6. Chẩn đoán 29
1.6.1. Chẩn đoán xác định 29
1.6.2. Chẩn đoán giai đoạn 30
1.6.3. Chẩn đoán phân biệt 31
1.7. Điều trị 32
1.7.1. Điều trị đặc hiệu 32
1.7.2. Điều trị hỗ trợ 35
1.8. Tình hình nghiên cứu bệnh ĐUTX ở Việt Nam 36
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1. Đối tượng nghiên cứu 38
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 39
2.3. Vật liệu nghiên cứu 39
2.4. Phương pháp nghiên cứu 40
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 40
2.4.2. Nội dung nghiên cứu và các biến số nghiên cứu 40
2.4.3. Quy trình nghiên cứu 42
2.4.4. Các tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị ĐUTX 43
2.4.5. Xử lý số liệu 44
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu 44
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 46
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 46
3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân phân bố theo tuổi 46
3.1.2. Đặc điểm bệnh nhân phân bố theo giới: 46
3.1.3. Đặc điểm phân loại theo thể bệnh 47
3.1.4. Đặc điểm phân loại theo giai đoạn ISS 48
3.2. Kết quả điều trị bệnh nhân ĐUTX 49
3.2.1. Một số diễn biến lâm sàng 49
3.2.2. Một số diễn biến cận lâm sàng của bệnh 52
3.2.3. Đánh giá hiệu quả điều trị 61
3.3. Một số tác dụng phụ và bước đầu đánh giá một số yếu tố tiên lượng có
liên quan đến kết quả điều trị 63
3.3.1. Một số tác dụng phụ 65
3.3.2. Đánh giá một số yếu tố tiên lượng có liên quan đến hiệu quả điều trị .. 51
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 5?
4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu 57
4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới của nhóm đối tượng nghiên cứu: 57
4.1.2. Phân loại thể bệnh và giai đoạn bệnh 58
4.2. Đáp ứng điều trị của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 59
4.2.1. Đáp ứng lâm sàng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 59
4.2.2. Đáp ứng cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 61
4.2.3. Đánh giá kết quả điều trị của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 67
4.3. Nhận xét một số tác dụng phụ và bước đầu đánh giá một số yếu tố tiên
lượng có liên quan đến kết quả điều trị 69
4.3.1. Nhận xét một số tác dụng phụ của phác đồ MPT 69
4.3.2. Nhận xét bước đầu đánh giá một số yếu tố tiên lượng có liên quan
đến kết quả điều trị 71
KÉT LUẬN 74
KIÉN NGHỊ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Tiếng Việt:
1. Trần Tuấn Anh (2001), Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân chảy máu não khu vực dưới lều tiểu não, Luận văn Thạc sĩ Y học, Học viện Quân Y.
2. Nguyễn Văn Chương (2005), Thực hành lâm sàng thần kinh học, Nhà xuất bản Y Học.
3. Nguyễn Văn Chương (2006), Nghiên cứu lâm sàng và điều trị đột quỵ não tại khoa Nội Thần kinh Bệnh viện 103, Hội nghị khoa học chuyên ngành Đột quỵ toàn quân lần thứ 2, số đặc biệt, Tạp chí Y dược lâm sàng, 108 – 2006.
4. Nguyễn Văn Chương (2007) , “ Đột quỵ não”, Bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.
5. Nguyễn Thế Duy, Nguyễn Văn Thông (2000), Nhân 7 trường hợp xuất huyết thân não, Tạp chí thông tin Y dược, số chuyên đề 12/2000, 87-88.
6. Nguyễn Văn Đăng và cộng sự (1995), Điều tra dịch tễ học tai biến mạch máu não trong cộng đồng và bệnh viện, Công trình cấp Bộ 1984-1994.
7. Nguyễn Văn Đăng (1998), Tai biến mạch máu não, Nhà xuất bản Y học, tr 156-220.
8. Nguyễn Văn Đăng (2000), Tai biến mạch máu não, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội – 2000.
9. Phạm Thị Thu Hà, Lê Đức Hinh, Trần Ngọc Ân, Nhận xét một số đặc
điểm dịch tễ, lâm sàng của tai biến mạch máu não tại Bệnh viện E (2000 – 2001), Hội nghị KH lần 6 – Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội 12/2006.
10. Nguyễn Minh Hiện (1999), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính, các yếu tố nguy cơ và tiên lượng ở bệnh nhân chảy máu não., Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y.
11. Nguyễn Minh Hiện (2003), Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh CT.SCANNER và yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân chảy máu dưới lều tiểu não, Hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 47 năm thành lập chuyên khoa Thần kinh, chuyên đề: Những tiến bộ mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý mạch máu não, tr 141-145.
12. Nguyễn Minh Hiện, Phạm Đình Đài (2006), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nguyên nhân chảy máu não ở người lớn không có tiền sử tăng huyết áp, Tạp chí Y học lâm sàng – Bệnh viện Bạch Mai, số 10, 54 – 57.
13. Lê Đức Hinh (2002), Một số đặc điểm dịch tễ học về Tai biến mạch máu não tại Việt Nam. Hội thảo quốc tế lần thứ nhất Chuyên đề Tai biến mạch máu não, Bệnh viện Bạch Mai, tr 35.
14. Lê Đức Hinh và nhóm chuyên gia (2007), Tai biến mạch máu não. Hướng dân chan đoán và xử trí, Nhà xuất bản Y học.
15. Nguyễn Thy Hùng, Lê Văn Thành và cộng sự (1998), Nghiên cứu sơ bộ về dịch tễ và tai biến mạch máu não tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang và Kiên Giang, Hội nghị khoa học về Thần kinh học – Hà nội. 9 – 1998.
16. Hoàng Khánh (1996), Nghiên cứu mối liên quan giữa thời tiết và tai biến mạch máu não ở người trưởng thành tại Thừa Thiên Huế, Luận án Phó Tiến sĩ Y học , Đại học Y Hà Nội.
17. Hoàng Đức Kiệt (1998), Chẩn đoán X quang cắt lớp vi tính sọ não, Học viện Quân Y, Nhà xuất bản Y học.
18. Hồ Hữu Lương (1993) , Lâm sàng thần kinh, Nhà xuất bản Y học.
19. Hồ Hữu Lương(1998), Tai biến mạch máu não, Lâm sàng thần kinh tập 3, Nhà xuất bản Y học, 203-226.
20. Hồ Hữu Lương (2006), Chẩn đoán định khu thương tổn hệ thần kinh, Nhà xuất bản Y học.
21. Nguyễn Tiến Nam, Lê Văn Thính, (2008) , Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của chảy máu cầu não, Tạp chí Y học lâm sàng – Bệnh viện Bạch Mai số 31, 49-53.
22. Nguyễn Xuân Thản (1997), Chương trình chuẩn hóa định khu tổn thương hệ thần kinh, Học viện Quân Y, 3 – 32.
23. Nguyễn Xuân Thản (2001), Chảy máu não, Bệnh học Thần kinh, Học viện Quân Y, 52-60.
24. Nguyễn Xuân Thản (2004), Bệnh mạch máu não và tủy sống, Nhà xuất bản Y học, 124-167.
25. Lê Văn Thính, Lê Đức Hinh, Hoàng Đức Kiệt (1996), Một số đặc điểm lâm sàng và chụp cắt lớp vi tính ở bệnh nhân nhồi máu não, Y học Việt Nam, số 9, tr 22 – 25.
26. Lê Văn Thính, Bùi Thị Tuyến (2006): Một số nhận xét lâm sàng của chảy máu cầu não, Tạp chíy học lâm sàng – Bệnh viện Bạch Mai, số 10, 34-36.
27. Lê Văn Thính, Nguyễn Thị Thanh Vân (2006), Một số nhận xét về tình hình tai biến mạch máu não vùng hố sau tại khoa Thần kinh Bệnh Viện Bạch Mai trong 5 năm (2001-2005), Tạp chí Y học lâm sàng – Bệnh viện Bạch Mai, số 10, 34-36.
28. Nguyễn Văn Thông, Trần Duy Anh, Hoàng Minh Châu, Lê Quang Cường, Nguyễn Hoàng Ngọc, Nguyễn Thị Tâm, Lê Văn Trường, Võ
Văn Nho (2005), Đột quỵ não – Cấp cứu – Điều trị – Dựphòng, Nhà xuất bản Y học.
29. Lê Tự Quốc Tuấn , Phạm Văn Ý (2003), Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tai biến mạch máu não dưới lều: khảo sát tiền cứu 47 trường hợp, Tập 7, phụ bản của số 4 Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tr 48-54, 2003.
30. Bùi Thị Tuyến (1996), Góp phần nghiên cứu lâm sàng và hình ảnh chụp cắt lớp vi tính chảy máu não trên bệnh nhân cao huyết áp, Luận án Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
31. Bùi Quang Tuyển (1998), Phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh cộng hưởng từ, Các phương pháp chẩn đoán bổ trợ về thần kinh, Nhà xuất bản Y học; 253 – 259.
32. Daniel D. Trương, Lê Đức Hinh, Nguyễn Thi Hùng, (2004), Thần kinh học lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.
Recent Comments