Nghiên cứu mô hình bệnh tật giai đoạn sơ sinh tại bệnh viện đa khoa Phú Vang năm 2016
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở Nghiên cứu mô hình bệnh tật giai đoạn sơ sinh tại bệnh viện đa khoa Phú Vang năm 2016.Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có khoảng 2,7 triệu trẻ tử vong trong tháng đầu tiên, trong đó có đến một nửa tử vong xảy ra trong 24 giờ đầu tiên và 75% xảy ra trong tuần đầu tiên của cuộc đời. Số lượng trẻ sơ sinh tử vong trên toàn cầu đã giảm từ 5,1 triệu vào năm 1990 xuống còn 2,7 triệu vào năm 2015. Tuy nhiên tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh giảm chậm hơn so với trẻ từ 1 tháng đến dưới 5 tuổi (47% so với 58% trên toàn cầu). Mô hình này xảy ra hầu hết ở các nước có thu nhập thấp và trung bình [27].
MÃ TÀI LIỆU
|
DTCCS.0074 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Tại Việt nam, tử vong trẻ em dưới 1 tuổi đã giảm gần 3 lần từ 44,4‰ vào năm 1990 xuống còn 14,9‰ năm 2014, tử vong trẻ em dưới 5 tuổi giảm hơn một nửa từ 58‰ vào năm 1990 xuống còn xuống 22,4‰ năm 2014. Mặc dù đã có sự cải thiện rõ rệt về tình trạng sức khỏe bà mẹ, trẻ em nhưng vẫn còn có sự khác biệt khá lớn về tử vong mẹ, tử vong trẻ em và tử vong sơ sinh giữa các vùng, miền. Tử vong sơ sinh vẫn còn cao, chiếm đến 70% số tử vong trẻ em dưới 1 tuổi. Tuy tỷ suất tử vong mẹ và tử vong sơ sinh đã giảm mạnh, nhưng ước tính mỗi năm ở Việt Nam vẫn còn khoảng 580 – 600 trường hợp tử vong mẹ và khoảng trên 10.000 trường hợp tử vong sơ sinh [3].
Nguyên nhân gây nên tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao là do trẻ bị ngạt, chấn thương trong khi đẻ, đẻ non, đẻ thấp cân và các bệnh nhiễm khuẩn, trong khi đó những nguyên nhân này lại có thể phòng tránh được. Một trong những lý do của tử vong giai đoạn sơ sinh vẫn còn cao là chưa có sự kết hợp sản- nhi trong các bệnh viện.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Kiều Nhi về mô hình bệnh tật giai đoạn sơ sinh sớm tại Khoa Sản bệnh viện Trường Đại học Y – Dược Huế năm 2008 cho thấy mô hình bệnh tật giai đoạn sơ sinh khác nhau theo từng loại sơ sinh trong đó bệnh nhiễm trùng sơ sinh sớm qua đường mẹ – thai thường gặp nhất. Việc phân loại sơ sinh đủ tháng, đẻ non, già tháng theo tuổi thai và xác lập mô hình bệnh tật theo từng loại sơ sinh là vô cùng cần thiết và là yếu tố quyết định cho hiệu quả chăm sóc sơ sinh góp phần hạ thấp tỷ lệ tử vong [15].
Ngày 09 tháng 01 năm 2015, Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-BYT về việc tăng cường chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh nhằm giảm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh; Bộ Y tế đã yêu cầu các đơn vị khám chữa bệnh tăng cường sự phối hợp giữa chuyên khoa sản với chuyên khoa nhi và hồi sức cấp cứu trong chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh[3].
Trong thời gian qua Khoa Nhi cùng Khoa Sản bệnh viện đa khoa Phú Vang đã tiến hành chăm sóc sơ sinh theo mô hình kết hợp sản- nhi, bước đầu đã mang lại hiệu quả rõ rệt.
Để đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của trẻ sơ sinh ngày càng cao cũng như để giúp cho công tác định hướng phát triển y tế tuyến cơ sở, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu mô hình bệnh tật giai đoạn sơ sinh tại bệnh viện đa khoa Phú Vang năm 2016” với ba mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ sơ sinh bệnh lý và mô hình bệnh tật giai đoạn sơ sinh sớm của các trẻ sơ sinh sinh tại bệnh viện đa khoa Phú Vang.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến mô hình bệnh tật giai đoạn sơ sinh sớm.
3. Mô tả mô hình bệnh tật giai đoạn sơ sinh muộn tại bệnh viện đa khoa Phú Vang.
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………………… 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………….. 3
1.1. Các giai đoạn chu sinh và sơ sinh……………………………………………….. 3
1.2. Dự đoán, đánh giá, điều trị và tiên lượng trẻ sơ sinh có nguy cơ cao…………………………………………………………………………………………………….
4
1.3.Dịch tễ học các bệnh lý thường gặp giai đoạn sơ sinh………….. 11
1.4. Các nghiên cứu trong nước và trên thế giới về mô hình bệnh tật và tử vong sơ sinh……………………..………………………………
14
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………. 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………… 18
2.2. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………. 19
2.3. Xử lý số liệu………………………………………………………………………………….. 22
Chương 3: KẾT QUẢ………………………………………………………………………………. 23
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu………………………………………….. 23
3.2. Mô hình bệnh tật giai đoạn sơ sinh sớm……………………………………… 24
3.3. Một số yếu tố liên quan đến mô hình bệnh tật giai đoạn sơ sinh sớm 29
3.4. Mô hình bệnh tật giai đoạn sơ sinh muộn………………………………….. 33
Chương 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………………………. 37
4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu………………………………………….. 37
4.2. Mô hình bệnh tật giai đoạn sơ sinh sớm………………………………. 38
4.3. Một số yếu tố liên quan đến mô hình bệnh tật giai đoạn sơ sinh sớm…………………………………………………..…………………….. 41
4.4. Mô hình bệnh tật giai đoạn sơ sinh muộn……………………………….. 43
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………………….. 46
KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………………. 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
NỘI DUNG
Trang
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi 23
Bảng 3.2. Phân bố theo giới 23
Bảng 3.3. Phân bố sơ sinh theo tuần thai 24
Bảng 3.4. Phân bố tình hình bệnh lý sơ sinh giai đoạn sơ sinh sớm 24
Bảng 3.5. Phân bố tình hình bệnh lý sơ sinh theo phân loại sơ sinh 25
Bảng 3.6. Phân bố tình hình bệnh tật giai đoạn sơ sinh sớm 26
Bảng 3.7. Phân bố tình hình bệnh tật theo phân loại sơ sinh đẻ non 27
Bảng 3.8. Phân bố tình hình bệnh tật theo phân loại sơ sinh đủ tháng 27
Bảng 3.9. Phân bố tình hình bệnh tật theo phân loại sơ sinh già tháng 28
Bảng 3.10. Một số yếu tố nguy cơ trong thời kỳ mang thai của mẹ 29
Bảng 3.11. Liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ trong thời kỳ mang thai của mẹ với với nhiễm trùng sơ sinh sớm 30
Bảng 3.12. Một số yếu tố nguy cơ trong cuộc đẻ 31
Bảng 3.13. Liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ trong cuộc đẻ với nhiễm trùng sơ sinh sớm 32
Bảng 3.14. Tỷ lệ sơ sinh bệnh lý giai đoạn sơ sinh muộn 33
Bảng 3.15. Phân bố tình hình bệnh lý sơ sinh giai đoạn sơ sinh muộn 33
Bảng 3.16. Phân bố tình hình bệnh tật giai đoạn sơ sinh muộn 34
Bảng 3.17. Phân bố tình hình bệnh tật giai đoạn sơ sinh muộn theo phân loại sơ sinh đủ tháng 35
Bảng 3.18. Phân bố tình hình bệnh tật giai đoạn sơ sinh muộn theo phân loại sơ sinh già tháng 36
Recent Comments