Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và kết quả điều trị hạ thân nhiệt trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Luận văn Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và kết quả điều trị hạ thân nhiệt trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương.Hạ thân nhiệt ở trẻ em là triệu chứng thường gặp, đặc biệt ở trẻ sơ sinh non tháng và cân nặng thấp. Nguyên nhân của triệu chứng gồm nhiều yếu tố: môi trường, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, rối loạn chuyển hóa… thậm chí do bất cẩn trong công tác khám và điều trị, ngay cả khi để bệnh nhân lạnh trong quá trình làm thủ thuật hoặc truyền dịch lạnh.
Tùy theo mức độ hạ thân nhiệt mà gây ra các hậu quả khác nhau trên lâm sàng và xét nghiệm. Mức độ hạ thân nhiệt nặng là rối loạn trao đổi chất dẫn đến suy chức năng các tạng, có thể dẫn tới tử vong. Cần có phát hiện sớm và điều trị thích hợp giúp làm giảm bớt rối loạn chuyển hóa, hạn chế suy chức năng các cơ quan, kết hợp điều trị bệnh chính có thể hồi phục được sức khỏe cho bệnh nhân.
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00047 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Tỉ lệ hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh lúc nhập viện ở Việt Nam cũng như các nước đang phát triển còn cao. Ở Việt Nam, theo Tô Thanh Hương (1981) thấy có 31,8% trẻ sơ sinh bị hạ thân nhiệt lúc nhập viện [3]. Theo Phạm Văn Thắng, Phạm Văn Dương, Vũ Thị Thuỷ (2005) thấy 43,28% trẻ sơ sinh bị hạ thân nhiệt khi đến bệnh viện [5]. Ở Brazil, Argentina, Ân Độ, Nepal, Nigeria tỉ lệ trẻ sơ sinh hạ thân nhiệt nhập viện từ 31 đến 85% [14], [18], [28], [32], [35].
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng: Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh lúc nhập viện là yếu tố độc lập và làm tăng nguy cơ tử vong. Theo Phạm Thị Xuân Tú (2009) nghiên cứu trên đối tượng trẻ sơ sinh bị bệnh màng trong thấy: nguy cơ tử vong của nhóm trẻ sơ sinh non yếu có hạ thân nhiệt so với trẻ sơ sinh non yếu không hạ thân nhiệt cao gấp 3 lần [6]. Theo S.M. da Mota Silveira và cs (2003) nghiên cứu 320 trẻ sơ sinh nhập IMIP, Recife, Brazil thấy hạ thân nhiệt sơ sinh lúc nhập viện là một yếu tố nguy cơ độc lập, quan trọng trong tử vong sơ sinh [14].
Theo Tổ chức Y tế thế giới: Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh chủ yếu do thiếu hiểu biết hơn là do thiếu trang thiết bị ủ ấm [41].
Nghiên cứu về hạ thân nhiệt nhằm nâng cao hiểu biết cho cán bộ y tế và góp phần giảm tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh hạ thân nhiệt và góp phần giảm tỉ lệ tử vong trẻ em nói chung.
Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu một cách hệ thống về dịch tễ, lâm sàng và điều trị hạ thân nhiệt. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và kết quả điều trị hạ thân nhiệt trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương” với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của trẻ hạ thân nhiệt lúc nhập Bệnh viện Nhi Trung ương.
2. Nhận xét kết quả điều trị hạ thân nhiệt ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Khái niệm Hạ thân nhiệt ở trẻ em 3
1.1.1. Định nghĩa: 3
1.1.2. Dịch tễ học hạ thân nhiệt ở trẻ em 4
1.1.3. Nguyên nhân hạ thân nhiệt ở trẻ em 6
1.1.4. Dụng cụ và cách đo thân nhiệt trẻ em 7
1.2. Sinh lý bệnh hạ thân nhiệt ở trẻ em 10
1.2.1. Điều hòa thân nhiệt 10
1.2.2. Hạ thân nhiệt 15
1.3. Lâm sàng và CLS hạ thân nhiệt đơn thuần ở trẻ em 19
1.3.1. Biểu hiện lâm sàng 19
1.3.2. Cận lâm sàng 20
1.4. Chẩn đoán: 25
1.4.1. Chẩn đoán xác định Hạ thân nhiệt đơn thuần 25
1.4.2. Chẩn đoán phân biệt 25
1.5. Điều trị hạ thân nhiệt 26
1.5.1. Kỹ thuật chủ động làm ấm cơ thể 27
1.5.2. Kinh nghiệm lâm sàng 31
1.5.3. Các biến chứng 32
1.5.4. Theo dõi điều trị 32
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. Đối tượng nghiên cứu 33
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 33
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 33
2.2. Thời gian, Địa điểm nghiên cứu 33
2.3. Phương pháp nghiên cứu 33
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 33
2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 33
2.3.3. Nội dung nghiên cứu 34
2.3.4. Các biến nghiên cứu 36
2.4. Phương pháp thu thập thông tin 38
2.5. Xử lý số liệu 38
2.6. Sai số và khắc phục 39
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu 40
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ MẶT DỊCH TỄ HỌC: 41
3.1.1. Tỉ lệ trẻ hạ thân nhiệt lúc nhập viện 41
3.1.2. Tuổi: 42
3.1.3. Sơ sinh: 42
3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo giới 43
3.1.5. Tử vong ở trẻ hạ thân nhiệt lúc nhập viện: 43
3.1.6. Phân bố bệnh nhân theo mùa 44
3.1.7. Khoảng cách vận chuyển bệnh nhân 45
3.1.8. Chẩn đoán lúc nhập viện: 45
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG HẠ THÂN NHIỆT TRẺ EM 46
3.2.1. Mức độ hạ thân nhiệt 46
3.2.2. Cân nặng trẻ sơ sinh 46
3.2.3. Lâm sàng hạ thân nhiệt ở trẻ em 47
3.2.4. Nhịp thở theo độ tuổi 48
3.2.5. Nhịp tim theo độ tuổi 48
3.2.6. Tình trạng ý thức 49
3.3. ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG HẠ THÂN NHIỆT TRẺ EM 49
3.3.1. Các biến đổi trong công thức máu ngoại vi ở bệnh nhi hạ thân nhiệt
lúc nhập viện 49
3.3.2. Các xét nghiệm SHM của bệnh nhân hạ thân nhiệt lúc nhập viện … 50
3.3.3. Chụp Xquang phổi ở bệnh nhân hạ thân nhiệt lúc nhập viện 51
3.4. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HẠ THÂN NHIỆT TRẺ EM 51
3.4.1. Phân tích đơn biến theo nguy cơ tử vong của trẻ hạ thân nhiệt 51
3.4.2. Phân tích đa biến 56
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 57
4.1. DỊCH TỄ HỌC HẠ THÂN NHIỆT LÚC NHẬP VIỆN 57
4.1.1. Tỉ lệ hạ thân nhiệt lúc nhập viện 57
4.1.2. Tuổi 58
4.1.3. Giới tính 59
4.1.4. Tử vong do hạ thân nhiệt lúc nhập viện 59
4.1.5. Phân bố theo mùa 60
4.1.6. Khoảng cách vận chuyển bệnh nhân 61
4.1.7. Chẩn đoán lúc nhập viện 61
4.2. LÂM SÀNG 61
4.2.1. Mức độ hạ thân nhiệt 61
4.2.2. Cân nặng trẻ sơ sinh 62
4.2.3. Rối loạn chức phận sống 62
4.2.4. Nhịp thở theo độ tuổi 62
4.2.5. Nhịp tim theo độ tuổi 62
4.2.6. Tình trạng ý thức 63
4.3. CẬN LÂM SÀNG Ở TRẺ HẠ THÂN NHIỆT LÚC NHẬP VIỆN 63
4.4. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HẠ THÂN NHIỆT 64
4.4.1. Phân tích đơn biến theo nguy cơ tử vong ở trẻ có hạ thân nhiệt 64
4.4.2 Phân tích đơn biến kết quả điều trị trẻ có hạ thân nhiệt 65
4.4.2 Phân tích đa biến logistic kết quả điều trị trẻ có hạ thân nhiệt 66
4.5. Một số hạn chế của đề tài 66
KẾT LUẬN 67
KIẾN NGHỊ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Tiếng Việt
1. Bộ Y Tế và Tổ chức Y tế thế giới (2009). “Rối loạn thân nhiệt”, Xử trí các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. NXB Thống kê, tr. 68-74.
2. Trịnh Bỉnh Duy (2006). “Điều nhiệt”. Giáo trình Sinh lý học, tập 1. NXB Y học, tr. 91-100.
3. Tô Thanh Hƣơng, Nguyễn Thị Nga (1981). “Tình hình tử vong trƣớc 24 giờ tại khoa Sơ sinh Viện Bảo vệ Sức khỏe trẻ em trong 3 năm 1977-1979”. Báo cáo Hội nghị ngành Nhi, tr. 44-50.
4. Lƣơng Thị San (2010). “Rối loạn thân nhiệt”, Thực hành cấp cứu Nhi khoa, NXB Y học, tr. 202-205.
5. Phạm Văn Thắng, Phạm Văn Dƣơng, Vũ Thị Thủy (2005). “Nghiên cứu tử vong trẻ em trƣớc 24 giờ tại các bệnh viện ở Hải Phòng trong 2 năm (9/2001-8/2003)”. Tạp chí Nghiên cứu Y học phụ trương 35 (2) – 2005, tr. 170-174.
6. Phạm Thị Xuân Tú (2009). “Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh và một số yếu tố ảnh hƣởng đến tử vong của bệnh”. Tạp chí Nhi khoa – Hội Nhi khoa Việt Nam. Tập 2, số 1, tháng 3, 2009, tr. 19-26
Recent Comments