Nghiên cứu phương pháp ước lượng cân nặng thai, tuổi thai bằng siêu âm hai, ba chiều

Luận án Nghiên cứu phương pháp ước lượng cân nặng thai, tuổi thai bằng siêu âm hai, ba chiều.Trọng lượng trẻ sinh ra là hệ quả phối hợp của sự phát triển các phần thai và tuổi thai. Đánh giá trọng lượng theo tuổi thai cực kỳ quan trọng bởi chúng là những yếu tố quyết định chính để thầy thuốc có chủ định nên tiếp tục hay đình chỉ thai nghén sao cho có lợi cho mẹ và thai. Cũng bởi thực tế có mối liên hệ chặt chẽ giữa các yếu tố: cân nặng thai, tuổi thai, tỉ lệ tử vong, tỉ lệ bệnh tật và chất lượng dân số. Trẻ có cân nặng lớn sẽ liên quan biến chứng lúc sinh, tăng nguy cơ béo phì [43].

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00279

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Trọng lượng trẻ sinh ra mang tính đặc trưng của từng sắc tộc. Hình thức nhân chủng học của một dân tộc có tính đặc hiệu chi phối bởi di truyền 65 – 87% [23]. Trẻ da đen có chân dài mình ngắn trên cân nặng sinh ra cũng khác so với trẻ da trắng [39]. Đường kính lưỡng đỉnh (ĐKLĐ) tương ứng tuổi thai giữa thai Châu Âu và Việt Nam sai khác nhiều [3], [7]. Cùng một giá trị đường kính lưỡng đỉnh nhưng chiều dài xương đùi (CDXĐ) của thai Châu Âu lớn hơn Việt Nam [7]. Chiều dài các xương dài của chi có giá trị tuyệt đối khác nhau có ý nghĩa [6].

Trọng lượng trẻ sinh ra cũng thay đổi theo thời điểm. Tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến trọng lượng trẻ sinh ra [6] bởi nó ảnh hưởng thái độ, kiến thức, điều kiện chăm sóc thai kỳ của bà mẹ [76]. Sự khác biệt về dinh dưỡng và hệ thống chăm sóc sức khoẻ dẫn đến sự khác biệt về chiều dài và cân nặng dân số [28]. Johar cho rằng tăng đáng kể tỉ lệ trẻ sinh > 4000g từ 14, 15 năm qua [61]. Trọng lượng trung bình trẻ sơ sinh 40 tuần ở Việt Nam qua các năm 1985, 1995, 1998, 2001 là 3123g, 3024 – 3100g, 3184g và 3200g [3], [11],[17],[1],[13].

Cả hai công trình của Campbell, Newman và Varma đều trên người Anh công bố cách nhau 2 năm nhưng có sự chênh lệch ĐKLĐ 2,7mm – 4mm ở thai 33 tuần [7]. Tại Việt Nam sau 11 năm tiến hành nghiên cứu tương tự ĐKLĐ chênh lệch 0,4 – l,6mm lúc thai 32, 36 tuần [7].

Chính những yếu tố đặc trưng của mỗi dân tộc nên không thể lấy biểu đồ phát triển, tuổi thai qua các số đo vào công thức tính cân nặng thai qua các số đo siêu âm của nước này dùng cho nước khác. Chính vì yếu tố đặc trưng về thời điểm nên sau mỗi khoảng thời gian các nước phải làm lại biểu đồ của mình. Ở Mỹ từ năm 1900 đến năm 2000 đã thực hiện 4 lần nghiên cứu.

Cùng với sự thay đổi xã hội là sự tiến bộ rất nhanh của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh trong đó có siêu âm. Siêu âm ba chiều xuất hiện từ năm 1991. Một số nước có rất nhiều công trình nghiên cứu đánh giá hiệu quả ước lượng cân nặng thai qua siêu âm ba chiều đơn giản và chính xác qua đo thể tích cánh tay và thể tích đùi [91], [98], [106]. Tại Việt Nam máy siêu âm ba chiều đã xuất hiện khá rộng rãi đến các thành phố tỉnh huyện thị… Tuy nhiên bác sỹ chỉ dùng nó như phương tiện hữu hiệu để khảo sát tật thai, cũng bởi Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả ước lượng cân nặng thai qua các số đo thể tích cánh tay và thể tích đùi trên siêu âm ba chiều.

Mong muốn của nghiên cứu này nhằm chọn lọc được phương pháp tính cân nặng thai, tuổi thai qua các số đo trên siêu âm sao cho đơn giản, dễ thực hiện, chính xác, phù hợp thời điểm và gần với điều kiện hiện có của cơ sở chẩn đoán.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu 1: Nghiên cứu ước lượng cân nặng thai nhi bằng siêu âm hai chiều và ba chiều.

1.1. Xác định mối tương quan cao giữa các số đo từng phần hoặc kết hợp nhiều phần của thai nhi bằng siêu âm và cân nặng thai.

1.2. Lập biểu đồ phát triển cân nặng thai thông qua các số đo có mối tương quan cao được chọn lọc để áp dụng lâm sàng.

Mục tiêu 2: Nghiên cứu ước lượng tuổi thai nhi bằng siêu âm hai và ba chiều

2.1. Xác định mối tương quan cao giữa các số đo từng phần hoặc kết hợp nhiều phần của thai nhi bằng siêu âm và tuổi thai.

2.2. Lập biểu đồ phát triển tuổi thai thông qua các số đo có mối tương quan cao được chọn lọc để áp dụng lâm sàng. 

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1. TÁC ĐỘNG SINH HỌC CỦA SIÊU ÂM 4

1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP SIÊU ÂM ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CHẨN

ĐOÁN 5

1.2.1. Phương pháp A 5

1.2.2. Phương pháp B 5

1.2.3. Phương pháp chuyển động theo thời gian – TM 5

1.2.4. Phương pháp siêu âm nhìn hình ảnh tức thì 5

1.2.5. Siêu âm sử dụng hiệu ứng Doppler 5

1.2.6. Siêu âm ba chiều 6

1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG TRỌNG LƯỢNG THAI 8

1.3.1. Phương pháp ước lượng cân nặng thai ngoài siêu âm 10

1.3.2. Các phương pháp ước lượng cân nặng thai bằng siêu âm 11

1.3.3. Các phương pháp tính tuổi thai 23

1.3.4. Kiểm định kết quả 31

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 32

2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 32

2.2.1. Tiêu chuẩn chọn lọc 32

2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 32

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 33

2.3.2. Số lượng đối tượng 33

2.3.3. Các biến số dùng trong nghiên cứu 34

2.3.4. Quá trình thu thập số liệu 34

2.3.5. Kiểm định độ chính xác của phương pháp được chọn lọc 36

2.3.6. Chỉ tiêu đánh giá có liên quan đến nghiên cứu 38

2.3.7. Đạo đức trong nghiên cứu 39

2.3.8. Sơ đồ nghiên cứu 40

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41

3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 41

3.1.1. Đặc điểm thai phụ 41

3.1.2. Phương pháp siêu âm được áp dụng cho thai phụ: 42

3.1.3. Đặc điểm của trẻ sơ sinh 42

3.1.4. Đánh giá hệ số Kappa trước khi thu thu thập số liệu 43

3.1.5. Khảo sát tính phân phối chuẩn các số đo của thai 45

3.2. ƯỚC LƯỢNG CÂN NẶNG THAI DỰA VÀO SIÊU ÂM HAI CHIềU.. 48

3.2.1. Ước lượng cân nặng thai dựa vào một số đo 48

3.2.2. Xác định cân nặng thai qua các số đo kết hợp trên siêu âm hai chiều 57

3.2.3. Tương quan giữa các phương trình tiên đoán tối ưu với cân nặng

thai thực tế sau sinh 59

3.3. ƯỚC LƯỢNG CÂN NẶNG THAI DỰA VÀO SIÊU ÂM BA CHIỀU 60

3.3.1. Ước lượng cân nặng thai dựa vào một số đo 60

3.3.2. Ước lượng cân nặng thai trên siêu âm ba chiều kết hợp siêu âm hai chiều.. 64

3.3.3. Tương quan giữa các phương trình tiên đoán dựa trên siêu âm hai

chiều và ba chiều với cân nặng thực tế sau sinh 67

3.4. ƯỚC LƯỢNG TUỔI THAI DỰA VÀO CÁC Số ĐO CủA THAI …68

3.4.1. Ước lượng tuổi thai dựa vào siêu âm hai chiều 68

3.4.2. Các phương trình hồi quy ước lượng tuổi thai dựa vào các số đo

kết hợp trên siêu âm hai chiều 76

3.4.3. Tương quan giữa các phương trình ước lượng tuổi thai với tuổi

thai thực tế 78

3.5. ƯỚC LƯỢNG TUỔI THAI DỰA VÀO CÁC Số ĐO TRÊN SIÊU ÂM BA

CHIỀU 79

3.5.1. Ước lượng tuổi thai dựa vào siêu âm ba chiều một số đo 79

3.5.2. Các phương trình hồi quy ước lượng tuổi thai dựa vào các số đo

kết hợp trên siêu âm ba chiều và hai chiều 83

3.5.3. Tương quan giữa các phương trình ước lượng tuổi thai với tuổi

thai thực tế 85

3.6. GIÁ TRỊ ƯỚC LƯỢNG CÂN NẶNG VÀ TUỔI THAI CỦA CÁC

PHƯƠNG TRÌNH TỐI ƯU 85

3.6.1. Giá trị ước lượng cận nặng của các phương trình tối ưu 85

3.6.2. Giá trị ước lượng tuổi thai của các phương trình tối ưu 87

Chương 4: BÀN LUẬN 89

4.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 89

4.1.1. Đối tượng tham gia nghiên cứu: 89

4.1.2. Tính chính xác khi chọn đối tượng nghiên cứu 90

4.1.3. Thiết kế nghiên cứu: 91

4.1.4. Xử lý thống kê: 94

4.2. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 96

4.2.1. Đặc điểm cơ bản 97

4.2.2. So sánh giá trị trung bình các số đo của thai với các tác giả khác

trong ước lượng cân nặng thai trên siêu âm hai chiều 98

4.2.3. So sánh giá trị trung bình các số đo của thai với các tác giả khác

trong ước lượng tuổi thai trên siêu âm hai chiều 104

4.2.4. So sánh giá trị trung bình các số đo của thai với các tác giả khác

trong ước lượng tuổi thai trên siêu âm ba chiều 108

4.3. BÀN LUẬN GIÁ TRỊ ƯỚC LƯỢNG CÂN NẶNG CỦA CÁC

PHƯƠNG TRÌNH TỐI ƯU 110

4.3.1. Giá trị ước lượng cân nặng trên Siêu âm hai chiều 110

4.3.2. Giá trị ước lượng cân nặng của các phương trình tối ưu trên siêu

âm ba chiều có kết hợp siêu âm hai chiều 115

4.4. BÀN LUẬN GIÁ TRỊ CÁC PHƯƠNG TRÌNH TỐI ƯU ĐƯỢC

CHỌN LỌC ĐỂ ƯỚC LƯỢNG TUỔI THAI 117

4.4.1. Kiểm định mô hình ước lượng tuổi thai của các phương trình tối

ưu được chọn lọc dựa trên các số đo siêu âm hai chiều 117

4.4.2. Kiểm định mô hình ước lượng tuổi thai của các phương trình tối ưu

trên đã được chọn lọc dựa trên siêu âm ba chiều kết hợp siêu âm hai chiều 118

KẾT LUẬN 120

KIẾN NGHỊ 121

TÍNH MỚI TRONG NGHIÊN CỨU 122

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Cảnh Chương (1999), “Nghiên cứu một số chỉ số hình thái ở sơ sinh đủ tháng Việt Nam”, Tạp chí thông tin y dược, Tháng 12 – 1999, tr. 125.
2. Trần Danh Cường (2005), “Thực hành siêu âm ba chiều trong sản khoa”, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 21 – 25.
3. Phan Trường Duyệt (1985), “Ứng dụng siêu âm để chẩn đoán tuổi thai và cân nặng thai trong tử cung”, Luận án Phó tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Phan Trường Duyệt (1995), “Kỹ thuật siêu âm và ứng dụng trong sản phụ khoa”, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
5. Phan Trường Duyệt (2003), “Nghiên cứu một số phương pháp siêu âm để chẩn đoán cân nặng thai trong tử cung”, Y học thực hành 1 – 2003, tr, 12 – 14.
6. Phan Trường Duyệt (2003), “Nghiên cứu một số chỉ số đo thai bình thường từ 14 đến 30 tuần bằng siêu âm để ứng dụng chẩn đoán trước sinh”, Đề tài cấp bộ.
7. Nguyễn Đức Hinh (1996), “Góp phần nghiên cứu biểu đồ phát triển đường kính lưỡng đỉnh và chiều dài xương đùi đo bằng siêu âm của thai trên 30 tuần”, Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
8. Lê Hoàng (2008), “Nghiên cứu sự phát triển của thai nhi bình thường trong tử cung thông qua một số số đo siêu âm”, Luận án tiến sĩ y khoa, trường đại học Y Hà Nội.9. Bùi Thái Hương (1983), “Ước lượng cân nặng thai nhi trong lúc chuyển sinh”, Tiểu luận tốt nghiệp sơ bộ chuyên khoa sản, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
10. Nguyễn Thị Thúy Hương, Phan Quang Hiếu (1988), “Toán đồ ướclượng cân nặng thai nhi trong chuyển dạ ngôi chỏm”, Báo cáo khoa học Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
11. Nguyễn Thị Ngọc Khanh (1999), “Góp phần tìm hiểu một số đặc điểm hình thái của phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh”, Tạp chí thông tin Y Dược, tháng 12, tr. 76 – 77.
12. Đỗ Kính (1988), “Phôi thai học người”, Bộ môn mô học, phôi thai học, Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản y học.
13. Mai Ngọc Lan (2002), “Nghiên cứu một số chỉ số nhân trắc học của các bà mẹ có thai đủ tháng bình thường và sơ sinh bình thường”, Luận văn
bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội. 14. Đinh Thị Hiền Lê (2000), “Nghiên cứu phương pháp đo chiều dài đầu
mông bằng siêu âm để chẩn đoán tuổi thai trong 3 tháng đầu”, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Huỳnh Mai (1995), “Sai biệt giữa ước lượng cân nặng thai và trọng lượng sơ sinh trong ngôi mông”, Tiểu luận tốt nghiệp chuyên khoa cấp I, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
16. Phạm Thị Thanh Nguyệt (2000), “Ước lượng cân nặng thai nhi qua các số đo của thai trên siêu âm”, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
17. Phan Văn Quý (1995), “Dự đoán cân nặng thai nhi trong chuyển dạ qua các số đo của bà mẹ”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 15 – 20.18. Dương Đình Thiện (2004), Dịch tễ học lâm sàng, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 13.
19. Nguyễn Thị Bích Thủy (2002), “Nghiên cứu mối tương quan giữa tuổi thai 12-30 tuần với đường kính lưỡng đỉnh và chiều dài xương đùi đo bằng siêu âm”, Luận văn thạc sĩ y học, trường đại học Y Hà Nội.
20. Nguyễn Thị Minh Trang (2009), “Vai trò siêu âm và lâm sàng trong ước lượng cân nặng thai từ 37 đến 42 tuần”, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
21. Nguyễn Xuân Trang (2010), “Xây dựng biểu đồ phát triển thai nhi trong tử cung qua các số đo siêu âm”, Luận văn thạc sĩ y học, trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
22. Dương Đình Trọng (1998), “Phôi thai học người”, Bộ môn mô phôi Học viện Quân Y, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân.
23. Nguyễn Văn Tuấn (2004), “Chiều cao của người Việt”, http.//www ykhoanet.com/congtacvien/nguyenvantuan/nvt-chieucaonguoiviet ht

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/