Nghiên cứu sử dụng vạt sụn kết mạc trong tạo hình mi sau cắt bỏ ung thư mi

Luận án Nghiên cứu sử dụng vạt sụn kết mạc trong tạo hình mi sau cắt bỏ ung thư mi.Ung thư (UT) mi là một bệnh thường gặp trên lâm sàng, chiếm một tỷ lệ cao trong bệnh cảnh các UT của nhãn cầu, mi và hốc mắt, chiếm khoảng 15% các UT đầu mặt cổ. Tại Mỹ, có khoảng 5% đến 10% các UT da biểu hiện ở mi mắt [82], [83]. Biểu hiện lâm sàng UT mi hết sức đa dạng, phong phú, từ kín đáo như những vảy tiết ở bờ mi hay rụng lông mi đến những biểu hiện lâm sàng rõ rệt mà bằng mắt thường có thể nhìn thấy được. Hơn nữa, bệnh cũng đa dạng về thể loại, đa dạng về vị trí, về kích thước. Các loại UT mi hay gặp là UTBM tế bào đáy, UTBM tế bào vảy, UTBM tuyến bã, UHT ác tính [92]. Tỉ lệ của các loại UT thay đổi theo chủng tộc [123]. Trong thực tế có khá nhiều trường hợp việc chẩn đoán không dễ dàng vì biểu hiện của u lúc ban đầu thường kín đáo, không rõ ràng, khó phân biệt giữa u và viêm. Có những dấu hiệu sớm thường ít gây được sự chú ý của bệnh nhân và cả thầy thuốc lâm sàng, chính vì vậy có nhiều trường hợp bệnh nhân đến khám ở những giai đoạn khối u đã phát triển [2], [82].

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00327

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Phương pháp điều trị UT mi phụ thuộc vào loại UT, vị trí và kích thước của khối u, mức độ xâm lấn của khối u mi vào tổ chức xung quanh. Ngoài ra, việc lựa chọn phương pháp điều trị còn phụ thuộc vào lứa tuổi của bệnh nhân, tình trạng sức khoẻ, sự phối hợp điều trị của bệnh nhân [81].

Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về những phương pháp điều trị UT mi. Các tác giả lựa chọn phương pháp điều trị như tia xạ, lạnh đông, laser, thuốc, phẫu thuật hay phối hợp các phương pháp này với nhau. Tuy vậy, phương pháp phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ khối u có kiểm soát mô bệnh học bờ mép cắt hiện nay vẫn là lựa chọn đầu tiên trong thực hành lâm sàng. Hiện nay, với sự tiến bộ trong chẩn đoán mô bệnh học, xét nghiệm nhanh, phương pháp vi bản đồ Mohs [64] đã giúp cho việc điều trị UT mi được hiệu quả, giảm tỷ lệ tái phát của UT mi [80].

Một trong những khó khăn gặp phải khi tiến hành phẫu thuật tạo hình mi sau cắt bỏ khối UT mi rộng là đảm bảo được giải phẫu của mi, đảm bảo được chức năng sinh lý của mi. Khi tiến hành phẫu thuật tạo hình mi đòi hỏi phải tạo hình được đầy đủ các lớp giải phẫu của mi, đảm bảo được các chức năng sinh lý của mi như chức năng che phủ, nhắm và mở mắt, chế tiết nước mắt và không làm ảnh hưởng đến bề mặt nhãn cầu.

Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển kinh tế, sự thay đổi về môi trường sống, sự tiến bộ về y học, sự tăng dân số, tuổi thọ trung bình tăng lên, tỷ lệ bệnh UT được phát hiện trong đó có UT mi cũng tăng lên. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân UT mi đến khám và điều trị ở những giai đoạn muộn khi khối u đã phát triển. Nghiên cứu tạo hình mi sau cắt bỏ một khối UT lớn trở nên một vấn đề cần thiết và nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu các phương pháp tạo hình mi khác nhau như sử dụng mảnh sụn bờ mi, ghép niêm mạc cứng của vòm miệng, ghép vạt sụn kết mạc cho lớp sâu của mi. Mỗi phương pháp có những ưu điểm và hạn chế riêng, việc sử dụng vạt sụn kết mạc để tạo hình lớp sâu của mi, đặc biệt trong tạo hình mi trên với tổn thương khuyết mi rộng có những ưu điểm nhất định. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này nhằm mục tiêu:

1. Đánh giá kết quả của phương pháp sử dụng vạt sụn kết mạc sau cắt bỏ ung thư mi.

2.  Phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu th

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 7

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 8

1.1. Đại cương về giải phẫu thực hành của mi mắt 8

1.2. Đặc điểm lâm sàng – Mô bệnh học một số loại ung thư biểu mô mi 8

1.2.1. Ung thư biểu mô tế bào đáy  8

1.2.2. Ung thư biểu mô tế bào vảy 9

1.2.3. Ung thư biểu mô tuyến bã  10

1.3. Những phương pháp điều trị ung thư mi 10

1.3.1 .Điều trị lạnh đông 10

1.3.2. Điều trị bằng Laser và quang động 11

1.3.3. Điều trị bằng tia xạ  11

1.3.4. Điều trị bằng hoá chất 11

1.3.5. Phương pháp phẫu thuật 11

1.3.5.1. Các phương pháp khám mô học các bờ của mép cắt 12

1.3.5.2. Các phương pháp phẫu thuật và tạo hình mi sau phẫu thuật cắt bỏ UT mi 12

1.3.5.3. Một số phương pháp tạo hình khuyết mi sau cắt bỏ UT mi [24] 13

1.3.5.4. Phương pháp ghép vạt sụn kết mạc 14

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

2.1. Đối tượng nghiên cứu 16

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 16

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 16

2.2. Phương pháp nghiên cứu 17

2.2.1. Loại hình nghiên cứu 17

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 17

2.2.3. Phương tiện nghiên cứu 17

2.2.4. Cách thức nghiên cứu 17

2.2.4.1. Khám lâm sàng 17

2.2.4.2. Các phương pháp khám cận lâm sàng hỗ trợ 18

2.2.4.3. Chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật 18

2.2.4.4. Chỉ định và kỹ thuật 19

2.2.4.5. Ghi nhận các diễn biến bất thường trong mổ và các xử trí 20

2.2.4.6. Theo dõi và chăm sóc hậu phẫu 20

2.2.4.7. Theo dõi kết quả sau mổ 20

2.2.4.8. Đánh giá kết quả 21

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25

3.1. Đặc điểm bệnh nhân  25

3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi và giới 25

3.1.2. Đặc điểm phân bố các loại UT mi 25

3.1.3. Đặc điểm của khối u và giới 25

3.1.4. Đặc điểm của vị trí tổn thương 25

3.1.5. Phân bố vị trí của UTBM  26

3.1.6. Phân bố các loại UT mi theo thời gian phát triển u 26

3.2. Kết quả của phẫu thuật dùng vạt sụn kết mạc 28

3.2.1. Kết quả giải phẫu 28

3.2.2. Chức năng của mi 30

3.2.3. Đánh giá chức năng thẩm mỹ 30

3.3. Biến chứng của phẫu thuật 31

3.3.1. U hạt sau phẫu thuật 31

3.3.2. Quặm sau phẫu thuật 33

3.3.3. Lông xiêu sau phẫu thuật 35

3.3.4. Tình trạng giác mạc 35

3.3.6. Một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật 37

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 39

4.1. Đặc điểm lâm sàng của ung thư biểu mô 39

4.1.1. Đặc điểm bệnh nhân của ung thư biểu mô mi (UTBM tế bào đáy, UTBM tuyến bã)  39

4.1.2. Đặc điểm của khối u 40

4.1.2.1. Thời gian phát hiện của từng loại UT 40

4.1.2.2. Kích thước của các loại UT 40

4.2. Kết quả của phẫu thuật dùng vạt sụn kết mạc 40

4.2.1. Kết quả giải phẫu 40

4.2.2. Tình trạng giải phẫu bờ mi 41

4.2.3. Chức năng che phủ nhãn cầu 41

4.2.5. Chức năng chế tiết nước mắt cơ bản 41

4.2.6. Khả năng thoát nước mắt 41

4.2.7. Kết quả thẩm mỹ của phương pháp ghép vạt sụn kết mạc  42

4.2.8. Biến chứng của phương pháp ghép vạt sụn kết mạc 42

4.2.9. Tái phát u 44

4.2.10. Hạn chế của phương pháp và chỉ định của phương pháp sử dụng vạt sụn kết mạc sau cắt bỏ UT

mi   44

4.3. Các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến kết quả của phẫu thuật dùng vạt

sụn kết mạc 44

4.3.1. Sự liên quan giữa vị trí của khối u và kết quả phẫu thuật 44

4.3.2. Sự liên quan giữa độ tuổi và vận động mi sau phẫu thuật 44

KẾT LUẬN 46

ĐÓNG GÓP MỚI CHO LUẬN ÁN 47

HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP CỦA LUẬN ÁN 48

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐẾN 49

LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 49 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
1. “Techniques and outcomes of large defects upper eyelid reconstruction”. Revue médicale – N1/2011.
2. “Kết quả về giải phẫu và chức năng sau cắt bỏ UT mi và tạo hình mi”. Tạp chí Nhãn khoa Việt Nam, số 17, 2010.
3. “Kết quả sử dụng vạt sụn kết mạc từ mi dưới tạo hình khuyết mi trên rộng”, Y học thực hành (783) số 9, 2011.TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Quốc Anh (2004), “Đặc điểm lâm sàng của u mi”, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà nội.
2. Phan Dẫn (1980), “Các bệnh vùng mi mắt”, Tập 1. Hà nội: Nhà xuất bản Y học.
3. Phan Dẫn, Phạm Trọng Văn (1998), “Phẫu thuật tạo hình mi mắt”. Hà nội: Nhà xuất bản y học.
4. Lê Thị Hợi, Võ Thế Sao (1976), “Ung thư biểu mô đáy có sắc tố của mi mắt”. Nhãn khoa thực hành. 5: pp. tr.85-89.
5. Lê Minh Thông(2005), “Sử dụng vạt sụn kết mạc trong tạo hình mi sau cắt bỏ ung thư mi.”. Tạp chí nhãn khoa Việt nam. 4: pp. tr.36-43.
6. Hoàng Anh Tuấn (2004), “Nghiên cứu mô bệnh học và một số đặc điểm lâm sàng ung thư mi tại Bệnh viện Mắt trung ương”, luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà nội, Hà nội

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/