Phân tích thực trạng sử dụng carbapenem tại Bệnh viện Bạch Mai

Luận văn thạc sĩ dược học Phân tích thực trạng sử dụng carbapenem tại Bệnh viện Bạch Mai.Trong vài thập kỷ gần đây, đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh đã trở thành mối lo ngại hàng đầu trong lĩnh vực y tế của nhiều quốc gia. Theo thống kê của Cơ quan Quản lý Dược phẩm Châu Âu (EMA), ước tính hàng năm có khoảng 25.000 trường hợp tử vong do nhiễm khuẩn vi khuẩn đa kháng thuốc và gánh nặng kinh tế của đề kháng kháng sinh lên đến 1,5 tỷ Euro mỗi năm [29]. Sự gia tăng các chủng vi khuẩn đa kháng thuốc trong bối cảnh nghiên cứu phát triển kháng sinh mới ngày càng hạn chế, làm cho việc điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn ngày càng khó khăn hơn.
Trong số các kháng sinh dự trữ, carbapenem là nhóm kháng sinh có hoạt phổ rộng, được ưu tiên sử dụng điều trị các nhiễm khuẩn nặng hoặc nhiễm khuẩn do vi khuẩn đa kháng gây ra. Tuy nhiên, vi khuẩn kháng carbapenem đã xuất hiện và gia tăng nhanh chóng. Đầu năm 2017, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra danh sách 12 vi khuẩn kháng thuốc đáng báo động, trong đó 3 vi khuẩn có mức cảnh báo cao nhất là Pseudomonas aeruginosa, Acinetobacter baumannii và họ Enterobacteriaceae kháng carbapenem [81]. Trong bối cảnh đó, lựa chọn kháng sinh hợp lý với liều lượng, cách dùng phù hợp là giải pháp quan trọng giúp giảm đề kháng kháng sinh, đồng thời, tối ưu hóa việc sử dụng thuốc trong thực hành lâm sàng.

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2022.00765

Giá :

Liên Hệ

0927.007.596


Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện có quy mô lớn nhất cả nước, với số lượng lớn bệnh nhân có bệnh cảnh phức tạp và nhiễm khuẩn nặng điều trị tại đây, khiến tình hình đề kháng kháng sinh luôn là mối quan tâm hàng đầu. Nghiên cứu từ năm 2011 của Nguyễn Thị Lệ Minh đã cho thấy, tỷ lệ giảm nhạy cảm của các chủng vi khuẩn phân lập tại các Khoa Hồi sức tích cực, Truyền Nhiễm và Huyết học của bệnh viện đã đạt mức 64% với imipenem và 62% với meropenem từ năm 2011 [5]. Sau khoảng 6 năm, tình hình đề kháng kháng sinh còn có thể nặng nề hơn, đặc biệt, trong bối cảnh vi khuẩn Gram âm đa kháng đang2 là mối lo ngại hàng đầu của các khoa lâm sàng tiếp nhận số lượng lớn bệnh nhân trong bệnh viện như Khoa Hồi sức tích cực và Trung tâm Hô hấp [9], [12]. Trong số các vi khuẩn này, vi khuẩn họ Enterobacteriacae kháng carbapenem đang nổi lên như một tác nhân gây bệnh nguy hiểm, khó điều trị và có thể lan truyền gen đề kháng rộng rãi cho các chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Phân tích thực trạng sử dụng carbapenem tại Bệnh viện Bạch Mai” với ba mục tiêu:
1. Phân tích tình hình sử dụng thuốc nhóm carbapenem thông qua mức độ và xu hướng tiêu thụ tại Bệnh viện Bạch Mai, giai đoạn 2012 – 2016.
2. Phân tích mức độ đề kháng kháng sinh (trong đó có carbapenem) của 3 loại vi khuẩn Gram âm gây nhiễm khuẩn bệnh viện Acinetobacter baumannii, Pseudomonas aeruginosa và Klebsiella pneumoniae tại khoa Hồi sức tích cực và Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai, giai đoạn 2012 – 2016.
3. Phân tích thực trạng sử dụng và hiệu quả điều trị của các phác đồ chứa carbapenem trên bệnh nhân nhiễm Klebsiella pneumoniae tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 01/2016 đến 06/2017. Kết quả của nghiên cứu hy vọng phản ánh được thực trạng sử dụng và hiệu quả của phác đồ chứa carbapenem trong bối cảnh vi khuẩn đa kháng kháng sinh lan tràn hiện nay, từ đó, đề xuất được một số biện pháp nhằm bảo tồn nhóm kháng sinh quan trọng này trong chương trình quản lý kháng sinh của Bệnh viện

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………………………. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN……………………………………………………………………… 3
1.1. Kháng sinh carbapenem ……………………………………………………………………… 3
1.1.1. Cấu trúc hóa học……………………………………………………………………………… 3
1.1.2. Cơ chế tác dụng………………………………………………………………………………. 4
1.1.3. Phổ tác dụng…………………………………………………………………………………… 4
1.1.4. Đặc điểm dược động học………………………………………………………………….. 4
1.1.5. Vị trí của carbapenem trong phác đồ điều trị………………………………………. 6
1.2. Thách thức sử dụng carbapenem trong thực hành lâm sàng…………………….. 7
1.3. Bảo tồn và quản lý sử dụng carbapenem trong bệnh viện ……………………… 12
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………… 17
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………….. 17
2.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………………… 17
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu của mục tiêu 1 ………………………………………….. 17
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu của mục tiêu 2 ………………………………………….. 19
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu của mục tiêu 3 ………………………………………….. 19
2.2.4. Một số tiêu chí đánh giá, xác định trong nghiên cứu………………………….. 21
2.3. Phương pháp xử lý số liệu…………………………………………………………………. 23
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………………….. 27
3.1. Mức độ và xu hướng tiêu thụ kháng sinh carbapenem tại Bệnh viện Bạch Mai
trong giai đoạn 2012 – 2016 …………………………………………………………………….. 273.2. Mức độ đề kháng kháng sinh của A. baumanii, P. aeruginosa và K.
pneumoniae phân lập tại Khoa Hồi sức tích cực và Trung tâm hô hấp Bệnh viện
Bạch Mai trong giai đoạn 2012 – 2016 ……………………………………………………… 32
3.3. Thực trạng sử dụng và hiệu quả điều trị của các phác đồ chứa carbapenem
trên bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Klebsiella pneumonia tại khoa Hồi sức tích cực
Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 01/2016-06/2017 ……………………………………….. 36
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN………………………………………………………………………. 45
4.1. Mức độ và xu hướng tiêu thụ kháng sinh carbapenem tại Bệnh viện Bạch Mai
trong giai đoạn 2012 – 2016 …………………………………………………………………….. 45
4.2. Mức độ đề kháng kháng sinh của A. baumanii, P. aeruginosa và K.
pneumoniae phân lập tại Khoa Hồi sức tích cực và Trung tâm hô hấp Bệnh viện
Bạch Mai trong giai đoạn 2012 – 2016 ……………………………………………………… 48
4.3. Thực trạng sử dụng và hiệu quả điều trị của các phác đồ chứa carbapenem
trên bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Klebsiella pneumoniae tại khoa Hồi sức tích cực
Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 01/2016-06/2017 ……………………………………….. 53
4.4. Một số hạn chế của nghiên cứu………………………………………………………….. 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………………………….. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Phân loại enzym beta-lactamase theo Amber 10
Bảng 2.1. Các nhóm kháng sinh và kháng sinh cụ thể được sử dụng để
xác định loại K. pneumoniae kháng thuốc
22
Bảng 3.1. Số liều DDD/100 ngày nằm viện của từng Khoa lâm sàng,
Trung tâm hoặc Viện trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai trong 5 năm
29
Bảng 3.2. Số lượng các chủng vi khuẩn A. baumannii, P. aeruginosa và
K. pneumoniae phân lập được của Khoa HSTC, Trung tâm Hô hấp và
toàn bệnh viện trong giai đoạn 2012-2016
32
Bảng 3.3. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 38
Bảng 3.4. Các loại bệnh nhiễm khuẩn của mẫu nghiên cứu 39
Bảng 3.5. Đặc điểm vi sinh trong mẫu nghiên cứu 40
Bảng 3.6. Đặc điểm phác đồ chứa carbapenem trong mẫu nghiên cứu 42
Bảng 3.7. Chế độ liều và cách dùng của kháng sinh carbapenem trong
mẫu nghiên cứu
43
Bảng 3.8. Hiệu quả điều trị của phác đồ chứa carbapenem 4

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/