SO SÁNH GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ VÀ SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN VIÊM RUỘT THỪA Ở PHỤ NỮ CÓ THAI
SO SÁNH GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ VÀ SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN VIÊM RUỘT THỪA Ở PHỤ NỮ CÓ THAI
Lê Thanh Dũng1,2,, Nguyễn Thị Kim Dung3
Mục tiêu: So sánh độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đoán dương tính (PPV) và giá trị dự đoán âm tính (NPV) của siêu âm và cộng hưởng từ (CHT) trong chẩn đoán viêm ruột thừa (VRT) ở phụ nữ có thai (PNCT). Phương tiện và phương pháp: Số liệu của 52 PNCT lâm sàng nghi ngờ VRT đã được siêu âm và chụp cộng hưởng từ ổ bụng 1.5 Tesla. Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán và phẫu thuật và giải phẫu bệnh. Đối với bệnh nhân không phẫu thuật, dựa vào kết quả theo dõi bệnh nhân. Tính toán các giá trị độ nhạy, độ đặc hiệu, PPV và NPV của siêu âm và CHT trong chẩn đoán VRT. Kết quả: Khả năng quan sát thấy ruột thừa trên CHT là 90,38% cao hơn đáng kể so với siêu âm là 28,85%. Các giá trị Se, Sp, PPV, NPV của CHT lần lượt là 92,3%, 94,9%, 85,7%, 97,4% và của siêu âm là 53,8%, 97,4%, 87,5%, 86,4%. Kết luận: CHT có giá trị tốt hơn trong việc chẩn đoán VRT ở PNCT so với siêu âm. Vai trò của siêu âm trong chẩn đoán VRT ở PNCT bị hạn chế chủ yếu do không quan sát thấy ruột thừa.
MÃ TÀI LIỆU
|
TCYDH.2022.02640 |
Giá :
|
20.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Viêm ruột thừa (VRT) cấp là cấp cứu ngoại khoa thường gặp nhất trong các bệnh lý vùng bụng ở phụ nữ có thai (PNCT) với tỷ lệ 1/1500 với tần suất tương đương ở cả ba quý của thai kỳ [1]. VRT ở PNCT gặp nhiều khó khăn trong chẩn đoán do các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu và thay đổi vị trí giải phẫu.
Do sự khó khăn trong việc chẩn đoán về mặt triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán sớm và chính xác VRT ở PNCT. Siêu âm là phương pháp thăm khám đầu tiên được lựa chọn. Tuy vậy, biện pháp này đòi bác sĩ chẩn đoán hình ảnh làm siêu âm có kinh nghiệm, tỷ lệ không nhìn được ruột thừa cao. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ngày nay nhiều nơi trên thế giới đã sử dụng cộng hưởng từ (CHT) để chẩn đoán VRT ở PNCT với kết quả khả quan hơn siêu âm. Tuy nhiên tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu về vấn đề này, do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu nghiên cứu này là để so sánh độ nhạy (Se), độ đặc hiệu (Sp), giá trị dự đoán dương tính (PPV), và giá trị dự đoán âm tính (NPV) của siêu âm và CHT trong chẩn đoán VRT ở PNCT
Recent Comments