Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình và các yếu tố ảnh hưởng tại hai xã của tỉnh Thái Nguyên và Hà Nam năm 2011

Luận văn Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình và các yếu tố ảnh hưởng tại hai xã của tỉnh Thái Nguyên và Hà Nam năm 2011.Môi trường sống đã và đang trở thành một trong những vấn đề được quan tâm nhất và cũng là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại. Bởi lẽ, môi trường sống gắn bó hữu cơ với cuộc sống của con người, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quá trình hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người cũng như với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người [40].

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00218

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Sự ô nhiễm của môi trường sống đã dẫn đến những hiểm họa sinh thái tiềm tàng, mà hậu quả chưa thể nào lường trước được. Chính vì vậy vệ sinh môi trường là một trong những vấn đề được quan tâm không chỉ ở phạm vi một quốc gia, một khu vực mà đang là vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu.

Phân người từ lâu đã được biết đến là nguồn gây ô nhiễm môi trường, truyền nhiễm bệnh tật cho con người (phân người chứa trên 50 loại vi sinh vật gây bệnh, mầm bệnh truyền nhiễm). Nếu không được quản lý, xử lý đúng kỹ thuật, phân người sẽ là nguồn lan truyền vi sinh vật gây bệnh và ký sinh trùng đường ruột ra môi trường bên ngoài, lây bệnh nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.

Theo Chiến lược Quốc gia về Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020 cho thấy ở Việt Nam ước tính khoảng 79% dân số đang sống ở khu vực nông thôn. Việc sử dụng nước ô nhiễm, quản lý và xử lý phân không hợp vệ sinh (HVS) chính là lý do làm cho tỷ lệ dân cư nông thôn mắc các bệnh lây theo đường phân – nước – miệng cao, làm cho chi phí khám chữa các bệnh này lên tới hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến không chỉ sức khoẻ của nhân dân mà còn có tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững của kinh tế – xã hội [58]. Để giảm thiểu gánh nặng bệnh tật và làm trong s ạch môi trường, sự tích cực trong thu gom, xử lý đúng kỹ thuật các chất thải nói chung và quản lý, xử lý phân người nói riêng là một mắt xích quan trọng ngăn chặn sự lây lan của nhiều mầm bệnh. Biện pháp xử lý phân người hiệu quả nhất chính là xây d ựng (XD), sử dụng (SD) và bảo quản (BQ) nhà tiêu HVS.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng tính đến năm 2010, tỷ lệ số hộ gia đình (HGĐ) ở nông thôn có nhà tiêu HVS mới đạt 53%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra (70%) của Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006-2010 [8]. Trong đó, tỉ lệ HGĐ có nhà tiêu HVS phân bố không đều giữa các vùng trong cả nước, giữa các tỉnh trong 1 vùng và giữa các xã, huyện khác nhau trong tỉnh [44].

Nhiều nghiên c ứu cho thấy người dân chưa nhận thức rõ ràng và đầy đủ nguy cơ sức khỏe liên quan tới phân người. Một số người cho rằng nguy cơ sức khỏe từ phân người chủ yếu từ “mùi hôi, thối” và sẽ không còn nguy cơ sức khỏe khi phân không còn mùi [52]. Trên thực tế khi người dân nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ mầm bệnh có trong phân người và nguy cơ lây lan mầm bệnh do phân là nguyên nhân dẫn tới việc XD, SD và BQ nhà tiêu không HVS.

Hà Nam và Thái Nguyên là hai tỉnh nằm ở miền Bắc Việt Nam. Hà Nam là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Thái Nguyên thuộc khu vực miền núi phía Bắc. Thái Nguyên có 74,05% dân cư sống ở nông thôn tỷ lệ này ở Hà Nam là 91,5%. Với nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, nhiều thói quen vệ sinh môi trường chậm thay đổi thì đây là hai tỉnh nóng về nước sạch và nhà tiêu HVS. Với mong muốn có thể mô tả thực trạng một bức tranh thực tế về nhà tiêu HVS của vùng nông thôn miền Bắc Việt Nam chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình và các yếu tố ảnh hưởng tại hai xã của tỉnh Thái Nguyên và Hà Nam năm 2011 ” với mục tiêu cụ thể:

1. Mô tả thực trạng các loại nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình tại hai xã của tỉnh Thái Nguyên và Hà Nam năm 2011.

2. Mô tả một số yếu tố liên quan ảnh hưởng đến xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình tại hai xã của tỉnh Thái Nguyên và Hà Nam năm 2011.

Thái Nguyên và Hà Nam là hai tỉ nh nằm trong 6 tỉ nh của đề tài nghiên cứu cấp Bộ: “Đánh giá thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh và sự tham gia của cộng đồng ở nông thôn Việt Nam” Kết quả nghiên cứu thu được là căn cứ khoa học để đề xuất việc SD, BQ nhà tiêu ở vùng nông thôn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của các tỉnh miền Bắc Việt Nam, góp phần cùng với đề tài cấp Bộ đề xuất việc XD, SD và BQ nhà tiêu HGĐ HVS, đạt các chỉ tiêu đề ra của Chiến lược Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2010 đến 2020.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 22

1.1. Tầm quan trọng của việc xử lý phân và nhà tiêu hợp vệ sinh 22

1.2. Thế nào là nhà tiêu hợp vệ sinh 26

1.2.1. Những qui định chung 26

1.2.2. Những qui định về xây dựng, sử dụng và bảo quản đối với các loại

nhà tiêu 29

1.3. Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hiện nay 32

1.3.1. Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh trên thế giớ i 32

1.3.2. Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh tại Việt Nam 33

1.4. Một sô yếu tố liên quan ảnh hưởng đến xây dựng, s ử dụng và bảo quản

nhà tiêu hợp vệ sinh tại hộ gia đình 36

1.4.1. Yếu tố kinh tế hộ gia đình 36

1.4.2. Yếu tố kiến thức, thái độ, thực hành của người dân 37

1.4.3. Yếu tố sử dụng phân người trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi . 39

1.4.4. Các yếu tố khác 40

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 42

2.1. Địa điểm và thờ i gian nghiên c ứu 42

2.1.1. Địa điểm nghiên c ứu 42

2.1.2. Thời gian nghiên c ứu 43

2.2. Đối tượng nghiên c ứu 43

2.3. Phương pháp nghiên cứu 43

2.3.1. Thiết kế nghiên c ứu: 43

2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: 44

2.3.3. Kỹ thuật thu thập thông tin: 45

2.3.4. Nội dung nghiên c ứu, các biến số, chỉ số cần thu thập 45

2.3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 46

2.3.6. Đạo đức trong nghiên c ứu 46

2.3.7. Sai số và hạn chế sai số 47

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 48

3.1. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu 48

3.1.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 48

3.1.2. Thông tin chung của hộ gia đình đối tượng nghiên cứu 49

3.2. Thực trạng nhà tiêu tại các hộ gia đình 50

3.3. Một số yếu tố liên quan ảnh hưởng đến việc xây dựng, sử dụng và bảo

quản nhà tiêu hợp vệ sinh tại hộ gia đình 58

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 70

4.1. Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình tại hai xã thuộc vùng nông

thôn miền Bắc Việt Nam 70

4.1.1. HGĐ có và không có nhà tiêu 70

4.1.2. Thực trạng loại nhà tiêu mà hộ gia đình đang sử dụng và chất lượng

nhà tiêu theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế 71

4.2. Một số yếu tố liên quan ảnh hưởng đến xây dựng, s ử dụng và bảo quản

nhà tiêu hợp vệ sinh 76

4.2.1. Yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến sử dụng nhà tiêu hợp

vệ sinh của các hộ gia đình. 76

4.2.2. Yếu tố kiến thức, thái độ, thực hành ảnh hưởng đến sử dụng nhà

tiêu hợp vệ sinh của các hộ gia đình nghiên cứu 78

KẾT LUẬN 86

KIẾN NGHỊ 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Trần Quỳnh Anh, Hoàng Thị Thu Hà, Đặng Ngọc Lan (2011), Tình hình sử dụng nhà tiêu và thực hành rửa tay của người dân ở 3 xã vùng Tây Bắc năm 2010. Tạp chí Nghiên cứu Y học (Số 1/2011) tr.165.
2. Tôn Thất Bách & cs (2001), Nghiên cứu một số giải pháp làm giảm tác động của các yếu tố nguy cơ từ môi trường sống tới sức khỏe cộng đồng ở một số vùng sinh thái, Đề tài cấp Nhà nước, tr.48-54.
3. Lê Ngọc Bảo (1995), “Vệ sinh môi trường sức khỏe, mối quan hệ nhân quả”, Tạp chí Vệ sinh phòng dịch, (Số 5 – 1995), tr.678.
4. Trương Đình Bắc, Nguyễn Hồng Tú, Trịnh Hữu Vách (2005), Tình hình xây dựng và sử dụng nhà tiêu tại các hộ gia đình ở 3 huyện thuộc 2 tỉnh miền núi phía Bắc. Tạp chí Y học Việt Nam (Số 12/ 2005), tr.14.
5. Trương Đình Bắc, Nguyễn Huy Nga, Trịnh Hữu Vách (2007), Đề xuất mô hình nhà tiêu vượt lũ cho đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Y học Việt Nam, (Số 5/2007), tr.80.
6. Nguyễn Văn Bình (1993), “Nhiễm giun đường ruột ở trẻ em và môi trường ở một số xã tỉnh Hà Tây”, Tạp chí Vệ sinh phòng dịch, (tập III số 3 – 1993), tr. 78.
7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hà Nội. Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn – Bộ Xây dựng, Chiến lược Nước sạch và Vệ sinh môi trường đến năm 2020. tr.1-5.
8. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2011), Kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn năm 2010 và giai đoạn 2006 – 2010”.
9. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2004). Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia NS và VSMT nông thôn.10. Bộ Y tế- Tổng cục thống kê (2002). Điều tra y tế quốc gia.
11. Bộ Y tế (2003), Thông tư 02/2003/TT-BYT ngày 28/3/2003 hướng dẫn thực hiện Chương trình phối hợp hoạt động đẩy mạnh chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. 18.
12. Bộ Y tế, Nhà tiêu cho nông thôn Việt Nam. (2003). Nhà xuất bản Y học.
13. Bộ Y tế – Tổng cục thống kê (2004), Báo cáo chuyên đề, mức độ bao phủ của các chương trình y tế công cộng – Điều tra y tế quốc gia 2001 – 2002. NXB Y học, Hà Nội 2004.
14. Bộ Y tế, Quyết định số 08/2005/QĐ-BYT: Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu (Ban hành kèm theo Quyết định số 08/2005/QĐ-BYT ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
15. Bộ Y tế và UNICEF (2006), “Báo cáo kết quả điều tra Vệ sinh Môi Trường nông thôn Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học, 2006.
16. Bộ Y tế – Cục Y tế Dự phòng Việt Nam (2007), Nhà tiêu cho vùng đồng
bằng sông Cửu Long. Nhà xuất bản Y học.
17. Bộ Y tế (2011), QCVN 01: 2011/ BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu – điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh.
18. Cục Y tế dự phòng và Môi trường (2010), Vệ sinh môi trường ở một số dân tộc thiểu số Việt Nam. Nhà xuất bản Hà Nội.
19. Vũ Diễn, Trần Quỳnh Anh, Đỗ Thị Phúc (2005), Hiệu quả hoạt động can thiệp cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường tại ba xã huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Y học thực hành (58), tr.131-135.
20. Trần Minh Hải, Trần Quỳnh Anh, Hoàng Thị Thu Hà & cs (2010), Thực trạng cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường ở một số xã của 3 tỉnh Điện Biên, Lào Cai và Lai Châu năm 2009, Tạp chí Nghiên cứu Y học,
(Số 5/2010) tr.130.21. Nguyễn Thị Việt Hòa & cs (2006), Phương thức lan truyền bệnh giun truyền qua đất tại một số xã đang đô thị hóa ở Việt Nam. Hội nghị Khoa học toàn quốc chuyên ngành sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng.
22. Nguyễn Văn Hoàng (2010), Nghiên cứu sử dụng bảo quản nhà tiêu hộ gia đình và một số yếu tố liên quan tại vùng nông thôn tỉnh Thanh Hóa,
2010. Luận văn Thạc sĩ y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
23. Hội nông dân Việt Nam, Trung tâm môi trường nông thôn. Hỏi – Đáp về bảo vệ môi trường nông thôn Việt Nam, tr. 55, 66.
24. Trần Thị Thanh Huệ (2009), Kiến thức, thực hành xây dựng, sử dụng bảo quản nhà tiêu hộ gia đình, xử lý phân người và một số yếu tố liên quan tại xã Bình Kiều, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, năm 2009. Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng.
25. Phạm Sỹ Hưng (2003), Tình trạng xử lý phân người và kiến thức , thái độ, thực hành về sử dụng hố xí của người dân tại 2 xã miền núi huyện Bình Xuyên – tỉnh Vĩnh Phúc năm 2003. Luận văn Thạc sĩ Y tế công
cộng, Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội.
26. Trần Thị Hữu (2011), Nghiên cứu thực trạng vệ sinh môi trường hộ gia đình tại một số xã Tỉnh Kon Tum, Luận văn Thạc sĩ khoa học, Hà Nội, tr 10 – 13.
27. Trung tâm Y tế dự phòng huyện Bình Lục (2009, 2010), Báo cáo kết quả hoat động Y tế dự phòng năm 2009,2010.
28. Cao Bá Lợi, Nguyễn Mạnh Hùng, Tạ Thị Tĩnh (2011), Mối liên quan giữa tình trạng thiếu máu và nhiễm giun đường ruột ở học sinh 6 – 14 tuổi của ba trường tiểu học Quảng Lạc, Mai Pha, Chi Lăng thành phố Lạng Sơn 2005. Hội nghị Ký sinh trùng toàn quốc lần thứ 38.
29. Nguyễn Huy Nga (2004), Nghiên cứu những giải pháp vệ sinh bằng mô hình nhà tiêu khô ủ phân tại một số vùng nông thôn Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Y học.30. Nguyễn Huy Nga, Trịnh Hữu Vách (2003), Nhà tiêu cho nông thôn Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, tr.7-63.
31. Ngô Thị Nhu (2010), Thực trạng nhà tiêu hộ gia đình. Nhận thức, thực hành của người dân về bảo quản và sử dụng nhà tiêu tại ba xã huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình năm 2009. Tạp chí Y học thực hành, số 74, tr. 25-28.
32. Phạm Đức Phúc và cs (2006). Thực hành sử dụng phân nhà tiêu như loại phân bón trong nông nghiệp và những vấn đề liên quan đến sức khỏe của người dân tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
33. Quyết định 09/2011/QĐ-TTg; Về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011- 2015, Số: 09/2011/QĐ-TTg.
34. Lê Thị Tài (2005), Nghiên cứu giải pháp can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe môi trường của người dân tại một phường thuộc thị xã Phủ Lý đang đô thị hóa. Luận án Tiến sỹ Y học, tr. 60-135.
35. Đặng Thị Cẩm Thạch & cs (2010), Nghiên cứu tình hình nhiễm giun truyền qua đất và tình trạng thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh sản tại một số điểm của Lào, Campuchia và Việt Nam. Viện Sốt rét, Ký sinh trùng, Côn trùng trung ương Việt Nam. Trung tâm phòng chống ký sinh trùng, Côn trùng và Sốt rét quốc gia Campuchia. Trung tâm phòng chống sốt rét, Ký sinh trùng, Côn trùng Lào.
36. Nguyễn Hoàng Thanh, Hoàng Văn Minh, Nguyễn Việt Hùng (2011),Nghiên cứu mối liên quan giữa tình hình ốm đau, bệnh tật tự khai báo với điều kiện nước sạch và vệ sinh môi trường tại xã Hoàng Tây và Nhật Tân, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Tạp chí Y tế công cộng, tr. 51.
37. Chu văn Thăng, Trần Quỳnh Anh, Hoàng Thị Thu Hà và cs (2009), “Đánh giá ban đầu về nước sạch, vệ sinh môi trường tại 3 tỉnh Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên” do tổ chức SVN tại Việt Nam tài trợ.
38. Chu Văn Thăng và cs, (2007). “Đánh giá dự án vệ sinh môi trường mở
rộng” do UNICEF tài trợ. Trường Đại học Y Hà Nội.39. Nguyễn Thanh Thủy (2004), Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến thực trạng sử dụng nhà tiêu của các HGĐ tại huyện Thanh Miện – tỉnh Hải Dương năm 2004, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng.
40. Trường Đại học Y Hà Nội (1997), Vệ sinh – Môi trường – Dịch tễ. Nhà xuất bản Y học.
41. Trường Đại học Y Hà Nội (1999), Thực tập Vệ sinh môi trường và Vệ sinh lao động, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
42. Trường Đại học Y Hà Nội (2003), Thực hành Dịch tễ học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
43. Trường Đại học Y Hà Nội (2006), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong y học và sức khỏe cộng đồng. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
44. UNICEF (2010), Tóm tắt tình hình nước sạch và vệ sinh môi trường ở Việt Nam.
45. Hạc Văn Vinh, Đàm Khải Hoàn, Đào Văn Dũng (2010). Thực trạng sử dụng nguồn nước và nhà tiêu hợp vệ sinh, kiến thức, thái độ và thực hành vệ sinh môi trường của phụ nữ (15-49 tuổi) có con dưới 5 tuổi tại huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Y tế công cộng (Số 16), tr. 54-58.
46. Trịnh Hữu Vách (2005). Báo cáo chuyên đề “Vệ sinh nông thôn, vệ sinh trường học và vệ sinh công cộng trong Chương trình Mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường”.
47. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (2006), Sử dụng phân người trong nông nghiệp ở Việt Nam lợi ích và nguy cơ đối với sức khỏe, tr 4-48.
48. Việt Chy (1978), Phân tiêu, nước tiểu và cách sử dụng, Nhà xuất bản Nông nghiệp

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/