Thực trạng quản lý sử dụng kháng sinh cho một số bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình năm 2021

Luận văn thạc sĩ y học Thực trạng quản lý sử dụng kháng sinh cho một số bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình năm 2021.Kháng kháng sinh (KKS) là một hiện tượng mà các vi sinh vật đề kháng lại một kháng sinh mà từ trước đó đã nhạy cảm, dẫn đến làm giảm hiệu quả của kháng sinh, thất bại trong điều trị và có thể lây lan sang các bệnh nhân khác. Kháng kháng sinh là hậu quả của việc sử dụng kháng sinh (SDKS), lạm dụng kháng sinh và phát triển khi vi sinh vật đột biến hoặc có gen kháng thuốc (1). Người tìm ra kháng sinh Penicilin đầu tiên là A. Fleming đã cảnh báo thế giới sẽ phải đối mặt với KKS trong tương lai (2). Liên hợp quốc và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo về bức tranh “hậu kháng sinh” và đề ra việc cần có các can thiệp mang tính chất cấp bách trên toàn cầu (3,4,5). Báo cáo của WHO (2014) đã chỉ ra tỉ lệ kháng thuốc cao ở các vi khuẩn gây ra các nhiễm khuẩn thông thường tại các bệnh viện (5).

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2022.00746

Giá :

Liên Hệ

0927.007.596

Tại Việt Nam, việc thực hiện các biện pháp quản lý sử dụng kháng sinh (QLSDKS) và kiểm soát nhiễm khuẩn chưa thực sự hiệu quả nên KKS có dấu hiệu trầm trọng hơn (1). Tỷ lệ KKS được ghi nhận tại TP. Hồ Chí Minh (1990) có 8% các chủng phế cầu đề kháng với Penicilin và tăng lên tới 56% ở những năm 1999 – 2000 và xu hướng này cũng xảy ra tại các tỉnh miền Bắc (6). Tình hình KKS năm 2009 có 30-70% vi khuẩn gram âm đề kháng với Cephalsporin thế hệ 3,4; có 40-60% đã đề kháng với Aminoglycosid và Fluoroquinolon; có tới 40% chủng Acinetobacter giảm nhạy cảm với Imipenem (7). Kháng kháng sinh đã gây ra những hậu quả to lớn cho hệ thống y tế toàn cầu, đặc biệt đối với các nước thu nhập thấp và trung bình khi điều trị bệnh nhiễm khuẩn ngày càng khó khăn, làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, kéo dài thời gian điều trị, tăng nguy cơ các biến chứng và tăng cao tỉ lệ tử vong (3,8).
Với tình trạng KKS đang gia tăng trên toàn thế giới và một số tác nhân mới đang được phát triển, các chương trình QLSDKS tại bệnh viện quan trọng hơn bao giờ hết trong việc đảm bảo hiệu quả liên tục của các kháng sinh có sẵn. Các chương trình QLSDKS trong bệnh viện nhằm tìm cách tối ưu hóa việc kê đơn kháng sinh để cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân cũng như giảm chi phí của bệnh viện và làm giảm sự gia tăng của tình trạng KKS (9).
Để tăng cường SDKS hợp lý và hạn chế các vi khuẩn kháng thuốc, ngày 04 tháng 03 năm 2016 Bộ Y tế (BYT) đã ban hành quyết định 772/QĐ-BYT về việc cho bệnh viêm mũi họng cấp, viêm phổi mắc phải ở cộng đồng, viêm ruột thừa cấp tại bệnh viện đa khoa huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình năm 20212 hướng dẫn QLSDKS trong bệnh viện. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, BYT đã ra quyết định số 5631/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn thực hiện QLSDKS trong bệnh viện" thay thế cho quyết định 772/QĐ-BYT. Mục đích ban hành quyết định này nhằm nâng cao hiệu quả điều trị bệnh nhiễm trùng; đảm bảo an toàn, giảm thiểu các biến cố bất lợi cho người bệnh; giảm khả năng xuất hiện đề kháng của vi sinh vật gây bệnh; giảm chi phí nhưng không ảnh hưởng tới chất lượng điều trị và thúc đẩy chính sách SDKS hợp lý, an toàn. Theo hướng dẫn này, bệnh viện các tuyến cần thành lập nhóm QLSDKS tại bệnh viện và phân công nhiêm vụ cho các thành viên; xây dựng hướng dẫn chung về SDKS tại đơn vị và đưa các hoạt động này vào thực tế (10). Các nghiên cứu liên quan đến QLSDKS hiện nay chủ yếu tập trung tại tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Tại các bệnh viện tuyến huyện, là nơi thường sử dụng một lượng lớn kháng sinh, nhưng việc nghiên cứu về tình hình QLSDKS còn hạn chế.
Bệnh viện Đa khoa Lệ Thuỷ là bệnh viện hạng II tuyến huyện, năm 2021 được giao biên chế 300 giường bệnh. Trung bình hàng năm khám ngoại trú cho 90.000 lượt bệnh nhân, điều trị nội trú 18.000 lượt, phẫu thuật hơn 3.500 lượt bệnh nhân (11)…
Trong thời gian gần đây, số lượng bệnh nhân vào viện do tình trạng nhiễm khuẩn, đặc biệt là các bệnh viêm mũi họng cấp, viêm phổi mắc phải ở cộng đồng, viêm ruột thừa cấp luôn tăng cao đó là mối lo ngại hàng đầu trong khi đó công tác QLSDKS lại chưa được quan tâm, chưa có nghiên cứu nào liên quan đến thực trạng QLSDKS cho các mặt bệnh trên tại đơn vị.
Với mong muốn đánh giá được thực trạng, vai trò của QLSDKS (theo quyết định 5631/QĐ-BYT) trong điều trị cho một số bệnh, từ đó có biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả QLSDKS, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng quản lý sử dụng kháng sinh cho một số bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình năm 2021”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh cho bệnh viêm mũi họng cấp, viêm phổi mắc phải ở cộng đồng, viêm ruột thừa cấp tại bệnh viện đa khoa huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình năm 2021.
2. Phân tích một số rào cản đối với việc thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh cho bệnh viêm mũi họng cấp, viêm phổi mắc phải ở cộng đồng, viêm ruột thừa cấp tại bệnh viện đa khoa huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình năm 2021

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN …………………………………………………………………………………………… i
MỤC LỤC ………………………………………………………………………………………………… ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ………………………………………………………….. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ……………………………………………………………….. v
TÓM TẮT LUẬN VĂN …………………………………………………………………………….. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………….3
Chương I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………………………..4
1.1. Một số khái niệm………………………………………………………………………………….4
1.1.1. Kháng sinh……………………………………………………………………………….4
1.1.2. Kháng kháng sinh……………………………………………………………………..4
1.1.3. Quản lý sử dụng kháng sinh:………………………………………………………6
1.2. Hậu quả của kháng kháng sinh: ……………………………………………………………..7
1.3. Tình hình kháng kháng sinh…………………………………………………………………..9
1.3.1. Tình hình kháng kháng sinh trên thế giới ………………………………………….9
1.3.2. Tình hình kháng kháng sinh ở Việt Nam………………………………………….11
1.4. Quản lý sử dụng kháng sinh…………………………………………………………………12
1.4.1. Tình hình quản lý sử dụng kháng sinh trên thế giới ………………………….12
1.4.2. Tình hình quản lý sử dụng kháng sinh ở Việt Nam……………………………14
1.5. Những rào cản đối với việc thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh:…………15
1.6. Giới thiệu tóm tắt về bệnh viện đa khoa huyện Lệ Thủy:…………………………18
1.7. Khung lý thuyết: ……………………..……………………………………20
Chương II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………….21
2.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………………….21
2.1.1. Phần định lượng…………………………………………………………………………..21
2.1.2. Phần định tính……………………………………………………………………………..21
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:………………………………………………………..22
2.2.1. Thời gian nghiên cứu:…………………………………………………………………..22
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu:……………………………………………………………………22
2.3. Thiết kế nghiên cứu:……………………………………………………………………………22
2.4. Cỡ mẫu: …………………………………………………………………………………………….22
2.4.1. Cỡ mẫu định lượng……………………………………………………………………….22
2.4.2. Cỡ mẫu định tính………………………………………………………………………….22
HUPHiii
2.5. Phương pháp chọn mẫu: ……………………………………………………23
2.6. Phương pháp thu thập số liệu……………………………………………………………….23
2.6.1. Số liệu định lượng:……………………………………………………………………….23
2.6.2. Số liệu định tính: ………………………………………………………………………….24
2.7. Các biến số nghiên cứu, nhóm yếu tố rào cản…………………………………………24
2.7.1. Nhóm biến số định lượng: …………………………………………..…….24
2.7.2. Nhóm các yếu tố rào cản đến thực trạng QLSDKS: ………………………25
2.8. Phương pháp phân tích số liệu: …………………………………………………………….25
2.8.1. Số liệu định lượng:……………………………………………………………………….25
2.8.2. Số liệu định tính: ………………………………………………………………………….25
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu: …………………………………………………………..25
Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………….26
3.1. Mô tả thực trạng quản lý sử dụng kháng sinh cho bệnh viêm mũi họng cấp,
viêm phổi mắc phải ở cộng đồng, viêm ruột thừa cấp tại bệnh viện đa khoa huyện Lệ
Thủy, tỉnh Quảng Bình năm 2021:………………………………………………………………….26
3.2. Các rào cản đến quản lý sử dụng kháng sinh cho một số mặt bệnh viêm mũi
họng cấp, viêm phổi mắc phải ở cộng đồng, viêm ruột thừa cấp tại bệnh viện đa khoa
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình năm 2021…………………………………………………….39
Chương IV. BÀN LUẬN……………………………………………………………………………..45
4.1. Thực trạng quản lý sử dụng kháng sinh cho bệnh viêm mũi họng cấp, viêm
phổi mắc phải ở cộng đồng, viêm ruột thừa cấp tại bệnh viện đa khoa huyện Lệ Thủy,
tỉnh Quảng Bình năm 2021: …………………………………………………………………………..45
4.2. Các rào cản đến thực trạng quản lý sử dụng kháng sinh cho bệnh viêm mũi
họng cấp, viêm phổi mắc phải ở cộng đồng, viêm ruột thừa cấp tại bệnh viện đa khoa
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình năm 2021:……………………………………………………51
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………….61
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………………62
Phụ lục 1: Bảng kiểm đánh giá hoạt động QLSDKS
Phụ lục 2: Bảng kiểm đánh giá sử dụng kháng sinh tại bệnh viện
Phụ lục 3: Hướng dẫn phỏng vấn sâu Lãnh đạo bệnh viện
Phụ lục 4: Hướng dẫn thảo luận nhóm Hội đồng thuốc và điều trị
Phụ lục 5: Hướng dẫn thảo luận nhóm trưởng khoa lâm sàng
Phụ lục 6: Hướng dẫn thảo luận nhóm bác sỹ điều trị các khoa lâm sàng
Phụ lục 7: Bảng biến số nghiên cứu định lượng
Phụ lục 8: Bảng tiêu chí đánh giá hợp lý sử dụng kháng sin

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Hoạt động của Ban lãnh đạo bệnh viện ………………………………………. 26
Bảng 3.2. Thành phần nhóm QLSDKS ……………………………………………………… 27
Bảng 3.3. Xây dựng các quy định về QLSDKS ………………………………………….. 28
Bảng 3.4. Giám sát sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh tại bệnh viện 30
Bảng 3.5. Theo dõi các kháng sinh thường xuyên trong 3 mặt bệnh ……………… 30
Bảng 3.6. Công tác đào tạo, tập huấn ………………………………………………………… 31
Bảng 3.7. Kết quả thực hiện đánh giá các chỉ số ………………………………………… 32
Bảng 3.8. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu …………………………………. 33
Bảng 3.9. Đường dùng kháng sinh theo 3 mặt bệnh ……………………………………. 33
Bảng 3.10. Thời gian điều trị kháng sinh …………………………………………………… 34
Bảng 3.11 Thời gian sử dụng kháng sinh trung bình theo các mặt bệnh ………… 34
Bảng 3.12. Số loại kháng sinh được sử dụng ……………………………………………… 35
Bảng 3.13. Mục đích sử dụng kháng sinh ………………………………………………….. 35
Bảng 3.14. Thay đổi kháng sinh trong quá trình điều trị ……………………………… 36
Bảng 3.15. Hiệu quả điều trị của bệnh nhân ………………………………………………. 36
Bảng 3.16: Đánh giá của bệnh viện về việc sử dụng kháng sinh hợp lý ………… 37
Bảng 3.17. Đánh giá của bệnh viện về chọn kháng sinh khởi đầu phù hợp …….. 37
Bảng 3.18. Đánh giá của bệnh viện về SDKS phù hợp về thời gian sử dụng …. 3

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/