Thực trạng tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV của người lao động tự do di biến động và một số yếu tố liên quan tại Hà Nội năm 2012

Luận văn Thực trạng tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV của người lao động tự do di biến động và một số yếu tố liên quan tại Hà Nội năm 2012.Trong suốt chặng đường 30 năm đương đầu với dịch HIV/AIDS trên thế giới, “người di biến động” nói chung và người “lao động tự do di biến động” nói riêng luôn được Chương trình Phối hợp phòng, chống AIDS của Liên hiệp quốc (UNAIDS) cũng như Chương trình Phòng, chống HIV/AIDS của các quốc gia xác định là một trong những những nhóm người dễ bị tổn thương nhất đối với dịch bệnh này.

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00222

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Các nghiên cứu ở nhiều thời điểm, khu vực khác nhau trên thế giới đến nay dường như đều cho thấy nhiều người trong nhóm dân di cư và di biến động phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn những người sống định cư, và khi đã xảy ra nhiễm HIV thì nhìn chung họ sẽ gặp phải nhiều khó khăn hơn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế xã hội so với người dân sở tại [9]. Do vậy, việc nắm bắt được nhu cầu tiếp cận các dịch vụ dự phòng HIV/AIDS và trên sở đó tạo điều kiện cho họ tiếp cận hoặc chủ động “mang đến” cho họ các dịch vụ dự phòng HIV/AIDS, đặc biệt là ở “nơi đến” của họ là việc làm cần thiết, góp phần quan trọng vào việc làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS cho những người này.

Tương tự như vậy, ở Việt Nam người di biến động cũng là “mắt xích” quan trọng trong việc làm lây lan HIV, đã có nhiều nghiên cứu, dự án, mô hình can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV cho nhóm người này cả ở “nơi đi” và “nơi đến” của họ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã có tại Việt Nam thường chỉ tập trung vào lượng giá kiến thức, thái độ, hành vi của người di biến động, trong đó lại chủ yếu tập trung vào những người di biến động có nghề nghiệp ổn định (như lái xe đường dài, thủy thủ, công nhân xây dựng, công nhân trong các khu công nghiệp.. ,)[3], mà còn ít quan tâm đến nhu cầu đa dạng của họ liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt là của nhóm người lao động tự do di biến động có đặc trưng đa dạng về loại hình việc làm (như đồng nát, xe ôm, cửu vạn, bán hàng rong.). Từ đó, các can thiệp cũng thường tập trung vào thông tin, giáo dục, truyền thông, cung cấp BCS mà chưa có nhiều các can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV đa dạng, phù hơp với nhóm người di biến động [29]. Mặt khác, những nhà cung cấp dịch vụ cũng chỉ cung cấp những dịch vụ hiện có, chưa tính đến các dịch vụ mà họ (những người di biến động) cần, cũng như việc họ có khả năng tiếp cận được các dịch vụ đang cung cấp hay không.

Ở Hà Nội, tình hình cũng tương tự như vậy, chưa thấy có một nghiên cứu chuyên biệt nào nhằm lượng giá nhu cầu và khả năng tiếp cận các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS của “người di biến động”, đặc biệt là của “người lao động tự do di biến động” trên địa bàn thành phố, trong khi Hà Nội vừa là một trong những địa phương có nhiều người nhiễm HIV nhất, vừa là địa phương có nhiều người lao động tự do di biến động nhất cả nước, chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh.

Để cung cấp những bằng chứng về thực trạng tiếp cận các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV, cũng như một số yếu tố liên quan đến khả năng này của lao động tự do di biến động trên địa bàn Hà Nội, thông qua đó góp phần giúp cho các cơ quan phòng, chống HIV/AIDS ở Hà Nội xây dựng các chương trình, dự án can thiệp thích hợp để cung cấp được các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS mà lao động tự do di biến động cần, đồng thời khắc phục các rào cản để các dịch vụ này đến được với họ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV của người lao động tự do di biến động và một số yếu tố liên quan tại Hà Nội năm 2012” này nhằm mục tiêu:

1. Mô tả thực trạng tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV của người lao động tự do di biến động tại Hà Nội năm 2012.

2. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV của người lao động tự do di biến động tại Hà Nội năm 2012.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 0

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 12

1.1. Những vấn đề chung 12

1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu 12

1.1.2. Tình hình dịch HIV/AIDS 13

1.2. Khả năng tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV trong nhóm di

biến động qua các nghiên cứu và báo cáo trong thời gian gần đây … 17

1.2.1. Trên thế giới 17

1.2.2. Ở Việt Nam 19

1.3. Một số yếu tố liên quan đến khả năng tiếp cận dịch vụ dự phòng lây

nhiễm HIV của người di biến động qua một số nghiên cứu đã co 24

1.3.1. Trên thế giới 24

1.3.2. Ở Việt Nam 25

1.4. Đặc điểm kinh tế-xã hội và tình hình lây nhiễm HIV/AIDS ở Hà

Nội – địa bàn của nghiên cứu này 28

1.4.1. Đặc điểm kinh tế xã hội: 28

1.4.2. Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS tại Hà Nội 28

1.4.3. Tình hình di biến động dân cư tại Hà Nội 29

1.4.4. Tình hình phòng, chống HIV/AIDS liên quan đến người di biến

động ở Hà Nội 29

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

2.1. Địa bàn nghiên cứu 30

2.2. Đối tượng nghiên cứu 31

2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 31

2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 31

2.3. Phương pháp nghiên cứu 31

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 31

2.3.2. Mẫu nghiên cứu 32

2.3.3 Biến số, chỉ số nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu 37

2.3.4. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu 41

2.4. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu 41

2.5. Thời gian nghiên cứu: 41

2.6. Sai số và cách khống chế sai số 41

2.7. Hạn chế nghiên cứu 42

2.8. Vấn đề đạo đức nghiên cứu 42

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43

3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 43

3.1.1. Đặc điểm về nhân khẩu, xã hội của LĐTDDBĐ tại Hà Nội 43

3.1.2. Mức độ di biến động, kinh nghiệm, điều kiện sống, làm việc và

dịch vụ hỗ trợ xã hội tại Hà Nội 46

3.2. Thực trạng tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV của

LĐTDDBĐ 53

3.2.1. Tiếp cận DVTTTĐHV 53

3.2.2. Dịch vụ can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV 56

3.2.3. Tiếp cận DVTVXNTN 57

3.3. Một số yếu tố liên quan đến khả năng tiếp cận các dịch vụ dự phòng

lây nhiễm HIV của người LĐTDDBĐ 58

3.3.1. Nhóm yếu tố thuộc về bản thân LĐTDDBĐ 58

3.3.2. Nhóm yếu tố thuộc về nhà cung cấp dịch vụ (các cơ quan, đơn

vị, tổ chức phòng, chống HIV/AIDS) 64

3.3.3. Nhóm yếu tố thuộc môi trường xã hội và chính sách 68

CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN 71

4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 71

4.1.1. Đặc điểm về nhân khẩu, xã hội của LĐTDDBĐ tại Hà Nội 71

4.1.2. Mức độ di biến động, kinh nghiệm, điều kiện sống, làm việc và tiếp cận dịch vụ hỗ trợ xã hội của người LĐTDDBĐ tại Hà Nội 74

4.2. Thực trạng tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV của

LĐTDDBĐ 78

4.2.1. Tiếp cận DVTTTĐHV 78

4.2.2. Tiếp cận Dịch vụ can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm

HIV 80

4.2.3. Tiếp cận DVTVXN 81

4.3. Một số yếu tố liên quan đến khả năng tiếp cận dịch vụ dự phòng lây

nhiễm HIV của người LĐTDDBĐ 82

4.3.1. Nhóm yếu tố thuộc về bản thân LĐTDDBĐ 82

4.3.2. Nhóm yếu tố thuộc về nhà cung cấp dịch vụ 86

4.3.3. Nhóm yếu tố thuộc môi trường xã hội và chính sách 89

KÉT LUẬN 92

KIÉN NGHỊ 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/