Đánh giá hiệu quả kỹ thuật hút áp lực âm (VAC) trong phẫu thuật tạo hình khuyết phần mềm chi dưới
Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá hiệu quả kỹ thuật hút áp lực âm (VAC) trong phẫu thuật tạo hình khuyết phần mềm chi dưới.Chi dưới là phần cơ thể có sự phân bố không đồng đều của tổ chức mô mềm từ gốc chi đến ngọn chi. Vùng đùi và mặt sau cẳng chân có lớp mỡ và tổ chức cơdày che phủ xương, trong khi đó vùng mặt trước trong cẳng chân, cổ chân và mu bàn chân lại chỉ có lớp da mỡ mỏng che phủ gân và xương. Khi bị tổn khuyết sau cắt bỏ khối u, loét do tì đè, bỏng hay chấn thương ở các vùng khác nhau thì khả năng lộ các thành phần quan trọng như gân, xương, mạch máu, thần kinh cũng khác nhau. Bên cạnh đó, tính chất da ở các vùng ở chi dưới cũng có sự không đồng nhất. Đặc biệt có da vùng gan bàn chân có lớp da mỡ đệm rất dày dính chặt vào tổ chức dưới da, nên khi bị tổn khuyết thì cần được tạo hình bằng chất liệu độn dày để bệnh nhân có thể đi lại được trong khi rất khó có thể huy động được tổ chức phần mêm xung quanh để che phủ.
MÃ TÀI LIỆU
|
SDH.0023 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Khả năng cấp máu cho các vùng của chi dưới cũng kém hơn so với các phần khác trên cơ thể, đặc biệt như ở mặt hay bàn tay, do đó việc chăm sóc và tạo hình cho vùng chi dưới cần phải đặc biệt chú ý. Khi bị tổn khuyết phần mềm vùng chi dưới, nếu không được chăm sóc và che phủ kịp thời sẽ có nguy cơ cao nhiễm trùng lan tỏa rất khó điều trị và có thể phải cắt cụt chi thể, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân.
Có nhiều phương pháp để chăm sóc vết thương trước và sau khi tạo hình tổn khuyết. Từ trước đến nay, các cơ sở y tế thường chỉ chăm sóc bằng phương pháp thay băng định kì và băng bằng gạc vô trùng. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có thể ngăn ngừa được nhiễm trùng mà không có tác dụng nào khác. Từ năm 1993 đã bắt đầu có nghiên cứu về hiệu quả của việc sử dụng liệu pháp hút áp lực âm (VAC) để điều trị các tổn khuyết phần mềm lớn với những ưu điểm vượt trội hơn so với phương pháp thay băng thông thường[1]. Liệu pháp hút áp lực âm là sử dụng hệ thống hút chuyên dụng tạo ra lực hút ám lực âm lên toàn bộ vết thương nhằm loại bỏ dịch ứ đọng, những mảnh tổ chức hoại tử nhỏ và vi khuẩn trong vết thương và dịch phù nề ở tổ chức xung quanh. Ngoài ra nó còn làm tăng tuần hoàn cấp máu cho vùng tổn thương, và tăng hình thành tổ chức hạt. Đây là phương pháp điều trị rất có hiệu quả, tạo điều kiện khép kín tổn thương, giúp giảm thời gian điều trị, giảm các phiền nhiễu trong quá trình chăm sóc vết thương, và giảm chi phí điều trị[2].
Ở Việt Nam, cũng đã có một số nghiên cứu về việc sử dụng liệu pháp hút áp lực âm để điều trị các tổn khuyết, tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ và hệ thống dành riêng cho các tổn khuyết ở chi dưới để xác định những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này trên vùng cơ thể có đặc điểm riêng này. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu để tài:“Đánh giá hiệu quả kỹ thuật hút áp lực âm (VAC) trong phẫu thuật tạo hình khuyết phần mềm chi dưới” với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá hiệu quả củakỹ thuật hút áp lực âm (VAC) trong điều trị khuyết phần mềm chi dưới.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình khuyết phần mềm chi dưới sau sử dụng kỹ thuật hút áp lực âm.
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Đặc điểm tổn thương vùng chi dưới 3
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu các vùng chi dưới 3
1.1.2. Đặc điểm tổn khuyết phần mềm chi dưới 8
1.2. Phương pháp hút áp lực âm 10
1.2.1. Lịch sử sử dụng VAC trong điều trị 10
1.2.2. Nguyên lý hoạt động và tác dụng 11
1.2.3. Chỉ định và chống chỉ định của VAC 13
1.2.4. Dụng cụ, vật liệu cần thiết cho VAC 14
1.2.5. Kĩ thuật thực hiện 16
1.3. Các phương pháp điều trị khuyết da và phần mềm chi dưới 18
1.3.1. Liền thương tự nhiên 18
1.3.2. Khâu đóng trực tiếp 19
1.3.3. Ghép da 19
1.3.4. Vạt ngẫu nhiên 19
1.3.5. Vạt trục mạch cuống liền 20
1.3.6. Vạt tự do 20
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu 21
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 21
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu 21
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 21
2.2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 21
2.2.3. Mẫu và cách chọn mẫu 22
2.2.4. Các chỉ số và biến số 22
2.2.5. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu 24
2.2.6. Quy trình thu thập số liệu 24
2.3. Quản lý và phân tích số liệu 28
2.4. Sai số và cách hạn chế 29
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 29
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1. Đặc điểm lâm sàng tổn khuyết chi dưới 31
3.1.1. Phân bố theo tuổi và giới 31
3.1.2. Nguyên nhân tổn khuyết 32
3.1.3. Vị trí tổn khuyết 33
3.1.4. Mức độ tổn khuyết 35
3.1.5. Tình trạng vết thương 37
3.1.6. Tình trạng nhiễm trùng của tổn khuyết 38
3.1.7. Diện tích trung bình tổn thương và vùng lộ gân xương 39
3.1.8. Diện tích vùng lộ gân xương 39
3.2. Hiệu quả của phương pháp VAC 40
3.2.1. Thực hiện phương pháp VAC lần thứ 1 40
3.2.2. Thực hiện phương pháp VAC lần thứ 2 44
3.2.3. Thực hiện phương pháp VAC lần thứ 3 47
3.2.4. Kết quả chung của quá trình điệu trị bằng phương pháp VAC 48
3.3. Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình 49
3.3.1. Phương pháp tạo hình 50
3.3.2. Liền thương thứ kì 50
3.3.3. Ghép da 51
3.3.4. Vạt tổ chức 53
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 55
4.1. Đặc điểm lâm sàng tổn khuyết phần mềm chi dưới 55
4.1.1. Phân bố theo tuổi và giới 55
4.1.2. Nguyên nhân tổn khuyết 56
4.1.3. Vị trí tổn khuyết 56
4.1.4. Mức độ tổn khuyết 57
4.1.5. Tình trạng vết thương 60
4.1.6. Tình trạng nhiễm trùng của tổn khuyết 61
4.1.7. Diện tích trung bình tổn khuyết 63
4.1.8. Đặc điểm vùng lộ gân xương 63
4.2. Hiệu quả của phương pháp VAC 64
4.2.1. Diễn biến tình trạng nhiễm khuẩn 64
4.2.2. Diễn biến tình trạng lộ gân xương 68
4.2.3. Đặc điểm diện tích tổn thương 71
4.3. Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình sau khi áp dụng VAC 78
4.3.1. Phương pháp phẫu thuật tạo hình 78
4.3.2. Liền thương thứ kì 79
4.3.3. Phương pháp ghép da 80
4.3.4. Phương pháp tạo hình bằng vạt tổ chức 81
KẾT LUẬN 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Nguyên nhân tổn khuyết 32
Bảng 3.2: Vị trí tổn khuyết 33
Bảng 3.3: Mức độ tổn khuyết 35
Bảng 3.4: Loài vi khuẩn nuôi cấy được 38
Bảng 3.5: Diện tích trung bình 39
Bảng 3.6: Diện tích tổn thương và vùng lộ gân xương 39
Bảng 3.7: Diễn biến tình trạng nhiễm trùng sau hút VAC lần 1 40
Bảng 3.8: Diễn biến tình trạng lộ gân xương sau hút VAC lần 1 41
Bảng 3.9: Diện tích tổn thương trước và sau hút VAC lần 1 42
Bảng 3.10: Tỉ lệ diện tích tổ chức hạt sau hút VAC lần 1 42
Bảng 3.11: Diễn biến tình trạng nhiễm trùng sau hút VAC lần 2 44
Bảng 3.12: Diễn biến tình trạng lộ gân xương sau hút VAC lần 2 45
Bảng 3.13: Diện tích tổn thương trước và sau hút VAC lần 2 45
Bảng 3.14: Tính chất tổ chức hạt sau VAC lần 2 46
Bảng 3.15: Diễn biến tình trạng nhiễm trùng sau hút VAC lần 3 47
Bảng 3.16: Đặc điểm tổn thương sau hút VAC lần 3 47
Bảng 3.17: Diễn biến tình trạng nhiễm trùng 48
Bảng 3.18: Đặc điểm lộ gân xương 48
Bảng 3.19: Đặc điểm tổn thương 49
Bảng 3.20: Các phương pháp tạo hình 50
Bảng 3.21: Thời gian liền thương 51
Bảng 3.22: Tình trạng sống của mảnh da ghép khi tháo gối gạc 51
Bảng 3.23: Tình trạng sống của vạt tổ chức sau mổ 53
Bảng 3.24: Kết quả tạo hình vạt 54
Recent Comments