Kết quả giám sát vật chủ, véc tơ và huyết thanh học của bệnh dịch hạch tại Lâm Đồng, Trà Vinh
Kết quả giám sát vật chủ, véc tơ và huyết thanh học của bệnh dịch hạch tại Lâm Đồng, Trà Vinh, Đồng Nai, Bình Phước năm 2013
Tác giả: Lê Thanh Tùng, Lý Huỳnh Kim Khánh, Nguyễn Huỳnh Trang Thi, Lê Nguyễn Thùy Duy, Phạm Thị Thúy Ngọc, La Hoàng Huy, Ngô Minh Danh
Tóm tắt:
Nghiên cứu dịch tễ học mô tả cắt ngang được sử dụng nhằm theo dõi tình hình vật chủ, véc tơ và huyết thanh học bệnh dịch hạch tại khu vực miền Nam (Lâm Đồng, Trà Vinh, Đồng Nai, Bình Phước) trong thời gian từ tháng 1 – 4 năm 2013. Kết quả cho thấy thành phần loài vật chủ giữa 4 tỉnh điều tra có sự khác biệt đáng kể về mặt thống kê (p<0,0001). Loài Rattus exulans chiếm tỉ lệ cao nhất ở tỉnh Bình Phước 65,63%. Loài Rattus norvegicus chiếm tỉ lệ cao nhất ở tỉnh Trà Vinh 42,67%, loài Suncus murinus chiếm tỉ lệ cao nhất ở Đồng Nai 48,28% và loài Rattus rattus chiếm tỉ lệ cao nhất ở Bình Phước 31,25%. Thành phần loài bọ chét ở 4 tỉnh tương đối tương đồng (p=0,88 >0,05). Bình Phước, Đồng Nai, Lâm Đồng, Trà Vinh đều thu được bọ chét Xenopsylla cheopis với tỉ lệ lần lượt là 100%, 100%, 100% và 98,93%. Riêng bọ chét Xenopsylla astia chỉ thu được ở Trà Vinh chiếm 1,07%. Chỉ số phong phú vật chủ cao nhất là Trà Vinh 25%, thấp nhất là Lâm Đồng và Đồng Nai 10%. Chỉ số bọ chét và tỉ lệ nhiễm bọ chét cao nhất là Trà Vinh 4,98% và 82,67%, thấp nhất là Bình Phước 0,34% và 25%. Tất cả các mẫu xét nghiệm bằng kỹ thuật ELISA gián tiếp phát hiện kháng thể IgG kháng F1 đối với huyết thanh đều âm tính với Yersinia pestis. Mặc dù các mẫu âm tính với Yersinia pestis nhưng các chỉ số phong phú vật chủ, chỉ số bọ chét và tỉ lệ nhiễm bọ chét tương đối cao nên nguy cơ bùng phát dịch trở lại khi có điều kiện thuận lợi là rất lớn.
MÃ TÀI LIỆU
|
Y HỌC DỰ PHÒNG |
Giá :
|
10.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Recent Comments