MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN NGỪNG TIM Ở TRẺ TẠI TRUNG TÂM SƠ SINH VÀ KHOA CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN NGỪNG TIM Ở TRẺ TẠI TRUNG TÂM SƠ SINH VÀ KHOA CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC, BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Ngọc Duy Lê 1,, Thị Thuý Nga Đặng 1, Thị Hà Lê 1, Thị Út Nguyễn
Ngừng tim là tình trạng cấp cứu tối khẩn cấp, tỉ lệ tử vong cao, để lại di chứng thần kinh nặng nề, vì vậy tìm và điều trị theo nguyên nhân là một trong những yếu tố hết sức quan trọng góp phần vào hiệu quả điều trị của bệnh nhân. Mục tiêu: xác định một số nguyên nhân ngừng tim tại Trung tâm sơ sinh và Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2019 – 2021. Phương pháp: mô tả hồi cứu từ 1/2019 đến 9/2020 và mô tả tiến cứu từ 10/2020 đến 6/2021 trên 203 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu theo tiêu chuẩn ngừng tim của Hiệp hội hồi sức Hoa Kỳ 2015. Kết quả: Nguyên nhân gây ngừng tim trong nghiên cứu của chúng tôi do hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất là 53,7% trong đó tắc nghẽn đường thở là 14,7% và các bệnh lý của phổi màng phổi là 39%. Sau đó là nhóm sốc (20,2%), trong đó nhiễm khuẩn huyết sốc nhiễm khuẩn có tỷ lệ cao là 12,3%, sốc giảm thể tích là 6,4%, sốc phản vệ là 1,5%. Tiếp đến là do tim mạch (16,3%), trong đó hay gặp nhất là tăng áp phổi nặng, tim bẩm sinh có sốc tim hoặc suy tim nặng, viêm cơ tim. Tiếp theo là nhóm bệnh lý nội tiết (4%), thần kinh (3,5%), chấn thương (2%). Kết luận: Ngừng tim chủ yếu xảy ra ở nhóm trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt ở nhóm trẻ sinh non. Nhóm nguyên nhân gây ngừng tim nhiều nhất là hô hấp (53,7%), sốc (20,2%), tim mạch (16,3%).
MÃ TÀI LIỆU
|
TCYDH.2022.02881 |
Giá :
|
20.000đ
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Ngừng tim (NT) là tình trạng cấp cứu tối khẩn cấp, tỉ lệ tử vong caohoặc để lại di chứng thần kinh nặng nề.Nếunhư ở người lớn, ngừng timchủ yếu là thứ phát do nguyên nhân tim mạch, thì ở trẻ em nguyên nhân gây NT thường là thiếu oxy do suy hô hấp, được đặc trưng bởi sự suy giảm chức năng tim tiến triển trên lâm sàng bắt đầu bằng sự giảm oxy máu, tăng CO2 máu, nhiễm toan, hạ huyết áp và cuối cùng là ngừng tim [1].Ngừng tim xảy ra ở khoảng 2 đến 8 trẻ em trên 100.000/năm, và chỉ có 6% đến 27% sống sót sau khi xuất viện tuỳ từng nghiên cứu. Mặc dù đã sử dụng kỹ thuật hồisức tim phổi, nhưngtỷ lệ tử vong do NT nội viện ở trẻ sơ sinh và trẻ em là khoảng 65%và hậu quả ảnh hưởng lên hệ thần kinh là rất nặng nề[2],[3].Ở nước ta, mặc dù đã có một vài nghiên cứu vềvấn đề này nhưng vẫn chưa có nghiên cứunàomô tả một cách hệ thống và đầy đủ về nguyên nhâncủa cấp cứu NTở trẻ em. Vì vậy, nghiên cứu đượctiến hành nhằmxác địnhmột số nguyên nhân ngừng timtạiTrung tâm sơ sinh vàKhoa Cấp cứu vàChống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2019 –2021
Recent Comments