Nghiên cứu giá trị của chất chỉ điểm sinh học NGAL huyết tương trong chẩn đoán, tiên lượng hội chứng tim thận type 1

Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu giá trị của chất chỉ điểm sinh học NGAL huyết tương trong chẩn đoán, tiên lượng hội chứng tim thận type 1.Suy tim là một trong những bệnh lý tim mạch thường gặp và đang có xu hướng tăng nhanh cùng với sự lão hóa của dân số. Suy tim ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, là gánh nặng cho gia đình, ngành y tế và xã hội [80]. Tỷ suất hiện mắc suy tim khoảng 1-2% và tăng >10% ở người >70 tuổi [101]. Tại Việt Nam, trong khoảng thời gian 5 năm (từ 1/1/2003 đến 31/12/2007) tỷ lệ suy tim điều trị tại Viện Tim Mạch Việt Nam là 19,8% [10]. Tại Mỹ, chi phí dùng để chăm sóc suy tim là 30 tỷ đô la Mỹ một năm, trong đó hơn một nửa là chi phí dành cho nằm viện [127].

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2022.00161

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890


Suy tim thường dẫn đến các đợt tái nhập viện, giảm chất lượng cuộc sống và tử vong [43]. Có nhiều yếu tố dự đoán tử vong nội viện của suy tim như lớn tuổi, huyết áp tăng, nhịp tim nhanh, nồng độ Natri máu thấp, creatinin huyết thanh tăng [11]. Trong đó, yếu tố dự báo quan trọng kết cục bất lợi là rối loạn chức năng thận.
Các nghiên cứu lớn về suy tim mất bù cấp tại Mỹ như nghiên cứu ADHERE trên 263 bệnh viện và hơn 65.000 bệnh nhân, nghiên cứu OPTIMIZE-HF trên 259 bệnh viện và hơn 48.000 bệnh nhân cho thấy tỷ lệ tử vong nội viện tăng (21,9% và 16,3%) nếu bệnh nhân có tổn thương thận cấp khi nhập viện [11], [46].
Tổn thương thận cấp là tình trạng thường gặp ở bệnh nhân suy tim cấp được gọi là hội chứng tim thận type 1 (CRS1) [68]. Tỷ lệ hội chứng tim thận type 1 khoảng 32%-40% ở bệnh nhân nhập viện vì suy tim mất bù cấp và 25-44% ở bệnh nhân suy tim cấp [57], [72], [104]. Hậu quả của hội chứng tim thận type 1 là kéo dài thời gian nằm viện, tăng nguy cơ tái nhập viện, giảm chất lượng cuộc sống và tăng tỷ lệ tử vong [43].
Hiện nay, chẩn đoán xác định hội chứng tim thận type 1 chủ yếu dựa vào sự thay đổi creatinin huyết thanh và lượng nước tiểu theo tiêu chuẩn của KDIGO [58]. Phương pháp chẩn đoán này thường chậm, dẫn đến phát hiện hội chứng tim thận type 1 thường muộn và làm trì hoãn các can thiệp có lợi cho bệnh nhân [74], [118]. Việc phát hiện sớm hội chứng tim thận type 1 sẽ tránh được việc phải điều trị thay2 thế thận và tử vong ở bệnh nhân suy tim cấp. Vì vậy, việc tìm kiếm một chất chỉ điểm sinh học mới giúp chẩn đoán sớm hội chứng tim thận type 1 đang là vấn đề cấp thiết được các bác sĩ lâm sàng chuyên ngành tim và thận quan tâm. Neutrophil gelatinase associated lipocalin (NGAL) là một chuỗi polypeptide được sản xuất từ bạch cầu hạt trung tính. NGAL tăng trong tổn thương thận cấp, bệnh thận mạn và có vai trò tiên lượng biến cố tim mạch trong suy tim [83]. Nồng độ NGAL trong nhóm có biến cố tim mạch cao hơn nhóm không có biến cố tim mạch ở bệnh nhân suy tim mất bù cấp [81]. Độ nhạy và độ đặc hiệu của NGAL trong nước tiểu để chẩn đoán tổn thương thận cấp là 90% và 99% [90], [100]. Tại Việt Nam, tác giả Phạm Ngọc Huy Tuấn ghi nhận NGAL huyết tương và nước tiểu có giá trị tiên lượng độc lập tử vong ở bệnh nhân suy thận cấp khi nhập khoa cấp cứu [8]. Như vậy, NGAL có thể xem là chất chỉ điểm sinh học cho tiên lượng biến cố tim mạch và tổn thương thận cấp. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu nào về NGAL trong chẩn đoán và tiên lượng hội chứng tim thận type 1. Vì vậy, chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu giá trị của chất chỉ điểm sinh học NGAL huyết tương trong chẩn đoán, tiên lượng hội chứng tim thận type 1”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xác định nồng độ, giá trị chẩn đoán của NGAL huyết tương ở bệnh nhân hội chứng tim thận type 1.
2.2. Xác định giá trị tiên lượng sống còn của NGAL huyết tương ở bệnh nhân hội chứng tim thận type 1.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.1. Ý nghĩa khoa học
– Nghiên cứu cung cấp độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm và diện tích dưới đường cong ROC của NGAL huyết tương trong chẩn đoán hội chứng tim thận type 1.
– Nghiên cứu cung cấp điểm cắt của NGAL huyết tương trong tiên lượng sống còn ở bệnh nhân suy tim cấp hoặc suy tim mất bù cấp
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
– Kết quả nghiên cứu giúp tầm soát phát hiện sớm hội chứng tim thận type 1 ở bệnh nhân suy tim cấp hoặc suy tim mất bù cấp.
– Kết quả nghiên cứu giúp tiên lượng sống còn nội viện, sau 1 tháng và sau 12 tháng ở bệnh nhân suy tim cấp hoặc suy tim mất bù cấp

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………………….3
1.1. Tổng quan về hội chứng tim thận type 1 …………………………………………………3
1.2. Tổng quan về NGAL ………………………………………………………………………….22
1.3. Vai trò của NGAL trong hội chứng tim thận type 1………………………………..27
1.4. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài ……………………………………………………..32
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………..36
2.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………………36
2.2. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………….40
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu …………………………………………………………………..58
Chương 3: KẾT QUẢ KẾT NGHIÊN CỨU ………………………………………………..59
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu……………………………………………………59
3.2. Giá trị chẩn đoán hội chứng tim thận type 1 của chỉ điểm sinh học NGAL
huyết tương ……………………………………………………………………………………………..70
3.3. Giá trị tiên lượng tử vong ở bệnh nhân suy tim cấp hoặc suy tim mất bù cấp của
chỉ điểm sinh học NGAL huyết tương……………………………………………………………89
Chương 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………………………. 101
4.1. Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu ……………………………………………………… 101
4.2. Giá trị chẩn đoán hội chứng tim thận type 1 của chỉ điểm sinh học NGAL
huyết tương ………………………………………………………………………………………….. 110
4.3. Giá trị tiên lượng tử vong ở bệnh nhân suy tim cấp hoặc suy tim mất bù cấp
của chỉ điểm sinh học NGAL huyết tương ……………………………………………….. 123
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………….. 130
HẠN CHẾ ………………………………………………………………………………………………. 132
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………………. 133
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ
CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các chất chỉ điểm sinh học trong tổn thương thận cấp ……………………..9
Bảng 1.2. Điểm cắt, độ nhạy, độ đặc hiệu của NGAL trong chẩn đoán tổn thương
thận cấp theo các nghiên cứu ……………………………………………………….29
Bảng 1.3. Điểm cắt, độ nhạy, độ đặc hiệu của NGAL trong tiên lượng điều trị
thay thế thận và tử vong nội viện theo các nghiên cứu ……………………31
Bảng 2.1. Biến số nghiên cứu, định nghĩa/cách đo lường ……………………………….41
Bảng 2.2. Phân loại suy tim dựa vào EF theo ESC 2016 ……………………………….47
Bảng 2.3. Cách tính độ nhạy, độ đặc hiệu, các giá trị dự đoán và các tỷ số khả dĩ……58
Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi, giới tính và BMI của nhóm có hội chứng tim thận type 1
và nhóm không có hội chứng tim thận type 1 …………………………………59
Bảng 3.2. Đặc điểm lý do nhập viện của nhóm có hội chứng tim thận type 1 và
nhóm không có hội chứng tim thận type 1……………………………………..60
Bảng 3.3. Đặc điểm tiền căn của nhóm có hội chứng tim thận type 1 và nhóm
không có hội chứng tim thận type 1 ………………………………………………61
Bảng 3.4. Đặc điểm lâm sàng của nhóm có hội chứng tim thận type 1 và nhóm
không có hội chứng tim thận type 1 ………………………………………………63
Bảng 3.5. Tỷ lệ (%) theo phân typecủa hội chứng tim thận type 1 …………………..64
Bảng 3.6. Đặc điểm về hình ảnh học của nhóm có hội chứng tim thận type 1 và
nhóm không có hội chứng tim thận type 1……………………………………..65
Bảng 3.7. Kết quả xét nghiệm của nhóm có hội chứng tim thận type 1 và nhóm
không có hội chứng tim thận type 1 ………………………………………………66
Bảng 3.8. Đặc điểm điều trị lúc nhập viện của nhóm có hội chứng tim thận type 1
và nhóm không có hội chứng tim thận type 1 …………………………………68
Bảng 3.9. Đặc điểm kết cục lâm sàng của nhóm có hội chứng tim thận type 1 và
nhóm không có hội chứng tim thận type 1……………………………………..69
Bảng 3.10. Nồng độ NGAL huyết tương ở nhóm có hội chứng tim thận type 1 và
không có hội chứng tim thận type 1 ………………………………………………70
Bảng 3.11. Nồng độ trung bình NGAL huyết tương theo nhóm tuổi, nhóm hội
chứng tim thận type 1 và không có hội chứng tim thận type 1 ………….71Bảng 3.12. Nồng độ trung bình của NGAL huyết tương theo giới tính ở nhóm hội
chứng tim thận type 1 và không có hội chứng tim thận type 1 ………….71
Bảng 3.13. Nồng độ trung bình của NGAL huyết tương theo các đặc điểm tiền căn ………..72
Bảng 3.14. Nồng độ trung bình của NGAL huyết tương theo các đặc điểm hình ảnh học…73
Bảng 3.15. Nồng độ NGAL huyết tương ở các phân typecủa CRS1 …………………74
Bảng 3.16. Tương quan giữa nồng độ NGAL huyết tương theo một số đặc điểm lâm sàng74
Bảng 3.17. Tương quan giữa nồng độ NGAL huyết tương theo một số đặc điểm
cận lâm sàng ………………………………………………………………………………77
Bảng 3.18. Mô hình đa biến tối ưu dự báo hội chứng tim thận type 1 theo phương
pháp mô hình trung bình Bayes…………………………………………………….79
Bảng 3.19. Ma trận nhầm lẫn (confusion matrix) trong mô hình dự báo hội chứng
tim thận type 1 ……………………………………………………………………………81
Bảng 3.20. Giá trị NGAL huyết tương, Cystatin C và NT-proBNP trong chẩn đoán
hội chứng tim thận type 1…………………………………………………………….83
Bảng 3.21. Giá trị NGAL huyết tương kết hợp Cystatin C trong chẩn đoán hội
chứng tim thận type 1 ………………………………………………………………….84
Bảng 3.22. Giá trị NGAL huyết tương kết hợp NT-proBNP trong chẩn đoán hội
chứng tim thận type 1 ………………………………………………………………….85
Bảng 3.23. Giá trị Cystatin C kết hợp NT-proBNP trong chẩn đoán hội chứng tim
thận type 1 …………………………………………………………………………………86
Bảng 3.24. Giá trị NGAL huyết tương kết hợp với Cystatin C và NT-proBNP trong
chẩn đoán hội chứng tim thận type 1……………………………………………..87
Bảng 3.25. Phối hợp các chất chỉ điểm sinh học trong chẩn đoán hội chứng tim
thận type 1 …………………………………………………………………………………88
Bảng 3.26. Giá trị tiên lượng tử vong trong bệnh viện/bệnh nặng xin về của NGAL
huyết tương, Cystatin C và NT-proBNP ………………………………………..89
Bảng 3.27. Giá trị tiên lượng tử vong trong vòng 30 ngày của NGAL huyết tương,
Cystatin C và NT-proBNP ………………………………………………………….90
Bảng 3.28. Giá trị tiên lượng tử vong trong 12 tháng theo dõi sau xuất viện của
NGAL huyết tương, Cystatin C và NT-proBNP……………………………..91
Bảng 3.29. Tỷ lệ tử vong ở các phân typecó hội chứng tim thận type 1 ……………..93Bảng 3.30. Mô hình hồi quy logistic đơn biến và đa biến các chỉ điểm sinh học liên
quan đến tử vong trong bệnh viện ………………………………………………..94
Bảng 3.31. Mô hình hồi quy logistic đơn biến và đa biến các chỉ điểm sinh học liên
quan đến tử vong trong 30 ngày……………………………………………………94
Bảng 3.32. Thời gian sống trong 12 tháng theo dõi sau xuất viện ở nhóm có hội
chứng tim thận type 1 và không có hội chứng tim thận type 1 ………….95
Bảng 3.33. Thời gian sống trong 12 tháng theo dõi sau xuất viện ở nhóm có hội
chứng tim thận type 1 theo các phân type ………………………………………96
Bảng 3.34. Thời gian sống trong 12 tháng theo dõi sau xuất viện theo điểm cắt của
các chỉ điểm sinh học …………………………………………………………………97
Bảng 3.35. Mô hình hồi quy Cox đơn biến và đa biến các yếu tố có khả năng tiên
lượng tử vong sau 12 tháng theo dõi sau xuất viện ……………………… 1

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ xử trí suy tim cấp theo Hội tim mạch Châu Âu …………………………………39
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ nghiên cứu……………………………………………………………………………………54
Biểu đồ 3.1. Phân độ suy tim ………………………………………………………………………………….62
Biểu đồ 3.2. Các giai đoạn bệnh thận mạn ……………………………………………………………….62
Biểu đồ 3.3. Nồng độ NGAL huyết tương ở nhóm hội chứng tim thận type 1 (CRS1) và
nhóm không hội chứng tim thận type 1………………………………………………..70
Biểu đồ 3.4. Tương quan giữa nồng độ NGAL huyết tương và huyết áp tâm thu ………….75
Biểu đồ 3.5. Tương quan giữa nồng độ NGAL huyết tương và huyết áp tâm trương ……..76
Biểu đồ 3.6. Tương quan giữa nồng độ NGAL huyết tương và huyết áp trung bình ……..76
Biểu đồ 3.7. Tương quan giữa nồng độ NGAL huyết tương và Cystatin C……………………78
Biểu đồ 3.8. Tương quan giữa nồng độ NGAL huyết tương và NT-proBNP ………………..78
Biểu đồ 3.9. Các mô hình được chọn dự báo hội chứng tim thận type 1 theo phương pháp
BMA……………………………………………………………………………………………….80
Biểu đồ 3.10. Đường cong ROC của NGAL huyết tương, Cystatin C, NT-proBNP trong
chẩn đoán hội chứng tim thận type 1 ………………………………………………….84
Biểu đồ 3.11. Đường cong ROC xác suất dự báo hội chứng tim thận type 1 khi kết hợp
NGAL huyết tương và Cystatin C ………………………………………………………85
Biểu đồ 3.12. Đường cong ROC xác suất dự báo hội chứng tim thận type 1 khi kết hợp
NGAL huyết tương và NT-proBNP…………………………………………………….86
Biểu đồ 3.13. Đường cong ROC xác suất dự báo hội chứng tim thận type 1 khi kết hợp
Cystatin C và NT-proBNP …………………………………………………………………87
Biểu đồ 3.14. Đường cong ROC xác suất dự báo hội chứng tim thận type 1 khi kết hợp
NGAL huyết tương với Cystatin C và NT-proBNP……………………………….88
Biểu đồ 3.15. Đường cong ROC tiên lượng tử vong trong bệnh viện/bệnh nặng xin về của
NGAL huyết tương, Cystatin C và NT-proBNP……………………………………90
Biểu đồ 3.16. Đường cong ROC tiên lượng tử vong trong vòng 30 ngày của NGAL huyết
tương, Cystatin C và NT-proBNP……………………………………………………….91
Biểu đồ 3.17. Đường cong ROC tiên lượng tử vong trong vòng 12 tháng theo dõi sau xuất
viện của NGAL huyết tương, Cystatin C và NT-proBNP ………………………92Biểu đồ 3.18. Xác suất sống còn ở nhóm có hội chứng tim thận type 1 và không có hội
chứng tim thận type 1………………………………………………………………………..96
Biểu đồ 3.19. Xác suất sống còn ở nhóm có hội chứng tim thận type 1 theo các phân type………..97
Biểu đồ 3.20. Xác suất sống còn theo điểm cắt NGAL huyết tương …………………………….98
Biểu đồ 3.21. Xác suất sống còn theo điểm cắt Cystatin C………………………………………….99
Biểu đồ 3.22. Xác suất sống còn theo điểm cắt NT-proBNP……………………………………….9

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/