Nghiên cứu tình hình kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn lậu đã phân lập tại bệnh viện Da liễu Trung ương
Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu tình hình kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn lậu đã phân lập tại bệnh viện Da liễu Trung ương.Bênh lậu là một trong những bênh lây truyền qua đường tình dục phổ biến hay gặp ở nước ta và nhiều nước trên thế giới. Bênh không gây tử vong, nhưng điều trị không kịp thời, không đúng phác đồ sẽ để lại nhiều biến chứng và di chứng làm ảnh hưởng đến xã hội, kinh tế, gia đình và giống nòi. Tác nhân gây bênh là song cầu khuẩn Gram âm, có tên khoa học là Neisseria gonorrhoeae, được Neisser mô tả năm 1879, Leistikow và Loeffler nuôi cấy lần đầu trên môi trường nhân tạo năm 1882.
Những năm gần đây bệnh lậu có xu hướng tăng. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2011 hằng năm trên toàn thế giới có khoảng 448 triệu người mới mắc các bệnh LTQĐTD trong đó người mắc bệnh lậu là 87,8 triệu người [16]
MÃ TÀI LIỆU
|
SDH.0366 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Theo thông báo của WHO (2012): chương trình giám sát tính kháng kháng sinh của vi khuẩn lậu ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã phân lập được 9.744 chủng tại 19 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tỷ lệ các chủng vi khuẩn lậu kháng kháng sinh thuộc nhóm quinolon vẫn ở mức độ cao: Trung Quốc là 89,4%, Hồng Kông 96,7%, Hàn Quốc 92,7%, Nhật Bản 72,5%, Brunei 81,7%, Philippines 96,9%…[17]. Ở Việt nam, theo Phạm Thị Lan năm 2011, tỷ lệ kháng của vi khuẩn lậu với ciprofloxacin là 98%, tetracyclin là 28%[18].
Ở Việt Nam theo ước tính của Bệnh viện Da liễu Trung Ương hàng năm có khoảng 300.000 người mắc bệnh LTQĐTD, trong đó bệnh lậu chiếm 21,7% .Nhưng trên thực tế con số này có thể còn lớn hơn nhiều nữa. Do nhiều nguyên nhân mà phần lớn bệnh nhân tự tìm đến các phòng khám tư nhân không chuyên khoa, hoặc tự mua thuốc uống. Điều này không những gây khó khăn cho việc quản lý bệnh mà còn làm gia tăng sự lan rộng và xuất hiện các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Viêc giám sát sự kháng kháng sinh của vi khuẩn lậu là rất cần thiết vì không những giúp cho các chương trình giám sát tính kháng kháng sinh cấp Quốc gia và Quốc tế theo dõi mức độ kháng thuốc của vi khuẩn lậu, mà còn giúp bác sĩ lâm sàng xây dựng mô hình điều trị bằng kháng sinh hợp lý nhằm giảm chi phí, giảm thời gian điều trị cho bênh nhân, giảm thiểu nguồn lây cho cộng đồng.
Xuất phát từ lý do trên chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu tình hình kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn lậu đã phân lập tại bệnh viện Da liễu Trung ương”
Nhằm 2 mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ nhiễm vi khuẩn lậu trên bệnh nhân mắc hội chứng tiết dịch niệu đạo, âm đạo đến khám bệnh tại bệnh viện Da liễu
Trung ương từ ngày 1/3/2016 đến ngày 30/12/2016
2. Đánh giá mức độ đề kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn lậu đã phân lập tại Bệnh viện Da liễu Trung ương
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ……………………………………………………………… 3
1.1.Bệnh lậu …………………………………………………………………………………….. 3
1.1.1.Lịch sử bệnh lậu ………………………………………………………………………… 3
1.1.2.Tình hình bệnh lậu trên thế giới ……………………………………………………. 4
1.1.3.Tình hình bệnh lậu ở Việt Nam ……………………………………………………. 4
1.2. Đặc điểm sinh học của vi khuẩn lậu …………………………………………….. 5
1.2.1.Hình thể và cấu trúc ……………………………………………………………………. 5
1.2.2.Tính chất nuôi cấy ……………………………………………………………………… 6
1.2.3.Tính chất sinh vật hóa học …………………………………………………………… 7
1.2.4.Khả năng gây bệnh của vi khuẩn lậu……………………………………………… 8
1.2.5.Chẩn đoán vi khuẩn lậu trong phòng xét nghiệm …………………………… 11
1.3.Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn lậu …………………………….. 12
1.4.Cơ chế kháng kháng sinh của vi khuẩn lậu. ………………………………… 16
1.4.1.Cơ chế chung …………………………………………………………………………… 16
1.4.2.Cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn lậu …………………………………………… 17
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 20
2.1.Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………… 20
2.2. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………….. 20
2.2.1. Mẫu nghiên cứu ………………………………………………………………………. 20
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu …………………………………………………………………. 21
2.3.Vật liệu nghiên cứu……………………………………………………………………. 21
2.4. Các bước tiến hành…………………………………………………………………… 23
2.4.1. Kỹ thuật lấy bệnh phẩm ……………………………………………………………. 23
2.4.2.Kỹ thuật nhuộm soi ………………………………………………………………….. 242.4.3.Kỹ thuật nuôi cấy …………………………………………………………………….. 25
2.4.4.Các tiêu chuẩn chẩn đoán xác định vi khuẩn lậu ……………………………. 28
2.4.5.Kỹ thuật làm kháng sinh đồ ……………………………………………………….. 29
2.4.6. Kỹ thuật xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) ………………………… 30
2.5. Xử lý số liệu……………………………………………………………………………… 32
2.6. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ………………………………………………. 32
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu…………………………………………………………. 32
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………….. 33
3.1.Tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh lậu trong tổng số bệnh nhân có HCTDNĐ…. 33
3.1.1. Tỉ lệ bệnh nhân nhiễm lậu ………………………………………………………… 33
3.1.2.Những yếu tố liên quan tới tỷ lệ nhiễm: ……………………………………….. 34
3.1.2.1. Phân bố theo độ tuổi ……………………………………………………………… 34
3.1.2.2. Phân bố theo gới tính …………………………………………………………….. 35
3.1.2.3. Phân bố theo nghè nghiệp ………………………………………………………. 36
3.1.2.4. Phân bố theo trình độ học vấn …………………………………………………. 37
3.1.2.5. Phân bố theo địa dư ………………………………………………………………. 38
3.1.2.6. Phân bố theo tình trạng hôn nhân …………………………………………….. 39
3.1.2.7. Số lượng bạn tình …………………………………………………………………. 40
3.1.2.8. Tiền sử mắc bệnh lậu …………………………………………………………….. 41
3.1.2.9. Hành vi tìm kiếm dịch vụ y tế……………………………………………….. 42
3.1.2.10. Phan bố theo nguồn lây ………………………………………………………… 42
3.1.2.11. Phân bố theo đường quan hệ tình dục …………………………………….. 43
3.2.Kết quả đề kháng kháng sinh của vi khuẩn lậu……………………………. 44
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ……………………………………………………………….. 47
4.1.Đặc điểm lâm sang, một số yếu tố liên quan của bệnh lậu …………….. 47
4.1.1.Tình hình bệnh lậu ……………………………………………………………………. 47
4.1.2. Một số yếu tố liên quan của bệnh lậu ………………………………………….. 484.2.Mức độ kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn lậu…………………. 54
4.2.1.Với kháng sinh nhóm chính ……………………………………………………….. 54
4.2.2.Với các kháng sinh nhóm bổ sung ………………………………………………. 57
4.2.3.Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) ………………………………………………….. 57
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………. 59
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………… 60
TÀI LIỆU THAM KHẢODANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tình hình bệnh lậu từ 2006 đến 2010 ………………………………………. 5
Bảng 2.1: Các khoanh giấy kháng sinh thuộc nhón chính ……………………….. 22
Bảng 2.2: Các khoanh giấy kháng sinh thuộc nhón bổ sung ……………………. 23
Bảng 2.3: Bảng chuẩn kháng sinh đồ…………………………………………………… 30
Bảng 3.1: Tỉ lệ bênh nhân nhiễm lậu trên tổng số bệnh nhân HCTDNĐ……. 33
Bảng 3.2: Phân bố bệnh nhân theo tuổi ……………………………………………….. 34
Bảng 3.3: Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp (n=106) ………………………… 36
Bảng 3.4: Phân bố bệnh nhân theo trình độ học vấn ………………………………. 37
Bảng 3.5: Phân bố theo tình trạng hôn nhân …………………………………………. 39
Bảng 3.6. Số bạn tình của bệnh nhân …………………………………………………… 40
Bảng 3.7: Tiền sử mắc bệnh lậu …………………………………………………………. 41
Bảng 3.8: Hành vi tìm kiếm dịch vụ khám chữa bệnh ……………………………. 42
Bảng 3.9: Phân bố bệnh nhân theo nguồn lây ……………………………………….. 42
Bảng 3.10: Phân bố bệnh nhân theo đường quan hệ tình dục …………………… 43
Bảng 3.11: Sự đề kháng với các kháng sinh nhóm chính ………………………… 44
Bảng 3.12: Sự đề kháng với các kháng sinh nhóm bổ sung: ……………………. 45
Bảng 3.13: Kết quả MIC của một số kháng sinh với vi khuẩn lậu ……………. 46DANH MỤC HÌNH
Hình1.1: Khuẩn lạc vi khuẩn lậu sau nuôi cấy 24 giờ………………………………. 7
Hình1.2: Thử tính chất lên men đường của Neisseria gonorrhea……………….. 7
Hình 2.1: Hình ảnh vi khuẩn lậu nhuộm Gram và soi trên kính hiển vi …….. 25
Hình 2.2: Vi khuẩn lậu trên môi trường Thayer – Martin ………………………… 26
Hình 2.3: Remel BactiCard Neisseria ………………………………………………….. 28
Hình 3.1: Phân bố bệnh nhân theo thời gian ………………………………………… 33
Hình 3.2: Phân bố bệnh nhân theo tuổi ………………………………………………… 34
Hình 3.3: Phân bố bệnh nhân theo giới tính ………………………………………….. 35
Hình 3.4: Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp …………………………………….. 36
Hình 3.5: Phân bố bệnh nhân theo trình độ học vấn. ………………………………. 37
Hình 3.6: Phân bố bệnh nhân theo địa dư …………………………………………….. 38
Hình 3.7: Tình trạng hôn nhân của bệnh nhân nhiễm vi khuẩn lậu …………… 39
Hình 3.8: Phân bố theo số lượng bạn tình …………………………………………….. 40
Hình 3.9: Tỷ lệ người nhiễm mới ……………………………………………………….. 41
Hình 3.10: Tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn lậu với kháng sinh
nhóm chính …………………………………………………………………………………….. 44
Hình 3.11: Tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn lậu với nhóm bổ xung ……. 4
Recent Comments