Nghiên cứu tình hình rối loạn lipid máu và một số yếu tố nguy cơ ở trẻ béo phì từ 6-10 tuổi tại một số trường tiểu học của thành phố Hà Nội năm 2012

Luận văn Nghiên cứu tình hình rối loạn lipid máu và một số yếu tố nguy cơ ở trẻ béo phì từ 6-10 tuổi tại một số trường tiểu học của thành phố Hà Nội năm 2012.Trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 1,1 – 1,7 tỷ người thừa cân và khoảng 312 triệu người béo phì [63]. Béo phì đang là một thách thức lớn về sức khỏe cộng đồng ở các nước đã và đang phát triển. Tỷ lệ béo phì đã tăng gấp ba lần ở các nước đang phát triển trong 20 năm qua [65].

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00226

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Ở trẻ em, tỷ lệ béo phì đã tăng lên trên toàn thế giới trong những thập kỷ qua và trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng được ưu tiên giải quyết ở nhiều quốc gia [73], [92]. Theo báo cáo của Tổ chức Y Tế Thế Giới, tại châu Âu năm 2007 trung bình có khoảng 24% trẻ em 6-9 tuổi bị thừa cân hoặc béo phì. Tại Mỹ, theo số liệu dựa theo cân nặng và chiều cao từ National Health and Nutrition Examination Survey (NHANES) năm 2007-2008 cho thấy khoảng 16,9% trẻ em và thanh thiếu niên từ 2 đến 19 tuổi béo phì [54]. Tổ chức phòng chống béo phì quốc tế (IOTF) cũng đã công bố ở lứa tuổi học đường hiện nay có khoảng 155 triệu trẻ em (khoảng 10%) bị thừa cân và béo phì. Trong đó có khoảng 30-45 triệu, chiếm 2-3% tổng số trẻ em bị béo phì [71].

Tại Việt Nam, trong vòng hai thập kỷ qua, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em đặc biệt là suy dinh dưỡng nhẹ cân đã giảm nhanh và giảm một cách bền vững [15]. Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đến cuối năm 2009, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân đã giảm còn 18,9%. Cũng như ở các nước đang phát triển khác, nước ta vẫn còn tồn tại vấn đề “gánh nặng kép” về dinh dưỡng, bên cạnh vấn đề suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì đã trở thành gánh nặng tăng thêm [92]. Béo phì có xu hướng gia tăng nhanh chóng ở mọi lứa tuổi và các vùng miền, đặc biệt là ở khu vực thành thị, trong đó thể béo bụng là thường gặp nhất. Một số bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng như đái tháo đường, tăng huyết áp,… cũng ngày càng gia tăng [10]. Các cuộc điều tra dịch tễ học trước những năm 1995 cho thấy tỷ lệ thừa cân không đáng kể, béo phì hầu như không có, nhưng từ năm 2005 tỷ lệ thừa cân đã lên tới 9,7% và béo phì độ 1 là 6,2% ở lứa tuổi 25 đến 64 tuổi [20]. Thừa cân, béo phì đã trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng trước hết ở các đô thị như Hà Nội, Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Béo phì gây nên những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe lúc trẻ nhỏ cũng như khi trưởng thành [83]. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh tăng huyết áp, rối loạn lipid máu; rối loạn dung nạp glucose, tăng insulin máu và tăng đề kháng với insulin [58] [55] [91]. Hội chứng chuyển hóa được xem như là một trong những yếu tố nguy cơ tim mạch thường gặp ở người lớn cũng đã xuất hiện ở trẻ em và có liên quan với tình trạng béo phì [93] [67] [82].

Do sự gia tăng của thừa cân – béo phì trên toàn thế giới, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên, các nghiên cứu và can thiệp phòng chống các hậu quả của béo phì ngày càng được đầu tư và quan tâm từ góc độ y tế công cộng [64]. Nghiên cứu của Lê Thị Hải và cs năm 2002 tại một trường tiểu học ở Hà Nội cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp ở trẻ thừa cân – béo phì tăng từ 16,6% lên 22,8% trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2003 [13]. Một nghiên cứu khác trên đối tượng học sinh 8 – 10 tuổi tại một trường tiểu học tại Hà Nội cho thấy có 52,2% trẻ 8-10 tuổi bị rối loạn lipid máu, có tới 57,6% trẻ em 8-9 tuổi có nguy cơ mắc HCCH và 84,6% trẻ em 10 tuổi bị mắc HCCH [6]. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ là bước đầu tìm hiểu tình hình rối loạn chuyển hóa ở một nhóm nhỏ trẻ thừa cân-béo phì nên không mang tính đại diện. Do vậy, để có thêm các số liệu cập nhật về tình hình rối loạn lipid máu và các yếu tố liên quan ở trẻ em tiểu học – đối tượng cần được ưu tiên trong các chương trình can thiệp về sức khỏe và dinh dưỡng – đồng thời xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình hình rối loạn lipid máu và một số yếu tố nguy cơ ở trẻ béo phì từ 6-10 tuổi tại một số trường tiểu học của thành phố Hà Nội năm 2012” với hai mục tiêu cụ thể như sau:

1. Xác định tỷ lệ rối loạn lipid máu ở trẻ béo phì 6-10 tuổi tại Hà Nội năm 2012

2. Phân tích một số yếu tố nguy cơ đến rối loạn lipid máu ở trẻ em béo phì 6-10 tuổi tại Hà Nội năm 2012.

MỤC LỤC

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 4

1.1. LIPID MÁU VÀ LIPOPROTEIN 4

1.1.1. Lipid máu và các loại lipoprotein 4

1.1.2. Chuyển hóa của lipid và lipoprotein 5

1.2. RỐI LOẠN LIPID MÁU 6

1.2.1. Nguyên nhân rối loạn lipid máu 7

1.2.2. Đánh giá các mức độ rối loạn lipid máu ở trẻ em 9

1.2.3. Tầm soát rối loạn lipid máu ở trẻ em và thanh thiếu niên 10

1.2.4. Phân loại rối loạn chuyển hóa lipid máu 11

1.3. ĐỊNH NGHĨA, KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI VỀ BÉO PHÌ 13

1.3.1. Định nghĩa béo phì 13

1.3.2. Phân loại béo phì 13

1.3.3. Chẩn đoán độ nặng của béo phì 15

1.4. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ THƯỜNG GẶP CỦA BÉO PHÌ VÀ RỐI

LOẠN LIPID MÁU 16

1.4.1. Thói quen ăn uống 17

1.4.2. Yếu tố môi trường 18

1.4.3. Yếu tố kinh tế 19

1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BÉO PHÌ, RỐI LOẠN LIPID MÁU  20

1.5.1. Thế giới và khu vực 20

1.5.2. Việt Nam 22

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 26

2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 26

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 27

2.3.2. Cỡ mẫu và quy trình chọn mẫu 27

2.3.3. Thu thập thông tin 30

2.3.4. Sai số và khống chế sai số 34

2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU 35

2.5. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 35

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37

3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 37

3.2. ĐẶC ĐIỂM LIPID MÁU VÀ RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở HỌC SINH

BÉO PHÌ 6-10 TUỔI 40

3.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN

LIPID MÁU Ở HỌC SINH 6-10 TUỔI 48

3.3.1. Yếu tố gia đình 51

3.3.2. Về tiền sử (đặc điểm) bản thân của trẻ 54

3.4. NHẬN THỨC CỦA PHỤ HUYNH VÀ HỌC SINH VỀ TÌNH TRẠNG BÉO PHÌ 58

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 60

1. Tình trạng dinh dưỡng và tỷ lệ rối loạn lipid máu ở trẻ béo phì 6-10 tuổi

tại một số trường tiểu học tại Hà Nội năm 2012 60

2. Hội chứng chuyển hóa ở trẻ béo phì 66

3. Một số yếu tố nguy cơ đến rối loạn lipid máu ở trẻ em béo phì 6-10 tuổi

tại Hà Nội năm 2012 67

4. Nhận thức của phụ huynh học sinh về tình trạng béo phì của trẻ 71

KẾT LUẬN 72

KHUYẾN NGHỊ 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Bạch Vọng Hải, Lại Phú Thƣởng (1997), Các chuyên đề sinh hóa và dịch tễ học lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, tr. 26.
2. Bộ môn Sinh lý học (2005), “Chuyển hóa lipid”, Sinh lý học y khoa, tập
2, Nhà xuất bản Y học TP. Hồ Chí Minh, tr. 30-40.
3. Đặng Văn Phƣớc, Trƣơng Quang Bình (1998), “Lipid, lipoprotein và bệnh mạch vành”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, số 2(4), tr. 191-196.
4. Đinh Thanh Huề (2005), Phƣơng pháp dịch tễ học, Nhà xuất bản y học Hà Nội.
5. Đỗ Đình Hà (1996), Sinh hóa lâm sàng, Trƣờng Đại học Y dƣợc Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Đỗ Thị Phƣơng Hà, Lê Bạch Mai, Nguyễn Thị Lâm (2009), “Mối liên quan giữa chỉ tiêu nhân trắc với tình trạng tăng huyết áp và hội chứng chuyển hóa ở trẻ 8-10 tuổi tại Hà Nội”, Tạp chí Dinh Dưỡng và Thực Phẩm, số 5(3+4), tr. 62 – 72.
7. Hà Huy Khôi (1997), “Chƣơng 3: Phƣơng pháp lấy mẫu”, Phƣơng pháp dịch tễ học dinh dƣỡng, Nhà xuất bản Y học, tr. 32-47.
8. Hà Huy Khôi (2002), “Các thách thức về dinh dƣỡng trong thời kì chuyển tiếp”, Tạp chí Thông tin Y dược, số 4, tr. 7-10.
9. Hà Huy Khôi, Nguyễn Công Khẩn (2002), “Thừa cân béo phì, một vấn đề sức khỏe cộng đồng mới ở nƣớc ta”, Tạp chí Y học thực hành, số 418, tr. 5 – 9.
10. Hà Huy Khôi, Nguyễn Công Khẩn, Lê Thị Hợp (2008), “Các thành tố chính của chiến lƣợc dinh dƣỡng dự phòng các bệnh mạn tính ở Việt Nam”, Tạp chí Dinh Dưỡng và Thực Phẩm, số 4(3+4).11. Hideaki Bujo (2010), “Rối loạn mỡ máu và bệnh tim mạch”, Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm, số 3+4, tr. 14.
12. Hoàng Thị Minh Thu (2003), “Tình trạng thừa cân, béo phì và một số yếu tố liên quan ở học sinh 6-11 tuổi tại quận Cầu Giấy – Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ y tế công cộng.
13. Lê Thị Hải, Nguyễn Thị Lâm (2004), “Theo dõi tình trạng dinh dƣỡng và sức khỏe của trẻ thừa cân – béo phì tại Hà Nội”, Tạp chí Y học Thực hành, số 496, tr. 53-57.
14. Lê Thị Hợp (2003), “Phƣơng pháp đánh giá tình trạng dinh dƣỡng (thừa cân béo phì) ở trẻ em dƣới 10 tuổi”, Tạp chí y học dự phòng, tr. 76 – 80.
15. Lê Thị Hợp, Hà Huy Khôi (2010), “Xu hƣớng tăng trƣởng thế tục của ngƣời Việt Nam và định hƣớng của Chiến lƣợc Quốc gia về Dinh dƣỡng trong giai đoạn 2011-2020”, Tạp chí Dinh Dưỡng và Thực Phẩm, số
6(3+4).
16. Lê Thị Kim Quí, Đỗ Thị Ngọc Diệp và cs (2010), “Hiệu quả của một số giải pháp can thiệp phòng chống thừa cân béo phì cho học sinh tiểu học tại quận 10 TP Hồ Chí Minh năm học 2008-2009”, Tạp chí Dinh Dưỡng và Thực Phẩm, số 6(3+4).
17. Lê Thị Ngọc Dung, Phạm Lê An & và cs (2007), “Đặc điểm của trẻ thừa cân, béo phì siêu âm có gan nhiễm mỡ tại khoa Dinh dƣỡng Bệnh viện Nhi Đồng 1 – năm 2005 – 2006”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, số 11(1).
18. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê (2007), “Rối loạn chuyển hóa lipid”, Nội tiết học đại cƣơng, Nhà xuất bản Y học TP. Hồ Chí Minh, tr. 457-499.19. Ngô Văn Quang, Lê Thị Quý và cs (2010), “Thừa cân và các yếu tố
liên quan ở học sinh tiểu học thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, số 6(3+4).
20. Nguyễn Công Khẩn, Lê Bạch Mai, Đỗ Thị Phƣơng Hà và cs (2007), “Thực trạng thừa cân béo phì và một số yếu tố liên quan ở ngƣời trƣởng thành 25 – 64 tuổi”, Tình hình dinh dưỡng và chiến lược can thiệp ở Việt Nam, tr. 49 – 72.
21. Nguyễn Lân Đính (2007), “Béo phì các thông tin cập nhật”, Hội ngh khoa học thừa cân – béo phì, mối nguy cơ của các bệnh thời đại, tr. 133 – 139.
22. Nguyễn Quang Dũng, Nguyễn Lân và cs (2008), “Tình trạng béo phì ở học sinh tiểu học 9-11 tuổi và các yếu tố liên quan tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Dinh Dưỡng và Thực Phẩm, số 4(1), tr. 39 – 47.
23. Nguyễn Thị Diễm Chi (2004), “Nghiên cứu rối loạn Lipit máu ở trẻ em Thừa cân – béo phì từ 6 – 15 tuổi tại một số trƣờng tiểu học và Trung học cơ sở tại thành phố Huế”, Luận văn thạc sĩ Nhi khoa, Trƣờng ĐH Y
Huế.
24. Nguyễn Thị Hoa (2003), “Đặc điểm bệnh nhân béo phì tại khoa dinh dƣỡng bệnh viện Nhi Đồng 1 trong năm 2000-2002”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, số 7(1).
25. Nguyễn Thị Hoa, Hoàng Thị Thanh Thủy, Hoàng Thị Tín, Đỗ Thu Cẩm, và cộng sự (2010), “Đặc điểm bệnh nhân béo phì và hiệu quả điều trị béo phì tại khoa dinh dƣỡng BV Nhi Đồng I (1998-2008)”, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, số 6(3+4).
26. Nguyễn Thị Kim Hƣng (2003), “Tình trạng thừa cân và các yếu tố liên quan ở học sinh 6-11 tuổi tại quận 1 – thành phố Hồ Chí Minh năm2003”, Báo cáo đề tài nhánh cấp nhà nƣớc KC10.05 giai đoạn 2001- 2005, Viện Dinh Dƣỡng.
27. Nguyễn Thị Lâm, Hà Nguyễn Thanh (2004), “Dinh dƣỡng điều trị rối loạn mỡ máu”, Dinh dƣỡng điều trị bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu và đái tháo đƣờng, Nhà xuất bản Y học, tr. 47-81.
28. Nguyễn Văn Tuấn (2008), Y học thực chứng, Nhà xuất bản Y học.
29. Nguyễn Văn Xang, Nguyễn Thị Lâm (2002), “Chế độ ăn trong phòng và điều trị rối loạn chuyển hóa Lipoprotein máu”, Dinh dƣỡng lâm sàng, Viện Dinh Dƣỡng, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 170-188.
30. Phùng Đức Nhật (2008), “Nghiên cứu bệnh chứng các yếu tố nguy cơ thừa cân, béo phì của học sinh mẫu giáo từ 4-6 tuổi tại quận 5 thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, số 12(4), tr. 158 – 161.
31. Robert B. Taylor, Alan K. David, Thomas A. Johnson, Jr.D. Melessa Philips, Joseph E. Scherger (2004), “Rối loạn lipid máu”, Y học gia đình, các nguyên lý và thực hành, Nhà xuất bản Y học, tr. 1708-1720.
32. Tăng Kim Hồng, Michael J Dibley, Li Ming (2010), “Đánh giá thừa cân và béo phì ở trẻ em và trẻ vị thành niên châu Á: sử dụng điểm cắt BMI của IOTF có thích hợp?”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh,số 14(2).
33. Tổ chức Y tế Thế giới (2004), “Chế độ ăn, Dinh dƣỡng và dự phòng các bệnh mạn tính”, Báo cáo kỹ thuật của WHO 916, tr. 5-11, 70-83.
34. Trần Thị Hồng Loan, Nguyễn Thị Kim Hƣng (2005), “Tình trạng thừa cân và béo phì ở các tầng lớp dân cƣ Tp Hồ Chí Minh năm 1996-2001”, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, số 1(1).
35. Trần Thị Phúc Nguyệt (2006), “Nghiên cứu tình trạng thừa cân – béo phì ở trẻ 4-6 tuổi tại nội thành Hà Nội và thử nghiệm một số giải pháp can thiệp tại cộng đồng”, Luận án Tiến sĩ Y học.36. Trần Văn Trung, Phan Nam Hùng và cs (2004), Hội nghị nội tiết đái tháo đƣờng miền Trung mở rộng lần thứ 4, Quy Nhơn.
37. Trần Xuân Ngọc, Nguyễn Văn Hiến và cs (2006), “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì của học sinh từ 6-14 tuổi tại Hà Nội”, Tạp chí Y học dự phòng, số 6(103), tr. 160-165.
38. Trƣơng Thị Thùy Dƣơng (2009), “Hiệu quả của tƣ vấn dinh dƣỡng đến
rối loạn lipid máu ở ngƣời trƣởng thành 55-65 tuổi tại phƣờng Kim LiênHà Nội”, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
39. Văn Đình Hoa (2007), “Rối loạn chuyển hóa lipid”, Sinh lý bệnh và miễn dịch, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 65-74.
40. Viện Dinh Dƣỡng (2006), “Những điều cần biết về cholesterol máu”, Đặc san của Viện Dinh Dưỡng, Số 4/2006, tr. 12-13.
41. Vũ Hƣng Hiếu, Lê Thị Hợp (2002), “Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ ảnh hƣởng tới tình trạng thừa cân của học sinh tiểu học quận Đống Đa Hà Nội”, Hội ngh Thừa cân – béo phì, Bộ Y Tế, tr. 166 – 17

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/