Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị ngộ độc cấp methanol
Luận văn Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị ngộ độc cấp methanol.Methyl alcohol hay được gọi tắt là methanol là một loại rượu được sản xuất bằng quy trình công nghiệp, ứng dụng trong khá nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như chất chống đóng băng của nhiên liệu ở động cơ đốt trong, trong dịch phun kính chắn gió ô tô, nhiên liệu các lò đốt nhỏ hoặc được sử dụng như chất hòa tan cho sơn, chất tạo bóng và dịch trong máy photocopy.. vv. Mặc dù có nhóm chức rượu nhưng methanol không dùng để uống như rượu ethanol. Phơi nhiễm methanol qua đường uống, đường hít hoặc thậm chí tiếp xúc qua da, nếu số lượng đủ, có thể gây ra ngộ độc nặng nề. Trong đó ngộ độc qua đường tiêu hóa là hay gặp nhất [1].
MÃ TÀI LIỆU |
THS.00067 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Báo cáo ca lâm sàng ngộ độc methanol đầu tiên xuất hiện tử năm 1855 bởi MacFarlan tuy nhiên phải đến năm 1953, Ivan Bennett mới công bố nghiên cứu đầu tiên có tính hệ thống về ngộ độc methanol với 323 bệnh nhân uống rượu Whisky có pha lẫn methanol tại Attlanta, Hoa Kỳ với những biểu hiện như thở nhanh sâu, toan chuyển hóa, rối loạn ý thức từlú lẫn đến hôn mê, suy thận cấp và tụt huyết áp [2]. Sau đó đã có rất nhiều báo cáo về ngộ độc methanol trong một thời gian dài như NC của Hovda với 53 ca ngộ độc ở Na Uy trong thời gian 2002 – 2004 [3], NC của Gholamzera với 51 BN ở Iran trong 9 năm 2002- 2009. Đáng chú ý có nhiều vụ ngộ độc tập thể do sử dụng đồ uống bất hợp pháp có pha methanol trong một thời gian ngắn và địa điểm hẹp như báo cáo của Paasma với 154 ca ngộ độc methanol trong 4 ngày tại một hội chợ ở Estonia [4]. Tất cả đều để lại hậu quả nặng nề với tỉ lệ tử vong rất cao: 18 -56,3 %. Nhiều trường hợp sống sót thì di chứng giảm hoặc mất thị lực và tử vong một thời gian sau do di chứng thần kinh tiến triển nặng lên [1, 3, 4].
Ở Việt Nam trong thời gian gần đây, thường xuyên thấy có báo cáo về các trường hợp ngộ độc methanol đơn lẻ đến khám và điều trị rải rác tại các bệnh viện trong cả nước đặc biệt các bệnh viện ở khu vực phía Nam. Đáng báo động là một số vụ ngộ độc tập thể có tính chất nghiêm trọng như tại Ninh Thuận vào tháng 5 năm 2013 với 11 người ngộ độc sau khi cùng uống rượu pha methanol khiến hai người mờ mắt, chín người còn lại tử vong. Mặc dù tình hình ngộ độc methanol diễn biến phức tạp như vậy song cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có báo cáo sâu và toàn diện về ngộ độc methanol được công bố. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị ngộ độc cấp methanol” Với
mục tiêu:
1. Mô tả đăc điểm lâm sàng, cân lâm sàng của bênh nhân ngô đôc methanol
2. Nhân xét về các biên pháp điều trị ngô đôc methanol tại Trung tâm Chống đôc, Bênh viên bạch MaiMỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. VÀI NÉT VỀ METHANOL 3
1.2. CHUYỂN HÓA TRONG CƠ THỂ VÀ CƠ CHẾ GÂY ĐỘC 4
1.2.1. Chuyển hóa methanol trong cơ thể 4
1.2.2. Một số yếu tố khác liên quan chuyển hóa methanol 5
1.2.3. Cơ chế bệnh sinh ngộ độc methanol 5
1.3. DƯỢC ĐỘNG HỌC 10
1.3.1. Hấp thu và phân bố 10
1.3.2. Thải trừ 11
1.4. LIỀU GÂY ĐỘC VÀ NỒNG ĐỘ ĐỘC CỦA METHANOL 11
1.4.1. Liều gây độc 11
1.4.2. Liều tử vong tối thiểu 12
1.5. TRIỆU CHỨNG NGỘ ĐỘC METHANOL 13
1.5.1. Biểu hiện lâm sàng 13
1.5.2. Cận lâm sàng trong ngộ độc methanol 14
1.5.3. Tiêu chuẩn chấn đoán ngộ độc cấp methanol 19
1.5.4. Chẩn đoán mức độ ngộ độc 20
1.5.5. Lỗi chẩn đoán thường gặp 20
1.6. ĐIỀU TRỊ 20
1.6.1. Các biện pháp hạn chế hấp thu 20
1.6.2. Các biện pháp tăng cường đào thải 21
1.6.3. Các thuốc giải độc đặc hiệu 22
1.6.4. Các biện pháp điều trị hỗ trợ và hồi sức 27
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. Đối tượng nghiên cứu 30
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 30
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 30
2.2. Phương pháp nghiên cứu 30
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 30
2.2.2. Quy trình tiến hành nghiên cứu 31
2.2.3. Thông số nghiên cứu 31
2.2.4. Các tiêu chuẩn và định nghĩa 32
2.2.5. Cỡ mẫu và phương pháp thu thập số liệu 35
2.3. Phương pháp xử lý số liệu 35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng NĐ cấp methanol 36
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng 36
3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng 41
3.2. Các biện pháp điều trị 48
3.2.1. Tỉ lệ áp dụng các biện pháp điều trị 48
3.2.2. Số lượng dịch truyền, bicarbonat và glucose theo ngày 49
3.2.3. Tỉ lệ áp dụng các phương thức lọc máu 49
3.2.4. Đặc điểm BN trong các nhóm lọc máu 50
3.2.5. Thời gian lọc máu và chờ lọc máu 51
3.2.6. Tình hình tử vong ở bệnh nhân lọc máu 52
3.2.7. So sánh đặc điểm nhóm sống và tử vong 53
Chương 4: BÀN LUẬN 54
4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng NĐ cấp methanol 54
4.1.1. Đặc điểm lâm sàng 54
4.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng 62
4.1.3. Tổn thương trên CT/MRI sọ não 71
4.2. Các biện pháp điều trị 72
4.2.1. Các biện pháp điều trị và hồi sức chung 72
4.2.2. Các biện pháp lọc máu 73
KẾT LUẬN 79
KIẾN NGHỊ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Recent Comments