Thay đổi nhận thức về phòng tái phát của người bệnh loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam năm 2019 sau giáo dục sức khỏe
Luận văn thạc sĩ điều dưỡng Thay đổi nhận thức về phòng tái phát của người bệnh loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam năm 2019 sau giáo dục sức khỏe. Loét dạ dày- tá tràng (DD – TT) là bệnh thường gặp ở nước ta và trên thế giới. Trên thế giới hiện nay tỷ lệ mắc bệnh loét dạ dày – tá tràng ở các nước, các vùng là khác nhau và đã có những thay đổi trong vài thập kỷ qua. Tỷ lệ mắc hàng năm cao nhất trên 100.000 người là 141,8 ở Tây Ban Nha và thấp nhất là 23,9 ở Anh [35]. Tại Việt Nam theo Hội khoa học Tiêu hóa có tới 26% dân số mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, 70% dân số nước ta có nguy cơ mắc bệnh dạ dày, nguy cơ mắc viêm loét dạ dày ở nam giới gấp 4 lần so với nữ. Loét dạ dày tá tràng có xuất huyết gặp ở lứa tuổi 50 ± 18,11 tuổi, tỉ lệ này xuất hiện tăng dần theo tuổi [7].
Phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phác đồ bệnh loét DD – TT sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nếu để bệnh viêm loét dạ dày tá tràng kéo dài hoặc tái phát nhiều lần sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh, thậm chí dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêt hóa, hẹp môn vị hay ung thư dạ dày. Trong các biến chứng có biến chứng xuất huyết tiêu hóa là hay gặp nhất [36]. Đặc biệt tỉ lệ chảy máu tái phát ở những người bệnh loét dạ dày tá tràng xuất huyết sau nội soi cầm máu lên tới 19,8 % [7]. Theo nghiên cứu của Kiatpapan P ở các bệnh viện tại Thái Lan trên người bệnh loét DD – TT từ năm 2003 đến năm 2013, tỉ lệ người bệnh có biến chứng xuất huyết tiêu hóa trên là 73,2%; đặc biệt tỉ lệ xuất huyết tiêu hóa trên người bệnh loét tái phát là 23,9% [39]. Theo các nghiên cứu tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 500.000 ca mắc mới và 4 triệu ca tái phát mỗi năm [49]. Theo nghiên cứu của Yoon H và cộng sự tại Hàn Quốc năm 2013 thì tỉ lệ tái phát loét dạ dày vô căn là 24,3% [56]. Bên cạnh đó chi phí chăm sóc y tế trực tiếp cho người bệnh loét DD – TT là rất tốn kém . Theo nghiên cứu tại Hàn Quốc của Kang JM và cộng sự (2012), chi phí chăm sóc y tế trực tiếp cho người bệnh loét dạ dày tá tràng vô căn là 2483,8 USD; còn của người bệnh loét DD – TT liên quan đến Helicobacter Pylori (HP) và/hoặc liên quan đến NSAIDs là 1751,8 USD [38].
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2024.00226 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Lối sống và những thói quen không lành mạnh, thất bại trong đối phó với các căng thẳng tinh thần đã được chứng minh làm tăng nguy cơ xuất hiện loét và tái phát loét DD – TT[32], [55].Thói quen hút thuốc hoặc uống rượu là yếu tố nguy cơ gặp trong 93,1% trường hợp loét và tái phát loét [40]. Ngược lại, hạn chế sử dụng hoặc sử dụng đúng cách các thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs), đảm bảo vệ sinh môi trường, có chế độ ăn uống cân bằng, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, tránh các căng thẳng thần kinh, tránh hút thuốc, hạn chế dùng rượu bia và ngủ đủ giấc đã được chứng minh là rất cần thiết giúp phòng ngừa, chữa lành và hạn chế tái phát loét.Bản thân người bệnh đóng vai trò rất quan trọng trong phòng tái phát bệnh[32], [39], [48].
Việc thay đổi lối sống và những thói quen hướng tới có lợi cho sức khoẻ giúp phòng tái phát bệnh là một quá trình lâu dài. Để người bệnh có thể dần thay đổi được lối sống hướng tới những hành vi có lợi cho sức khoẻ phòng tái phát loét, trước hết cần làm cho người bệnh nhận thức đúng và đầy đủ những kiến thức liên quan đến loét DD – TT và cách phòng loét tái phát. Các nghiên cứu về loét DD – TT hiện nay hầu hết tập trung vào nghiên cứu các phác đồ, thuốc để điều trị lành ổ loét và tiệt căn Helicobacter pylori và thường do các bác sỹ thực hiện, rất ít đề tài nghiên cứu được công bố chính thức đề cập đến cải thiện nhận thức về phòng tái phát loét cho người bệnh đặc biệt là do điều dưỡng thực hiện[21],[44]. Nhận thức về bệnh và phòng tái phát bệnh của người bệnh loét DD – TT tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam hiện ra sao và liệu một chương trình giáo dục sức khoẻ trực tiếp và trọng tâm về phòng tái phát loét cho người bệnh có đạt được kết quả mong muốn.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Thay đổi nhận thức về phòng tái phát của người bệnh loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam năm 2019 sau giáo dục sức khỏe”
3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng nhận thức về phòng tái phát bệnh của người bệnh loét dạ dày – tá tràng điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam năm 2019.
2. Nhận xét sự thay đổi nhận thức về phòng tái phát bệnh của người bệnh loét dạ dày – tá tràng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam sau can thiệp giáo dục sức khỏe
MỤC LỤC
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………………….i
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………………………………. ii
LỜI CAM ĐOAN ………………………………………………………………………………… iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ………………………………………………………………..vi
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ…………………………………………………………….. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………….1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU……………………………………………………………………..3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………………4
1.1. Bệnh loét dạ dày – tá tràng ……………………………………………………………..4
1.2. Tình hình dịch tễ loét dạ dày tá tràng ………………………………………..10
1.3. Các nghiên cứu về phòng tái phát loét dạ dày – tá tràng …………………….13
1.4. Truyền thông – giáo dục sức khoẻ…………………………………………………..15
1.5. Mô hình niềm tin sức khỏe ……………………………………………………………17
1.6. Khung lý thuyết…………………………………………………………………………..18
1.7. Tóm tắt địa bàn nghiên cứu……………………………………………………….19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………….21
2.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………….21
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu…………………………………………………..21
2.3. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………………..21
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu……………………………………………………..22
2.5. Phương pháp thu thập số liệu…………………………………………………………22
2.6. Can thiệp giáo dục sức khoẻ ………………………………………………………….24
2.7. Các biến số nghiên cứu…………………………………………………………………25
2.8. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá…………………………………..29
2.9. Phương pháp phân tích số liệu……………………………………………………….31
2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu …………………………………………………31
2.11. Sai số và biện pháp khắc phục sai số …………………………………………….31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………..33
3.1. Thông tin chung về đối tượng tham gia nghiên cứu………………………………33
3.2. Thực trạng nhận thức của NB loét dạ dày – tá tràng trước can thiệp……..35
3.3. Thay đổi nhận thức về phòng tái phát loét DD – TT sauGDSK………
46
3.3.1. Thay đổi nhận thức theo từng nội dung kiến thức …………………………..46
3.3.2. Thay đổi nhận thức theo điểm kiến thức ……………………………………….51
v
3.3.3. Thay đổi mức độ nhận thức về phòng tái phát bệnh………………………..53
Chương 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………………53
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ……………………………………..54
4.2. Thực trạng nhận thức của NB về phòng tái phát bệnh trước can thiệp
GDSK ……………………………………………………………………………………………..56
4.2.1. Thực trạng nhận thức về phòng tái phát bệnh của NB loét DD – TT
qua các nội dung………………………………………………………………………………..56
4.2.2. Thực trạng nhận thức về phòng tái phát loét DD – TT trước can thiệp
theo điểm đạt được. ……………………………………………………………………………66
4.2.3. Mức độ nhận thức về phòng tái phát bệnh của NB trước can thiệp ……68
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………….74
5.1. Thực trạng nhận thức về phòng tái phát bệnh của NB loét DD-TT trước
can thiệp GDSK ………………………………………………………………………………..74
5.2. Thay đổi nhận thức về phòng tái phát bệnh của người bệnh loét DD –
TT sau can thiệp GDSK ……………………………………………………………………..74
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………..75
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu đồng thuận của người bệnh Phụ lục 2: Bộ câu hỏi
Phụ lục 3: Nội dung giáo dục sức khỏe Phụ lục 4: Tài liệu phát tay cho đối tượng
Phụ lục 5: Danh sách người bệnh tham gia nghiên cứ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tuổi và giới tính của người bệnh tham gia nghiên cứu (n =64) 33
Bảng 3.2. Nơi ở và nghề nghiệp của người bệnh tham gia nghiên cứu (n=64) 34
Bảng 3.3. Đặc điểm mắc bệnh của người bệnh tham gia nghiên cứu (n=64) 34
Bảng 3.4. Nhận thức về nguyên nhân gây loét và yếu tố bảo vệ (n=64) 35
Bảng 3.5. Nhận thức về yếu tố nguy cơ gây loét và tái phát loét (n=64) 35
Bảng 3.6. Nhận thức về triệu chứng, biến chứng hay gặp của bệnh (n=64) 36
Bảng 3.7. Nhận thức về sử dụng chất xơ, các loại rau, trái cây (n=64) 37
Bảng 3.8. Nhận thức về sử dụng thực phẩm (n=64) 38
Bảng 3.9. Nhận thức về sử dụng gia vị, thói quen ăn uống, nhiệt độ thích hợp (n=64) 40
Bảng 3.10. Nhận thức về các yếu tố ảnh hưởng đến dạ dày (n=64) 41
Bảng 3.11. Nhận thức về sử dụng thuốc phòng tái phát bệnh (n=64) 42
Bảng 3.12. Nhận thức cách sử dụng thuốc NSAID (n=64) 43
Bảng 3.13. Điểm trung bình nhận thức về phòng tái phát qua các nội dung (n=64) 44
Bảng 3.14. Điểm nhận thức về phòng tái phát bệnh theo trình độ học vấn (n=64) 44
Bảng 3.15. Điểm trung bình nhận thức về phòng tái phát bệnh theo nghề nghiệp 45
Bảng 3.16. Thay đổi nhận thức về bệnh loét DD – TT sau can thiệp (n=64) 46
Bảng 3.17. Thay đổi nhận thức về chế độ ăn phòng tái phát bệnh sau can thiệp (n=6447
Bảng 3.18. Thay đổi nhận thức về lối sống phòng tái phát loét DD – TT sau can thiệp
(n=64) 49
Bảng 3.19. Thay đổi nhận thức về cách sử dụng thuốc phòng tái phát loét DD – TT sau
can thiệp (n=64) 50
Bảng 3.20. Thay đổi điểm nhận thức theo nội dung phòng tránh loét DD – TT (n=64)51
Bảng 3.21. Thay đổi điểm nhận thức chung về phòng tái phát loét DD – TT (n=64) 52
viii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Mô phỏng ổ loét loét dạ dày – tá tràng ………………………………………………….4
Hình 1.2. Sơ đồ cơ chế sinh bệnh loét dạ dày – tá tràng…………………………………………6
Hình 1.3. Mô hình niềm tin sức khỏe ………………………………………………………………… 17
Hình 1.4. Sơ đồ khung lý thuyết nghiên cứu……………………………………………………….. 18
Biểu đồ 3.1. Trình độ học vấn của người bệnh tham gia nghiên cứu (n=64)…………….33
Biểu đồ 3.2. Nhận thức về vai trò của bản thân trong phòng tái phát bệnh (n=64)…….37
Biểu đồ 3.3. Phân loại điểm nhận thức về phòng tái phát trước can thiệp………………..45
Biểu đồ 3.4. Phân loại mức độ nhận thức của NB trước và sau can thiệp (n=64) ……..5
Recent Comments