Tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

Luận văn thạc sĩ quản lý công Tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và hội nhập của nền kinh tế toàn cầu, các to chức muốn tồn tại và phát triển thì ngoài việc xây dựng một hệ thống cơ sở vật chất hiện đại thì cần phát huy tối đa nguồn lực con người bởi đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của tổ chức. Để sử dụng có hiệu quả nguồn lực con người thì một trong những biện pháp hữu hiệu đó là tạo động lực cho người lao động.
Ngày nay, nguồn lực con người đóng một vai trò quan trọng hơn bao giờ hết đối với sự thành công của một tổ chức. Con người không chỉ là mộtyếu tố cơ bản trong quá trình hoạt động của tổ chức mà còn là chìa khóa dẫn đến thành công của mỗi tổ chức. Một tổ chức chỉ đạt được mục tiêu của mình khi các nhân viên làm việc một cách hiệu quả và sáng tạo. Vì vậy, tạo động lực làm việc rất quan trọng đối với môi trường làm việc và có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các thành viên. Tạo động lực cho người lao động nên đượccoi như là ưu tiên của bất kỳ một tổ chức nào và được ví như đòn bẩy vô cùng mạnh mẽ thúc đẩy người lao động tích cực làm việc. Tuy nhiên, không phải tổ chức nào cũng có kế hoạch chiến lược đối với tạo động lực cho nhân viên, đặc biệt là các tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập.

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.2023.00346

Giá :

 

Liên Hệ

0927.007.596


Động lực làm việc đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất hiệu quả làm việc cho các cá nhân, tổ chức, việc tạo động lực trong tổ chức luôn là vấn đề được quan tâm nhằm phát huy nội lực bên trong của tổ chức trên cơ sở tận dụng những yếu tố bên ngoài nhằm mang lại sự phát triển hiệu quả, hiệu lực của tổ chức, tạo động lực làm việc cho viên chức có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước.
Tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đội ngũ viên chức y tế luôn chiếm một vị trí quan trọng, đặc biệt là đội ngũ bác sĩ, đòi hỏi ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng giỏi về chuyên môn, tốt về đạo đức, lối sống. Hiện nay, ngành Y tế Việt Nam đang phải đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao, khám chữa bệnh với kĩ thuật tiên tiến và hiện đại đòi hỏi chất lượng bác sĩ phải được cải thiện. Trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, đội ngũ bác sĩ có vị trí, vai trò quyết định đối với chất lượng khám và điều trị, là những người trực tiếp thực hiện công tác khám chữa bệnh cho bệnh nhân góp phần chăm sóc sức khỏe cho nhân dân xây dựng quê hương đất nước bởi vì: “Có sức khỏe là có tất cả”. Tuy nhiên, cùng với tiến trình đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng và những thay đoi ở môi trường hiện tại đặt ra yêu cầu ngày càng cao và khắt khe từ phía người bệnh. Các bệnh viện luôn phải đối diện với nhiều thách thức và khó khăn lớn trong công tác phục vụ bệnh nhân về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế hiện đại đi cùng với phát triển đội ngũ bác sĩ chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất là đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc tuyến huyện của thành phố Hà Nội, đây là bệnh viện tuyến huyện đầu tiên tiếp xúc với người dân, giúp người dân có thể tiếp cận với các dịch vụ y tế đơn giản nhất, thuận tiện nhất với chi phí thấp nhất. Trên thực tế, số lượng người dân đến khám và điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất còn hạn chế, chủ yếu là người có thẻ bảo hiểm y tế, số lượng bệnh nhân chuyển lên tuyến trên cao. Một trong những lý do cơ bản là do cơ sở vật chất còn hạn chế, trang thiết bị đa phần đã cũ, dịch vụ y tế chưa đáp ứng yêu cầu phát triển như hiện nay, đặc biệt là trình độ đội ngũ nhân viên y tế đa phần còn non trẻ.
Thời gian vừa qua, bệnh viện vẫn còn tồn tại tình trạng viên chức có những cư xử chưa đúng với người bệnh như: thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong công việc đã được phản ánh rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng đó chủ yếu do thiếu động lực làm việc. Mặt khác, tỷ lệ viên chức quan tâm đến nghề nghiệp còn thấp, không tâm huyết, say mê với công việc, hiện tượng sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về vẫn tồn tại, lãng phí thời gian nơi công sở và nghiêm trọng hơn là tình trạng bỏ nghề, thay đối công việc nhanh đang thu hút sự quan tâm của các cá nhân, tổ chức và nhà nước.
Xuất phát từ những lý do trên, việc quan tâm tới động lực làm việc của người lao động nói chung và của viên chức tại bệnh viện Thạch Thất nói riêng là một yêu cầu cấp thiết. Với mong muốn vận dụng những kiến thức Quản lý công đã học vào thực tiễn, tôi đã chọn đề tài “Tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công.

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU    1
1.    Lý do chọn đề tài luận văn    1
2.    Tình hình nghiên cứu đến đề tài của luận văn    3
3.    Mục đích và nhiệm vụ của luận văn    4
3.1.    Mục đích nghiên cứu    4
3.2.    Nhiệm vụ nghiên cứu    4
4.    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn    5
4.1.    Đối tượng nghiên cứu    5
4.2.    Phạm vi nghiên cứu    5
5.    Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn    5
5.1.    Phương pháp luận    5
5.2.    Phương pháp nghiên cứu    5
6.    Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn    6
7.    Kết cấu của luận văn    6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIệC CHO
VIÊN CHỨC TẠI BỆNH VIỆN    7
1.1.    Một số khái niệm cơ bản    7
1.1.1.    Động lực và động lực làm việc    7
1.1.2.    Tạo động lực làm việc    9
1.1.3.    Viên chức và viên chức bệnh viện    9
1.1.4.    Tạo động lực cho viên chức bệnh viện    11
viện    11
1.2.1.    Bản chất của động lực làm việc    11
1.2.2.    Phân loại động lực làm việc    12
1.2.3.    Các lý thuyết về động lực làm việc    13
1.2.4.    Vai trò của tạo động lực làm việc    19
1.2.5.    Sự cần thiết phải tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện… 21
1.3.    Nội dung cơ bản về tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện . 22
1.3.1.    Tạo động lực bằng vật chất    22
1.3.2.    Tạo động lực bằng tinh thần    25
1.4.    Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh
viện    29
1.4.1.    Các yếu tố bên    trong    29
1.4.2.    Các yếu tố bên    ngoài    32
1.5.    Kinh nghiệm về tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện    33
1.5.1.    Kinh nghiệm tại một số bệnh viện trong nước    33
1.5.2.    Một số bài học cho bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất, thành phố
Hà Nội    37
Tiểu kết Chương 1    39
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG Lực CHO VIÊN CHỨC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI    40
2.1.    Khái quát về bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội    40
2.1.1.    Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển    40
2.1.2.    Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của bệnh viện    41
2.2.    Đặc điểm đội ngũ viên chức tại bệnh viện    44
2.2.1.    Độ tuổi và giới tính    44
2.2.2.    Trình độ chuyên môn    46
2.3.    Thực trạng tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện    47
2.3.1.    Tạo động lực làm việc bằng biện pháp kích thích vật chất    47
2.3.2.    Tạo động lực làm việc thông qua các yếu tố tinh thần    52
2.4.    Đánh giá chung    57
2.4.1.    Kết quả đạt được    57
2.4.2.    Hạn chế, nguyên nhân    61
Tiểu kết chương 2    66
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIệC CHO VIÊN CHỨC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN THẠCH THẤT,THÀNH PHỐ HÀ NỘI    67
3.1.    Chiến lược phát triển và định hướng tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội đến năm 2025.. 67
3.1.1.    Chiến lược phát triển của bệnh viện    67
3.1.2.    Định hướng tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện đến
năm 2025    67
3.2.    Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện đa
khoa huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội đến năm 2025    68
3.2.1.    Đảm bảo hệ thống tiền lương khoa học, các chính sách phúc lợi và
các chế độ đãi ngộ hợp lý cho viên chức bệnh viện    68
3.2.2.    Cải thiện môi trường làm việc cho viên chức    69
3.2.3.    Đoi mới, sắp xếp, bố trí, sử dụng nhân lực vào từng vị trí công việc,
chức danh nghề nghiệp phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường của từng viên chức    71
3.2.4.    Chú trọng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ viên chức
    ..        71
3.2.5.    Đoi mới, nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, quy hoạch, luân chuyển
      73
3.2.6.    Quan tâm đến chế độ khen thường và cơ hội thăng tiến    77
3.3.    Kiến nghị    78
3.3.1.    Với Nhà nước về hoàn thiện hệ thống pháp luật về viên chức, đặc
biệt là viên chức bệnh viện cấp huyện    78
3.3.2.    Với Bộ Y tế về hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách khuyến khích
nhân viên làm việc tại các bệnh viện    tuyến dưới    79
Tiểu kết chương 3    80
KIẾN NGHỊ    81
KẾT LUẬN    82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO    84
PHỤ LỤC    86 

 

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/