Thực trạng kiến thức phòng tái phát của người bệnh loét dạ dày- tá tràng tại bệnh viện Trung ương quân đội 108 năm 2022
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp Thực trạng kiến thức phòng tái phát của người bệnh loét dạ dày- tá tràng tại bệnh viện Trung ương quân đội 108 năm 2022. Loét dạ dày hoặc/và loét tá tràng là những vết loét ở niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng, sâu xuống lớp cơ niêm. Cả hai bệnh loét dạ dày và loét tá tràng đều có liên quan đến tác động phá hủy niêm mạc của pepsin và a-xít hydrochloric ở đường tiêu hóa trên.
Các ổ loét thường có đường kính từ 3 mm đến vài cm. Trong trường hợp bệnh Loét dạ dày- tá tràng không có biến chứng, có rất ít dấu hiệu lâm sàng và không đặc hiệu. Đau thượng vị là triệu chứng thường gặp nhất trong loét dạ dày-tá tràng [2].
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2024.00227 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Theo nghiên cứu của Kiatpapan P ở các bệnh viện tại Thái Lan trên người bệnh loét dạ dày- tá tràng từ năm 2003 đến năm 2013, tỉ lệ người bệnh có biến chứng xuất huyết tiêu hóa trên là 73,2%; đặc biệt tỉ lệ xuất huyết tiêu hóa trên người bệnh loét tái phát là 23,9% [13]. Ở Mỹ, hàng năm, Loét dạ dày- tá tràng ảnh hưởng đến khoảng 4,5 triệu người. Khoảng 10% dân số Mỹ có bằng chứng loét tá tràng tại một thời điểm bất kỳ. Nhìn chung, tỉ lệ mới bị loét tá tràng giảm trong 3-4 thập niên qua. Mặc dù, tỉ lệ loét dạ dày không có biến chứng giảm, nhưng tỉ lệ loét dạ dày có biến chứng và nhập viện vẫn không thay đổi. Tỉ lệ nhập viện vì Loét dạ dày- tá tràng khoảng 30 người bệnh trong 100.000 ca bệnh, tỉ lệ bệnh thay đổi từ chiếm ưu thế ở nam thành tỉ lệ tương tự giữa nam và nữ. Tỉ lệ mắc bệnh trong suốt cuộc đời khoảng 11-14% ở nam và 8-11% ở nữ. Các xu thế tuổi bị loét giảm ở nữ trẻ, nhất là đối với loét tá tràng và tăng ở nữ lớn tuổi. Xu thế này phản ánh những thay đổi phức tạp về yếu tố nguy cơ của Loét dạ dày- tá tràng. Ở những người nhiễm H.pylori, tỉ lệ bị bệnh Loét dạ dày- tá tràng trong suốt cuộc đời khoảng 20%. Chỉ khoảng 10% người trẻ bị nhiễm H.pylori; tỉ lệ nhiễm trùng ngày càng tăng theo tuổi [14].
Theo nghiên cứu của Musyoka K và cộng sự tại Nhật Bản năm 2013 thì tỉ lệ tái phát loét dạ dày vô căn là 24,3% [20]. Đáng chú ý, bệnh này thường rơi vào nhóm tuổi từ 30-50 tuổi với tỷ lệ nam giới mắc cao hơn nữ giới gấp 4 lần. Đây chính là nhóm trong độ tuổi lao động sung sức nhất. Do đó, có thể thấy tầm ảnh hưởng của bệnh lý này tới sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh ra sao. Bên cạnh đó chi phí chăm sóc y tế trực tiếp cho người bệnh loét dạ dày- tá tràng là rất tốn kém. Theo khảo sát của Bộ Y Tế Việt Nam, trong phần lớn các trường hợp thì loét sẽ tự lành sẹo sau 2-3 tháng nhưng tỷ lệ tái phát bệnh trong 2 năm đầu tương đối cao chiếm trên 50% các trường hợp, tần suất tái phát trung bình là 2- 3 năm và càng về sau càng giảm dần [10].
Việc thay đổi lối sống và những thói quen hướng tới có lợi cho sức khoẻ giúp phòng tái phát bệnh là một quá trình lâu dài. Để người bệnh có thể dần thay đổi được lối sống hướng tới những hành vi có lợi cho sức khoẻ phòng tái phát loét, trước hết cần làm cho người bệnh nhận thức đúng và đầy đủ những kiến thức liên quan đến loét dạ dày- tá tràng và cách phòng loét tái phát [16].
Khoảng 50% người bệnh bị tái phát trong vòng một năm nếu ngừng thuốc chống loét. Ở hầu hết các nước phương Tây, loét tá tràng tái phát phổ biến hơn loét dạ dày. Bệnh viêm loét dạ dày- tá tràng cũng phổ biến hơn ở nam giới. Bằng chứng gần đây chỉ ra các yếu tố di truyền và gia đình trong loét tá tràng và tăng tiết acidpepsin để đáp ứng với nhiều loại kích thích. Tuy nhiên, thuốc chống tiết dịch đẩy nhanh quá trình chữa lành các vết loét như vậy [21].
Còn rất nhiều yếu tố làm tăng khả năng tái phát bệnh, chẳng hạn như phải làm việc trong môi trường căng thẳng, nhiều áp lực hay việc ăn uống thất thường, không đúng bữa, không nghỉ ngơi sau khi ăn và trong cuộc sống cũng có rất nhiều điều khiến người bệnh phải lo lắng, buồn rầu, tức giận, sợ hãi… Tất cả các yếu tố trên khiến cho nguy cơ tái phát bệnh tăng cao. Chính người bệnh có vai trò rất quan trọng trong công tác phòng bệnh tái phát khi họ nhận thức đúng và đầy đủ về các biện pháp phòng tái phát bệnh [9]. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng kiến thức phòng tái phát của người bệnh loét dạ dày- tá tràng tại bệnh viện Trung ương quân đội 108 năm 2022”.
MỤC TIÊU
1. Mô tả thực trạng kiến thức phòng tái phát loét dạ dày- tá tràng cho người bệnh đang điều trị tại Viện điều trị các bệnh tiêu hóa, bệnh viện Trung ương quân đội 108 năm 2022.
2. Đề xuất một số giải pháp tăng cường kiến thức phòng tái phát loét dạ dày- tá tràng cho người bệnh đang điều trị tại Viện điều trị các bệnh tiêu hóa, bệnh viện Trung ương quân đội 108
MỤC LỤC
Nội dung Trang
LỜI CẢM ƠN ………………………………………………………………………………………………………… i
LỜI CAM ĐOAN ………………………………………………………………………………………………….. ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG………………………………………. iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ ………………………………………………………………………. v
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………………. 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ……………………………………………………….. 4
1.1. Cở sở lý luận …………………………………………………………………………………………….. 4
1.1.1. Bệnh loét dạ dày tá tràng …………………………………………………………………………. 4
1.1.2. Phòng tái phát loét dạ dày- tá tràng …………………………………………………………… 8
1.2. Cơ sở thực tiễn …………………………………………………………………………………………….. 9
1.2.1. Các nghiên cứu trong nước ………………………………………………………………………. 9
1.2.2. Các nghiên cứu ngoài nước ……………………………………………………………………. 10
Chương 2 THỰC TRẠNG KIẾN THỨC CỦA NGƯỜI BỆNH VỀ PHÒNG TÁI PHÁT PHÁT LOÉT DẠ DÀY- TÁ TRÀNG…………………………………………………………………….. 12
2.1. Giới thiệu khái quát về bệnh viện Trung ương quân đội 108 ……………………………. 12
2.2 Mô tả vấn đề cần giải quyết ………………………………………………………………………….. 13
2.3. Kết quả đánh giá…………………………………………………………………………………………. 14
2.3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ………………………………………………. 14
2.3.2. Thực trạng kiến thức chung về loét dạ dày- tá tràng ………………………………….. 15
2.3.3. Thực trạng kiến thức về chế độ ăn phòng tái phát bệnh ……………………………… 17
2.3.4. Thực trạng kiến thức về lối sống phòng tái phát bệnh ……………………………….. 19
2.3.5. Thực trạng kiến thức về sử dụng thuốc phòng tái phát bệnh ……………………….. 20
Chương 3 BÀN LUẬN …………………………………………………………………………………………. 22
3.1. Thực trạng kiến thức phòng tái phát của người bệnh loét dạ dày- tá tràng tại Viện điều trị các bệnh tiêu hóa, bệnh viện Trung ương quân đội 108 năm 2022. ………………. 22
3.1.Thực trạng kiến thức chung về loét dạ dày- tá tràng ……………………………………… 22
3.1.2 Thực trạng kiến thức về chế độ ăn phòng tái phát bệnh ………………………………. 23
3.1.3. Thực trạng kiến thức về lối sống phòng tái phát bệnh ……………………………….. 24
3.1.4. Thực trạng kiến thức về sử dụng thuốc phòng tái phát bệnh ……………………….. 25
3.2.Tồn tại ……………………………………………………………………………………………………….. 26
3.3. Đề xuất giải pháp ……………………………………………………………………………………….. 26
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………………… 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………………………….. 30
PHỤ LỤC …………………………………………………………………………………………………………… 33
Phụ lục 1: BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN ………………………………………………………………… 3
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2. 1 Phân bố theo độ tuổi và giới tính …………………………………………………………….. 14
Bảng 2. 2 Phân bố theo nghề nghiệp ………………………………………………………………………. 14
Bảng 2. 3 Phân bố theo nơi cu trú ………………………………………………………………………….. 15
Bảng 2. 4. Thực trạng kiến thức về các yếu tố nguy cơ gây loét dạ dày- tá tràng …………. 15
Bảng 2. 5. Thực trạng kiến thức về triệu chứng, biến chứng hay gặp nhất của loét dạ dàytá tràng ……………………………………………………………………………………………………………….. 16
Bảng 2. 6. Kiến thức về vai trò của người bệnh trong phòng bệnh tái phát ………………….. 16
Bảng 2. 7. Thực trạng kiến thức về chế độ ăn phòng tái phát bệnh …………………………….. 18
Bảng 2. 8. Thực trạng kiến thức về các chất kích thích gây hại dạ dày và hoạt động sau
khi ăn …………………………………………………………………………………………………………………. 19
Bảng 2. 9. Thực trạng kiến thức về một số yếu tố gây hại dạ dày ………………………………. 19
Bảng 2. 10. Thực trạng kiến thức về sử dụng thuốc NSAID ……………………………………… 20
Bảng 2. 11. Thực trạng kiến thức về sử dụng thuốc phòng tái phát bệnh …………………….. 20
v
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2. 1 Phân bổ theo trình độ học vấn……………………………………………………………… 15
Biểu đồ 2. 2. Kiến thức về thói quen ăn uống ………………………………………………………….. 17
Biểu đồ 2. 3. Nhận thức khi sử dụng thực phẩm là cơm nếp, bánh chưng …………………… 17
Hình 1. 1 Loét dạ dày- tá tràng ………………………………………………………………………………. 4
Hình 1. 2. Ăn mòn và loét dạ dày- tá tràng ……………………………………………………………….
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2. 1 Phân bố theo độ tuổi và giới tính …………………………………………………………….. 14
Bảng 2. 2 Phân bố theo nghề nghiệp ………………………………………………………………………. 14
Bảng 2. 3 Phân bố theo nơi cu trú ………………………………………………………………………….. 15
Bảng 2. 4. Thực trạng kiến thức về các yếu tố nguy cơ gây loét dạ dày- tá tràng …………. 15
Bảng 2. 5. Thực trạng kiến thức về triệu chứng, biến chứng hay gặp nhất của loét dạ dàytá tràng ……………………………………………………………………………………………………………….. 16
Bảng 2. 6. Kiến thức về vai trò của người bệnh trong phòng bệnh tái phát ………………….. 16
Bảng 2. 7. Thực trạng kiến thức về chế độ ăn phòng tái phát bệnh …………………………….. 18
Bảng 2. 8. Thực trạng kiến thức về các chất kích thích gây hại dạ dày và hoạt động sau
khi ăn …………………………………………………………………………………………………………………. 19
Bảng 2. 9. Thực trạng kiến thức về một số yếu tố gây hại dạ dày ………………………………. 19
Bảng 2. 10. Thực trạng kiến thức về sử dụng thuốc NSAID ……………………………………… 20
Bảng 2. 11. Thực trạng kiến thức về sử dụng thuốc phòng tái phát bệnh …………………….. 20
v
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2. 1 Phân bổ theo trình độ học vấn……………………………………………………………… 15
Biểu đồ 2. 2. Kiến thức về thói quen ăn uống ………………………………………………………….. 17
Biểu đồ 2. 3. Nhận thức khi sử dụng thực phẩm là cơm nếp, bánh chưng …………………… 17
Hình 1. 1 Loét dạ dày- tá tràng ………………………………………………………………………………. 4
Hình 1. 2. Ăn mòn và loét dạ dày- tá tràng ……………………………………………………………….
Recent Comments