Thực trạng kiến thức phòng tái phát của người bệnh xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày – tá tràng tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2022
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp Thực trạng kiến thức phòng tái phát của người bệnh xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày – tá tràng tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2022. Xuất huyết tiêu hóa (XHTH) do loét dạ dày-tá tràng (DD-TT) là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa thường gặp, chiếm tỷ lệ khoảng 50% trong tất cả các nguyên nhân gây XHTH trên, với tỷ lệ tử vong từ 6-13% [21]. XHTH do loét DDTT là một biến chứng thường gặp nhất trong bệnh lý loét DD-TT, tần suất mắc bệnh từ 19,4 đến 57/100.000 dân hoặc 15% bệnh nhân loét DD-TT. Biến chứng xuất huyết thường xảy ra ở các bệnh nhân trên 60 tuổi do tăng sử dụng các thuốc kháng viêm [30]. Tần suất bệnh XHTH nhập viện hàng năm ở Mỹ ước tính khoảng 150/100.000 dân, trong đó nguyên nhân do loét DD-TT là thường gặp nhất, khoảng 50% trường hợp [24]. Ở Anh, tần suất này trong khoảng 50-190/100.000 dân mỗi năm và 30-35% là do DD-TT [29]. Ở Việt Nam, theo một nghiên cứu gần đây tại bệnh viện Đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai trong hai năm 2010-2011, có 645 bệnh XHTH trên, trong đó có 56,9% trường hợp là do loét DD-TT [6].
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2024.00228 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
XHTH có thể gây tử vong cho người bệnh nếu như không được can thiệp y tế kịp thời và đúng cách. Mặc dù bệnh có thể được khắc phục hoàn toàn nhưng nguy cơ tái phát tiêu hóa vẫn rất cao. Theo nghiên cứu của tác giả Đào Nguyên Khải, Vũ Văn Khiên, Phạm Thị Thu Hồ (2018) trên 150 người bệnh chảy máu tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng vào cấp cứu điều trị nội trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 1/2013 đến tháng 3/2017 cho thấy tỷ lệ tái phát chảy máu tiêu hóa lần 1 chiếm 71,3% [10].
Bệnh viện Thanh Nhàn là 1 trong 7 bệnh viện hạng I trên địa bàn thành phố Hà Nội, là Bệnh viện đầu ngành nội khoa, Hồi sức tích cực và dinh dưỡng của thành phố Hà Nội với quy mô trên 1200 giường bệnh. Theo thống kê của Phòng Kế hoạch tổng hợp, trong 6 tháng đầu năm 2022, Bệnh viện Thanh Nhàn đã tiếp nhận và điều trị khoảng 110 trường hợp XHTH trong đó có 50% trường hợp là do loét DD-TT. Tại Việt Nam, đã có rất nhiều nghiên cứu về XHTH song chủ yếu chỉ tập trung vào các vấn đề như tình hình bệnh tật, chẩn đoán, điều trị và đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của XHTH … Các nghiên cứu của Điều dưỡng về chăm sóc người bệnh XHTH, chế độ dinh dưỡng, phòng tái phát … là mối quan tâm mà chưa có nghiên cứu nào đề cập cụ thể đến. Để giảm tình trạng nhập viện, giảm các biến chứng của XHTH thì chính người bệnh có vai trò rất quan trọng trong công tác
2
phòng tái phát bệnh khi họ nhận thức đúng và đầy đủ về các biện pháp phòng tái phát bệnh nhưng tại Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá kiến thức của người bệnh XHTH do loét DD-TT trong lĩnh vực này. Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện chuyên đề: “Thực trạng kiến thức phòng tái phát của người bệnh xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày – tá tràng tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2022” với 2 mục tiêu cụ thể như sau:
1. Mô tả thực trạng kiến thức phòng tái phát của người bệnh xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày-tá tràng tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2022.
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức phòng tái phát của người bệnh
xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày-tá tràng tại Bệnh viện Thanh Nhàn
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ……………………………………………………………………………………………. i
LỜI CAM ĐOAN ………………………………………………………………………………………. ii
MỤC LỤC ………………………………………………………………………………………………. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ……………………………………………………………. v
DANH MỤC CÁC BẢNG …………………………………………………………………………. vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ …………………………………………………………………………….. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………………… 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN …………………………………………….. 3
1.1. Cơ sở lý luận …………………………………………………………………………………. 3
1.1.1. Đại cương về xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày-tá tràng ………………… 3
1.1.2. Kiến thức phòng tái phát xuất huyết tiêu hóa do viêm loét dạ dày-tá
tràng ………………………………………………………………………………………………. 7
1.2. Cơ sở thực tiễn ………………………………………………………………………………. 8
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ………………………………………………. 8
1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam …………………………………………….. 9
Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ………………………………………… 10
2.1. Giới thiệu về Bệnh viện Thanh Nhàn ……………………………………………….. 10
2.2. Thực trạng kiến thức phòng tái phát của người bệnh xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày-tá tràng của ĐTNC ……………………………………………………………… 11
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu………………………. 11
2.2.2. Kết quả nghiên cứu ………………………………………………………………… 13
Chương 3: BÀN LUẬN …………………………………………………………………………….. 20
3.1. Thực trạng kiến thức về phòng tái phát xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày-tá tràng của ĐTNC …………………………………………………………………………………. 20
3.1.1. Đặc điểm thông tin chung của ĐTNC ………………………………………… 20
3.1.2. Thực trạng kiến thức về phòng tái phát xuất huyết tiêu hóa do loét dạ
dày-tá tràng của ĐTNC ……………………………………………………………………. 20
3.2. Những thuận lợi và khó khăn của vấn đề nghiên cứu ………………………….. 24
3.2.1. Thuận lợi ………………………………………………………………………………. 24
iv
3.2.2. Khó khăn, tồn tại ……………………………………………………………………. 25
3.3. Các giải pháp để khắc phục ……………………………………………………………. 26
3.3.1. Đối với Bệnh viện ………………………………………………………………….. 26
3.3.2. Đối với nhân viên y tế …………………………………………………………….. 26
3.3.3. Đối với người bệnh ………………………………………………………………… 27
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………. 28
ĐỀ XUẤT ………………………………………………………………………………………………. 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới tính ……………………….. 13
Bảng 2.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp …………………………….. 15
Bảng 2.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tiền sử XHTH …………………………… 15
Bảng 2.4. Thực trạng kiến thức chung về bệnh của ĐTNC …………………………….. 15
Bảng 2.5. Thực trạng kiến thức về chế độ ăn phòng tái phát bệnh của ĐTNC …….. 16
Bảng 2.6. Thực trạng kiến thức về lối sống phòng tái phát bệnh của ĐTNC ………. 18
Bảng 2.7. Thực trạng kiến thức về sử dụng thuốc phòng tái phát bệnh của ĐTNC . 18
vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn ……………………. 14
Biểu đồ 2.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nơi ở …………………………………… 1
Recent Comments